2007 Thay đổi 2007 Thay đổi Gia tăng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt nam (Trang 58 - 71)

tăng Tỷ trọng Tổng cộng 44.548.927 45.578.752 1.029.825 9.533.717 10.650.366 1.116.649 108.4 100.0 Nông L Ngư 24.367.162 23.796.054 -571.109 2.040.761 2.531.677 490.915 - 44,0 CN&XD 8.159.446 8.763.220 603.775 4.819.079 5.082.044 262.964 43,6 23,5 CN chế biến 5.176.257 5.569.461 393.204 3.505.982 3.662.937 156.956 39,9 14,1 Xây dựng 2.573.994 2.635.931 61.937 1.168.819 1.202.315 33.496 54,1 3,0 Dịch vụ 12.022.319 13.019.478 997.159 2.673.877 3.036.646 362.769 36,4 32,5

Nguồn: Tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu điều tra Việc làm và thất nghiệp năm 2006, 2007, Bộ LĐTBXH

Với giả định các khu vực còn lại không có lao động dịch chuyển về khu vực nông nghiệp, thì trong khu vực nông nghiệp có sự thay đổi mạnh mẽ về chất lượng việc làm và số người được đào tạo nghề. Năm 2007 so với năm 2006 tạo được việc làm cho 1,6 triệu lao động, tăng thuần 1,029 triệu người (do sự gia giảm lao động trong khu vực nông nghiệp và trong nhóm không có CMKT của khu vực nông nghiệp), trong đó việc làm của lao động qua đào tạo nghề tăng đến 1,1 triệu người (chiếm 70%). Như vậy hệ số co dãn việc làm của lao động qua đào tạo nghề trong tổng thể việc làm là 0,7, tức là cứ 10 việc làm được tạo ra trong khu vực công nghiệp và dịch vụ thì có 7 việc làm dành cho lao động qua đào tạo nghề.

2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm của LĐĐTN

Trong giai đoạn 2001-2006 các Chương trình phát triển kinh tế xã hội đã tạo ra 6,7 triệu chỗ việc làm. TCDN cho biết giai đoạn này dạy nghề cũng đào tạo được khoảng 6,6 triệu người. Xem xét tương quan cơ bản giữa đào tạo và việc làm trong doanh nghiệp thì có nhận xét là cân bằng. Tuy nhiên, lao động được đào tạo nghề theo tính toán phục vụ cho nhiều khu vực khác nhau bao gồm cả dạy nghề ngắn hạn cho toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt khu vực cơ sở sản xuất kinh doanh phi kết cấu, khu vực kinh tế cá thể.

Bảng 2.28: Chuyển biến cơ cấu trong khu vực nông nghiệp Tổng số

CMKT (%)24.367.162 23.796.054 -571.109 531.264 100 24.367.162 23.796.054 -571.109 531.264 100

Không CMKT 21.986.892 20.884.519 -1.102.373

Qua đào tạo nghề 2.040.761 2.531.677 490.915 490.915 CNKT kb 1.846.008 2.254.035 408.027 CNKT Cc 120.724 171.948 51.225 CNKT Cb 74.030 105.694 31.664 92,4 THCN 260.948 293.840 32.892 32.892 6,2 CĐ/ĐH trở lên 78.562 86.018 7.456 7.456 1,4

Nguồn: Tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu điều tra Việc làm và thất nghiệp năm 2006, 2007, Bộ LĐTBXH

Tổng số lao động được đào tạo và giữ lại trong khu vực nông nghiệp là 531.264 người, trong đó riêng lao động qua đào tạo nghề là 490.915 người (chiếm 92,41%). Như vậy, riêng trong khu vực nông nghiệp, có thay đổi việc làm thông thường là gia tăng số việc làm đòi hỏi có CMKT và cứ 10 việc làm có CMKT được tạo trong đó có 9 việc làm cho lao động qua đào tạo nghề. Nội tại khu vực nông nghiệp chỉ có sự gia giảm việc làm. Số lượng lao động dịch chuyển sang khu vưc công nghiệp và dịch vụ là 571.109 người và giảm số không có CMKT là 531.264 người, nên tổng số lao động không có CMKT trong nông nghiệp giảm 1,1 triệu người. Đào tạo nghề có vai trò đặc biệt quan trọng làm thay đổi căn bản cơ cấu, chất lượng nguồn lao động và việc làm trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Mỗi năm bình quân thay dổi (nâng cao) chất lượng CMKT của hơn 530.000 lao động trong nông nghiệp, trong đó đào tạo nghề đóng góp 92%.

