- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.432,8 tỷ đồng (tính theo giá cố
2.1.1. Công tác lập thẩm định và quản lý dự án
Trong 5 năm 1995 - 1999, công tác đầu tư phát triển của Tổng công ty chủ yếu tập trung cải tạo, nâng cao công suất các nhà máy hiện có, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với nước ngoài để tranh thủ vốn và công nghệ hiện đại. Đồng thời chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo, Tổng công ty đã phối hợp với Tổ chức JICA - Nhật Bản lập Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2010; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Nhà máy Thép liên hợp 4,5 triệu tấn/năm tại Hà Tĩnh bằng vốn ODA của Nhật Bản và lập các báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi một số dự án khác.
Thời kỳ 2000-2004, Tổng công ty tổ chức triển khai các dự án đầu tư có quy mô lớn, tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp sâu rộng và có nhiều bước phát triển.
Trong 10 năm (1995-2004), Tổng công ty và các đơn vị thành viên triển khai thực hiện 157 dự án đầu tư cải tạo và đầu tư mới với tổng vốn là 6.600,5 tỷ đồng. Nổi bật là các dự án nhóm A:
- Dự án cải tạo và mở rộng Công ty gang thép Thái Nguyên giai đoạn 1, công suất 24 vạn tấn phôi thép/năm, tổng mức đầu tư 695 tỷ đồng, vào sản xuất năm 2003.
- Dự án nhà máy Thép cán nguội Phú Mỹ, công suất 205.000 tấn thép băng cuộn cán nguội, tổng mức đầu tư 1.878,8 tỷ đồng, vào sản xuất năm 2005.
- Dự án nhà máy Thép Phú Mỹ, công suất phôi thép 50 vạn tấn/năm, thép cán 40 vạn tấn/năm, tổng mức đầu tư 2.377,8 tỷ đồng, sẽ vào sản xuất cuối năm 2005
- Cải tạo nâng công suất các nhà máy Thép Nhà Bè, Thép Biên Hoà, Thép Thủ Đức của Công ty Thép Miền Nam. Đầu tư khai thác mỏ quặng sắt Ngườm Cháng, Nhà máy cán Thép 30 vạn tấn/năm của Công ty Gang thép Thái Nguyên; đầu tư Lò điện của Công ty Thép Đà Nẵng và Nhà máy gạch ốp lát Trúc Thôn 2 triệu m2/năm v.vv…
Cùng với việc triển khai các dự án, Tổng công ty đã nghiên cứu triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Pre F/S) một số dự án chuẩn bị cho đầu tư phát triển trong giai đoạn 2006-2010 và chuẩn bị cho tương lai.
* Tổng hợp tình hình thực hiện đầu tư năm 2008
- Mục tiêu đầu tư : Năm 2008 là năm nền kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, không dự báo trước. Để đối phó với tình hình trên, năm 2008 Nhà nước đã liên tục có những chính sách phù hợp với từng thời kỳ; đầu năm là những chính sách thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát, cuối năm là những chính sách nhằm kích cầu, chống thiểu phát. Năm 2008 Tổng công ty Thép Việt Nam tập trung triển khai thực hiện các dự án trọng điểm trong kỳ kế hoạch 2006-2010. Tổng công ty triển khai xây dựng các nhà máy sản xuất quặng sắt, sản xuất phôi thép và các sản phẩm về thép với công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam. Các dự án trọng điểm : Dự án Cải tạo Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; Dự án mỏ Quý Xa và nhà máy Thép Lào Cai; Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê; Nhà máy thép tấm cán nóng 2 triệu tấn/năm ESSAR - Việt Nam. Tuy tình hình kinh tế không thuận lợi nhưng hoạt động đầu tư các dự án trọng điểm năm 2008 của Tổng công ty vẫn đạt được những kết quả nhất định.
