Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM A.MỤC TIÊU:

Một phần của tài liệu li 7 tuan 1 toi tuan 17 (Trang 60 - 63)

II. NỘI DUNG THỰC HÀNH

Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM A.MỤC TIÊU:

A.MỤC TIÊU:

* Kiến thức:

- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.

- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau. *Kỹ năng:

Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào?

Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ dao động càng nhỏ -> âm phát ra nhỏ.

* Thái độ:

Cẩn thận, yêu thích môn học

B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Giáo viên và học sinh

* Giáo viên:

- 2 trống, 2 quả cầu bốc, một nguồn âm, một bình nước *Học sinh:

Chuẩn bị bài cũ 3. Phương pháp:

- Thực nghiệm, vấn đáp, hoạt động nhóm. C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Tổ chức:

- Sĩ số lớp: 7A…………./………. - Sĩ số lớp: 7B…………./………. 2. Kiểm tra bài cũ.

Yêu cầu học sinh 2 làm bài tập trong SBT. 3. Bài mới.

Gáo án Vật lí 7 năm học 2010 - 2011

GV: Nguyễn Hải Đăng Trường THCS Vĩnh Ninh HOẠT ĐỘNG 1:(2ph) Tổ chức tình huống học tập GV Đặt vấn đề:...Vậy tại sao lại áp tai

xuống đất thì nghe được mà đứng hoặc ngồi lại không nghe thấy được.

HS: Tìm ra phương án trả lời cho mình

HOẠT ĐỘNG 2:(12ph) Nghiên cứu môi trường truyền âm GV:Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí

nghiệm 1 ở hình 13.1 (SGK)

Thí nghiệm gồm những dụng cụ nào ? HS: tiến hành thí nghiệm rồi trả lời câu hỏi C1, C2.

Người ta tiến hành thí nghiệm như thế nào.

Dựa vào kết quả thí nghiệm các em đã thu thập được yêu cầu các làm câu hỏi C1, C2.

GV chốt lại câu trả lời của các nhóm. GV: Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 2 SGK bố trí thí nghiệm như hình 13.2 Cách tiến hành thí nghiệm như thế nào? Một bạn đứng không nhìn vào bạn gõ, 1 bạn đặt tai vào bàn.

Bạn gõ thì phải gõ khẽ (gõ nhẹ)

Qua thí nghiệm yêu cầu HS trả lời câu C3

Y/cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi +Âm truyền đến tai qua những môi trường nào?

Trong chân không âm có thể truyền qua được không?

GV; Yêu cầu học sinh tiềm hiểu thí nghiệm ở hình 13.4 SGK để trả lời câu C5. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua các th/ng các em rút ra kết luận gì? Hãy điền vào chỗ trống kết luận trang 38 SGK

Có hiện tượng ở trong nhà ta nghe được âm đài phát thanh truyền từ loa công cộng đến tai ta sau âm phát ra từ đài phát thanh ở trong nhà, mặc dù cùng một chương trình. Vậy tại sao lại có hiện tượng đó ?

Âm truyền có cần thời gian không?

I.Môi trường truyền âm

Thí nghiệm 1: Sự truyền âm trong chất khí. C1: Quả cầu 2 dao động -> âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất đến mặt trống thứ hai.

C2: Biên độ dao động của quả cầu bốc ở trống 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu bốc ở trống 1.

=>Kết luận: Độ to của âm càng giảm khi ở càng xa nguồn âm

Thí nghiệm 2: Sự truyền âm trong chất rắn Các nhóm tiến hành thí nghiệm rồi rút ra kết luận trả lời câu hỏi C3

C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn (gỗ)

Thí nghiệm 3: Sự truyền âm trong chất lỏng Qua thí nghiệm ta thấy được âm truyền đến tai qua môi trường : Rắn, khí, lỏng.

Âm có truyền được trong chân không hay không?

C5: Môi trường chân không không truyền âm. Kết luận:

- Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng , khí và không thể truyền qua chân không. - Các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.

- Vận tốc truyền âm

Các môi trường khác nhau thì âm truyền đi vận tốc khác nhau.

Tuần 15 Tiết:15

Ngày soạn:20/11/2007. Ngày giảng:………….

Một phần của tài liệu li 7 tuan 1 toi tuan 17 (Trang 60 - 63)