Tốc độ tăng và số việc làm tăng lên (hoặc số lao động được nâng cao trình độ) của lao động qua đào tạo nghề lớn hơn tốc độ tăng việc làm mới tạo ra của nền kinh tế. Năm 2007, việc làm cả nước tăng 1,6 triệu người, đồng thời lao động không có CMKT trong khu vực nông nghiệp giảm xuống trong một năm 1,1 triệu việc làm mới tạo ra trong nền kinh tế là 1 triệu, trong khi tổng số việc làm của lao động qua đào tạo nghề gia tăng trong một năm là 1,1 triệu người.

Như vậy, ngoài số đào tạo để lại khu vực nông nghiệp (92% số lao động được đào tạo trong khu vực nông nghiệp), đào tạo nghề đang góp phần chuyển dịch lao

động sang các khu vực khác (571.109 người). Tuy nhiên, không phân biệt được phần lao động được đào tạo nghề dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Phần gia tăng việc làm của lao động qua đào tạo nghề trong khu vực công nghiệp và dịch vụ được hình thành từ hai luồng là lao mới gia nhập thị trường lao động hoặc mới được đào tạo nghề và một luồng lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang.

2.3.4. Chương trình việc làm quốc gia

Giai đoạn 2001-2005 Quỹ Quốc gia về việc làm đã hỗ trợ cho vay 94 nghìn dự án, tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu lao động. Chương trình Việc làm quốc gia đã tạo việc làm cho 350 nghìn lao động/năm, trong đó chủ yếu là lao động qua đào tạo nghề. Một số mô hình tạo việc làm có hiệu quả như: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Đồng Kỵ- Bắc Ninh, dệt thổ cẩm ở Ninh Thuận, Hoà Bình, gốm sứ ở Đồng Nai; phát triển trang trại ở Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bến Tre, Hậu Giang; dự án nuôi cá lồng bè trên biển đạt hiệu quả ở Hải Phòng, Quảng Ninh. . .

Đối tượng chủ yếu của chương trình việc làm quốc gia là các cơ sở sản xuất kinh doanh (Doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại, làng nghề…) có khả năng tạo nhiều việc làm mới cho lao động; các hộ gia đình; các đối tượng yếu thế: lao động là người tàn tật, lao động nữ, lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động là người dân tộc…

Riêng đối với đối tượng lao động nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng. Một số tỉnh/Thành phố có chính sách cụ thể giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất như Đà Nẵng, Nam Định đã hỗ trợ doanh nghiệp kinh phí để đào tạo, kèm cặp nghề và giải quyết việc làm cho lao động. Ngoài ra các địa phương hỗ trợ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, mở rộng sản xuất và dịch vụ gắn với phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất (Bình Dương, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam ….). Kết quả đã giải quyết việc làm cho khoảng 55.000 lao động/năm [21].

Giai đoạn 2001-2005, đất thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp là 366.440 ha, chiếm 3,89% đất sản xuất nông nghiệp đang sử dụng. Bình quân mỗi năm 73.288 ha, ảnh hưởng đến 600.000 hộ nông dân, 950.000 lao động và trên 2,5 triệu nông dân. Theo ước tính, với mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ ảnh hưởng đến việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp [21]. Lượng lao động bị thu hồi đất cần phải giải quyết việc làm hiện nay lên đến 3,6 triệu người, là một sức ép lớn về việc làm và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động di cư.