- Tổng số dự án thực hiện đầu tư trong năm : 51 dự án trong đó có 06 dự án nhóm A, 07 dự án nhóm B và 38 dự án nhóm C. Các dự trọng điểm cũng đã đạt được kết quả nhất định :
Dự án cải tạo mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 đã hoàn thành công tác thiết kế kỹ thuật các hạng mục gói thầu EPC số 1#, hoàn thành thiết kế kỹ thuật chi tiết hạng mục bãi liệu, đã nhập lô thiết bị đầu tiên của gói thầu EPC số 1#, đã đàm phán với nhà thầu MCC có biên bản ghi nhớ để đảm bảo tiến độ của dự án.
Dự án nhà máy thép Liên hợp : đã hoàn thành hồ sơ dự án để xin cấp phép đầu tư, đang triển khai hoàn thành lập báo cáo ĐTM của dự án, thống nhất đặc tính kỹ thuật cho dây chuyền cán nguội (giai đoạn 1 của dự án).
Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê : Năm 2008 đã hoàn thành lập và thẩm định FS của dự án. HĐQT Công ty đã phê duyệt FS dự án.
Dự án mỏ Quý Xa và nhà máy Gang thép Lào Cai : đã động thổ hạng mục nhà máy Luyện cán thép, tổ chức đấu thầu giai đoạn 1 gói thầu EPC hạng mục nhà máy luyện cán thép, từng bước thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng .
- Tổng số dự án quyết định đầu tư trong năm : 01 nhóm B và 26 dự án nhóm C.
- Tổng số dự án thực hiện giám sát đầu tư : 51 dự án.
2.1.2.Công tác đấu thầu và quản lý hoạt động đấu thầu
Trong năm 2008, Tổng công ty thép Việt Nam đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu được 53 gói thầu các loại, trong đó: 37 gói thầu mua sắm tài sản sử dụng vốn nhà nước, 16 gói thầu thuộc các dự án lien doanh nước ngoài và dự án cổ phần; Tổng giá trị của các gói thầu là 2.795.553 triệu đồng, kết quả lựa chọn đạt 2.787.854 triệu đồng, tiết kiệm được 7.699 triệu đồng.
Tình hình phổ biến quán triệt việc thực hiện Luật đấu thầu và Nghị định 111/2006/NĐ-CP, áp dụng các mẫu Hồ sơ mời thầu đã được thực hiện ở tất cả các đơn vị trong tổng công ty; thường xuyên cập nhật những thay đổi về công tác đấu thầu của Nhà nước ban hành, tổ chức các buổi tập huấn về công tác đầu tư nói chung và công tác đấu thầu nói riêng.
Về năng lực đội ngũ làm công tác đấu thầu: toàn bộ cán bộ tham gia công tác quản lý đấu thầu tại cơ quan Tổng công ty đèu được tập huấn về công tác đấu thầu; vấn đề này ở các đơn vị thành viên được triển khai khá đầy đủ, đơn lẻ còn một số đơn vị là các công ty lien doanh do việc đầu tư không nhiều, cán bộ làm công tác này thường kiêm nhiệm, việc tham gia các lớp tập huấn về đấu thầu chưa được đầy đủ nên tại đây công việc lien quan đến đấu thầu được thuê các đơn vị tư vấn có uy tín thực hiện.
Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ đã có nhiều cố gắng. Năm 2007 triển khai nghiên cứu 7 đề tài cấp Bộ và thực hiện các nhiệm vụ thông tin khoa học công nghệ theo quyết định sô 1999/QĐ-BCN ngày 03/12/2007 và quyết định số 68/QĐ-BCĐ ngày 7/1/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương với kinh phí ngân sách nhà nước cấp 1,053 tỷ đồng.
Hoạt động tư vấn đầu tư đã có nhiều khởi sắc. Năm 2008, Viện luyện kim đen đã sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có tại các xưởng thực nghiệm sản xuất các mặt hàng thép hợp kim và sản phẩm thép chất lượng cao, doanh thu đạt 2 tỷ đồng
Tổng công ty đã lựa chọn và cử 146 lao động sang làm việc tại Malaysia, Đài Loan, Nga, Trung Đông và CH Séc để làm việc và học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, Trường Đào tạo nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thép nói chung và Tổng công ty Thép nói riêng; mọi nguồn lực cho đào tạo được huy động, quy mô đào tạo tăng trưởng, chất lượng đào tạo được nâng cao, đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng về chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2.2.Đánh giá chung
2.2.1.Những kết quả đạt được
- Đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật
+ Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư : Tổng công ty luôn tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về vấn đề đầu tư xây dựng như trình tự lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư đều phù hợp với quy hoạch phát triển Ngành thép của Tổng công ty và kế hoạch của Nhà nước.
+ Trong quá trình đầu tư : Tổng công ty quản lý sử dụng đất đai, đền bù GPMB, bố trí huy động vốn, các trình tự phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, kế hoạch đấu thầu, tổ chức đấu thầu, xét thầu luôn thực hiện đúng các quy định Nhà nước. Hoạt động đầu tư ở các Công ty con, Công ty liên kết nhìn chung các công ty quản lý và triển khai dự án đầu tư đều tuân thủ đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
+ Trong giai đoạn kết thúc dự án đưa vào khai thác, vận hành : Công tác nghiệm thu, chất lượng công trình, thanh quyết toán được thực hiện đúng quy định, quy trình.
Việc phân cấp quản lý, quyết định đầu tư : Tổng công ty thực hiện việc phân cấp quản lý theo quy định hiện hành của nhà nước như luật Xây dựng, Đấu thầu, luật Đầu tư và các Nghị định, thông tư và văn bản hướng dẫn dưới luật.
Chất lượng thi công công trình và vật tư mua sắt thiết bị tốt, phục vụ đúng mục đích sản xuất kinh doanh, phát huy được hiệu quả.
Các dự án hoàn thành đưa vào hoạt động đáp ứng được mục tiêu đề ra, các nhà máy đi vào sản xuất đã giải quyết khó khăn cho ngành thép, tạo công ăn việc làm trong nước và đem lại hiệu quả cao cho việc sản xuất kinh doanh của đơn vị.
2.2.2.Những tồn tại và nguyên nhân
Hoạt động đầu tư trong năm 2008 đã đạt được những kết quả nhất định. Năm 2008 hoạt động đầu tư chủ yếu tập trung triển khai các dự án trọng điểm, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động khó dự báo trước, chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước làm cho việc thu xếp vốn triển khai một số dự án gặp nhiều khó khăn.
Năm 2008 là năm có nhiều biến động lớn, có nhiều tác động đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của Tổng công ty do khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động của Tổng công ty dần ổn định theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con, nên hoạt động đầu tư của các công ty con, công ty liên kết đã dần ổn định và theo đúng quy trình. Tuy nhiên năm 2008 công tác kiểm tra giám sát đầu tư vẫn chưa triển khai được nhiều mới tập trung kiểm tra khu vực phía Nam, đã kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở một số Công ty con, công ty liên kết ở khu vực phía Bắc và Miền Trung.
Thị trường thép trong nước tăng trưởng mạnh trong 7 tháng đầu năm, tuy nhiên do chính phủ áp dụng nhiều biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô kìm chế lạm phát như: thắt chặt tín dụng (lãi suất tăng cao), cắt giảm các dự án đầu tư xây dựng cơ bản…cùng với việc giá thép và nguyên liệu trên thế giới liên tục giảm, tác động mạnh tới tâm lý người tiêu dung trong nước nên nhu cầu tiêu thụ thép trong nước 5 tháng cuối năm giảm mạnh, trong khi tồn kho thành phẩm và nguyên liệu giá cao còn nhiều đã dẫn tới thua lỗ và khó khăn về tài chính cho nhiều đơn vị sản xuất thép.