2.3.5. Việc làm thông qua xuất - nhập khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một hướng tạo việc làm cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bình quân hàng năm cả nước xuất khẩu được 80.000 lao động đi làm việc ở hơn 40 quốc gia trên thế giới và thu về khoảng 1,7 tỷ đô la. Hiện chúng ta có khoảng 500.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài, năm 2007 cả nước xuất khẩu được 85.020 lao động. Một số thị trường lao động đang thu hút lao động Việt nam và thu nhập của lao động tương đối cao là Hàn Quốc, Nhật, Đài loan, Cộng hòa Séc. Một số tỉnh thành, địa phương có lượng người đi xuất khẩu lớn như Nghệ an, Hà Tĩnh, Thanh hóa, Bắc Giang, Phú thọ v.v…

Số lao động đi làm việc ở nước ngoài khoảng 30 nhóm ngành thu hút được lao động qua đào tạo nghề như cơ khí chế tạo, xây dựng, lắp ráp điện tử, dệt may, thuyền viên tàu đánh cá và tàu vận tải, dịch vụ xã hội (giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh). Lao động các nghề đặc thù như thuyền viên vận tải biển, lao động trong ngành đóng và sửa chữa tàu biển... trên thực tế dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng được tiến hành tại doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành nghề trong đó có chức năng xuất khẩu lao động) có đủ điều kiện như Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ, Tổng công ty Hàng hải...

Đa phần lao động xuất khẩu là lao động không nghề hoặc chỉ được huấn luyện, giới thiệu nghề ngắn ngày do các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tổ chức. Lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề chiếm tỷ lệ thấp (27,5%) trong tổng số

lao động xuất khẩu, bình quân số lượng lao động qua đào tạo nghề đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài tương đương khoảng 135.000 người [99].

Một vấn đề đáng quan tâm hiện nay đó là việc nhập khẩu lao động. Theo Báo cáo của Bộ LĐTBXH: "Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt nam đang gia tăng, năm 2005 là 21.200 người, năm 2006 là 34.100 người chủ yếu là lao động có CMKT và quản lý, làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh thuộc 50 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau" [19, tr.7]. Như vậy, năm 2006, nhập khẩu khoảng 13.000 lao động nước ngoài có CMKT cao vào làm việc tại Việt nam và xuất khẩu 23.380 lao động có nghề đi làm việc ở nước ngoài (27,5%). Với xu hướng gia tăng lao động nhập khẩu này, trong tương lai chúng ta sẽ xuất khẩu lao động không có trình độ, thu nhập thấp để đổi lấy việc nhập khẩu lao động nước ngoài có trình độ CMKT cao, chi phí cao. Đây là một vấn đề cần phải có cách nhìn nhận, những nghiên cứu và giải pháp chính sách thích hợp để vừa thúc đẩy việc làm của lao động qua đào tạo nghề trong nước thay thế nhập khẩu vừa có thể xuất khẩu lao động có nghề, tiền lương và thu nhập cao.

2.3.6. Chính sách sử dụng lao động qua đào tạo nghề

Chính sách việc làm có thể hình dung với hai nhóm: (i) chính sách tạo việc làm như đã trình bày ở trên, và (ii) các chính sách sử dụng lao động. Người lao động là lao động qua đào tạo nghề, lao động có CMKT bậc cao hay lao động chuyên gia, quản lý về cơ bản đều tuân thủ khung pháp lý lao động, việc làm cao nhất là Bộ Luật Lao động.

Chính sách sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dựa cơ bản trên Bộ Luật lao động đã tạo điều kiện để quan hệ lao động hài hòa phát triển và thu hút lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Đây là điểm căn bản tiến bộ của Bộ Luật Lao động trong một thời gian dài áp dụng và điều chỉnh. Trong đó quan hệ hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở thỏa thuận, mọi tổ chức cá nhân với các điều kiện cơ bản về việc làm, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, tiền lương và thu nhập, sa thải, mất việc làm đều tuân thủ trình tự và thủ tục theo các điều khoản của Luật. Qua quá trình thực hiện Bộ Luật nhìn chung

khung pháp lý là phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt nam. Điểm hạn chế là quá trình thực hiện, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh khu vực phi kết cấu có sử dụng lao động nhưng đang cố tình né tránh các trách nhiệm liên quan đến hợp đồng, tiền lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, điều kiện bảo hộ và an toàn lao động, chế độ sa thải v.v…

Các chính sách cụ thể như tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, các chế tài liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích sử dụng, tuyển dụng lao động có tay nghề trong các doanh nghiệp.

2.3.6.1. Chính sách tiền lương

Chính sách tiền lương có những qui định mở căn bản cho các doanh nghiệp sử dụng lao động, tiền lương tối thiểu, từ đó các doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương cho mình. Cho đến nay, chính sách tiền lương đã có nhiều đổi mới đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Mức lương tối thiểu được Chính phủ công bố, điều chỉnh trên cơ sở cung cầu lao động, khả năng kinh tế và chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kỳ để bảo vệ người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Đây là mức sàn thấp nhất mà các doanh nghiệp không được trả thấp hơn, nhưng được quyền trả cao hơn tuỳ theo hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng chi trả của doanh nghiệp. Mức lương tối thiểu hiện nay cho tất cả các khu vực, ngành, vùng khác nhau là 540.000 đồng. Với các khu vực khác nhau như khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, các mức là 800.000 đồng/tháng áp dụng từ 1/1/2008 với tất cả các vùng, mức cao nhất là Hà nội, TP HCM có tính đặc thù là 1 triệu đồng. Trên cơ sở tiền lương tối thiểu các doanh nghiệp tự xây dựng thang, bảng lương cho doanh nghiệp mình để sử dụng, trong đó quan trọng có hai vấn đề là phải thỏa thuận với công đoàn cơ sở và phải đăng ký ở cơ quan quản lý lao động địa phương.

Thực tế trong quá trình thực hiện nảy sinh nhiều vấn đề thang bảng lương không có ưu đãi, khuyến khích sử dụng lao động qua đào tạo nghề. Qui định tiền lương đối với lao động đã qua đào tạo nghề phải ít nhất cao hơn 7% so với lương

tối thiểu (Điều 2.2, Nghị định số 168/2007/ NĐ-CP ngày 16/11/2007). Nhưng khi xây dựng thang, bảng lương các doanh nghiệp đã né tránh khi vận dụng một trong hai cách để xây dựng cơ chế trả lương trong doanh nghiệp là qui chế tiền lương và thỏa thuận tiền lương. Vì qui chế tiền lương là bắt buộc, luật cho phép người sử dụng lao động quyết định có tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở, nên doanh nghiệp luôn đặt ở mức thấp nhất có thể. Khi đó, "qui chế tiền lương lại khống chế kết quả thỏa thuận tiền lương, kìm hãm khả năng thương lượng" [108, tr.219].

Hệ thống thang lương, bảng lương trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay chưa thể hiện đúng bảng giá nhân công, và chưa phù hợp với cơ chế thị trường mà chủ yếu dùng để tính, đóng hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Cơ chế tiền lương trong khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa theo thị trường chưa thu hút và khuyến khích người có trình độ CMKT cao. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa đăng ký thang bảng lương, nhiều doanh nghiệp lợi dụng trả lương cho lao động qua đào tạo nghề chỉ cao hơn lương tối thiểu 2-5%. Một số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa thực hiện nghiêm túc các qui định của pháp luật về tiền lương, tiền công đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, mức tiền công thường xuyên bị ép xuống thấp, dẫn đến nhiều phát sinh tranh chấp lao động.

2.3.6.2. Chính sách bảo hiểm xã hội

Chính sách bảo hiểm xã hội gắn với việc làm của người lao động và sự vận hành của thị trường lao động. Khung pháp lý hiện hành cao nhất hiện nay là Luật bảo hiểm xã hội ban hành tháng 6/2006. Hiện tại, tình hình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của nước ta đang rất thấp. Trong khoảng 11 triệu lao động làm công ăn lương chỉ có khoảng 6,2 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (chiếm 15% lực lượng lao động). Trong đó đối tượng chủ yếu vẫn thuộc cơ quan khu vực nhà nước, doanh nghiệp nhà nước. Lao động khu vực ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm có xu hướng tăng nhưng mới chỉ chiếm 20% số lao động có quan hệ lao động trong khu vực ngoài quốc doanh [17, tr.4]. Tỷ lệ lao động có quan hệ lao động trong lực lượng lao động của nước ta hiện nay khoảng 25%, và tỷ lệ

tham gia BHXH bắt buộc mới chỉ chiếm 15%, làm cho số người đóng BHXH cho 1

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt nam (Trang 58 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)