Một số dự án triển khai chưa đạt tiến độ: dự án Công ty gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, dự án Công ty liên doanh Khoáng sản và luyện kim Việt Trung, dự án nhà máy thép tấm cán nóng ESSAR- Việt Nam 2 triệu tấn/năm…Tổng công ty đã tiến hành xem xét và nhận thấy về cơ bản là do khách quan như: liên quan đến mặt bằng, thủ tục cấp phép và đối tác.
Ngoài ra, còn phải kể đến những tồn tại như: chưa hoàn thành việc bàn giao tài sản, vốn, lao động giữa doanh nghiệp Nhà nước sang các Công ty cổ phần: Thép Nhà Bè, Thép Biên Hòa, Thép Thủ Đức; chưa hòan thành công tác quyết toán dự án đầu tư nhà máy thép Phú Mỹ của công ty thép Miền Nam; chưa hòan thành lựa chọn tư vấn xây dựng chiến lược của Tổng công ty Thép Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025.
Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Tổng công ty Thép
3.1.Định hướng phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam
Tổng Công ty đã và đang nghiên cứu xây dựng dự thảo Đề án thành lập Tập đoàn Thép Việt nam để trình Chính phủ, đồng thời đang thực hiện việc xây dựng chiến lược phát triển dài hạn của Tổng Công ty.
Mục tiêu tổng quát năm 2009 là đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định, tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thép cán.
Chỉ đạo các đơn vị tập trung hoàn thành các dự án chuyển tiếp, đưa vào sản xuất theo tiến độ nhằm đảm bảo khả năng tăng trưởng cho những năm tiếp theo; hoàn thành các công tác chuẩn bị cần thiết để khởi công một số dự án đầu tư và liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước.
Tiếp tục rà soát, bổ sung đề nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam cho phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế và chính sách của Đảng và Chính phủ.
Tiếp tục đẩy mạnh mọi biện pháp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Tập trung công tác thu hồi công nợ nhất là công nợ khó đòi, nâng cao hhiệu quả đồng vốn và làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp
Tập trung hoàn thành cổ phần hóa Công ty Gang thép Thái Nguyên. Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để chuyển đổi hoạt động của Tổng công ty sang mô hình tập đoàn Thép Việt Nam
Các chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu của tòan hệ thống Tổng công ty năm 2009:
- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 10.700 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994) tăng 1,5% so với năm 2008.
- Tổng doanh thu đạt 49.000 tỷ đồng
- Tổng sản lượng thép cán đạt 2,229 triệu tấn, tăng 2,9% so với năm 2008
- Tổng sản lượng phôi thép đạt 980.000 tấn, tăng 8,8% so với năm 2008
- Tổng tiêu thu thép cán đạt 2,132 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2008.
- Lợi nhuận phấn đấu cao hơn hoặc bằng so với năm 2008.
3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Tổng công ty Thép Việt Nam
3.2.1.Giải pháp về vốn đầu tư
Đa dạng hoá vốn đầu tư từ các nguồn vốn tự có, vốn vay ưu đãi (đối với các dự án sản xuất phôi thép), vốn vay thương mại trong và ngoài nước, vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu công trình, vốn đầu tư nước ngoài;
Linh hoạt sử dụng vốn của các tổ chức tài chính thông qua hình thức thuê mua thiết bị, mua thiết bị trả chậm; liên kết đầu tư với các hộ tiêu thụ thép lớn thuộc các ngành kinh tế quốc dân khác như ngành đóng tầu, sản xuất ôtô - xe máy, cơ khí chế tạo, công nghiệp quốc phòng, ngành xây dựng, giao thông,...;
Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước để đa dạng hoá sở hữu nguồn vốn và huy động vốn từ các cổ đông. Khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán và phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư gián tiếp.
3.2.2.Giải pháp về hợp tác đầu tư
sản xuất gang, phôi thép và cán các sản phẩm thép dẹt, nhất là đối với các dự án có quy mô công suất lớn (trên 1 triệu tấn/năm).
Triển khai kế hoạch hợp tác tòan diện với các đối tác chiến lược nhằm