Kỳ tính giá thành

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (Trang 35 - 44)

6. Các phương pháp tính giá thành

6.2. Kỳ tính giá thành

- Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phát triển tiến hành công việc tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành.

- Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu, thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực tế kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán.

- Mỗi đối tượng tính giá thành đều phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho thích hợp. Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều( Khối lượng lớn), chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp hàng tháng là vào thời điểm cuối tháng. Cuối mỗi tháng sau khi hoàn thành công việc ghi sổ, kiểm tra và đối chiếu, bộ phận tính giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong tháng cho từng đối tượng tính giá thành và giá thành đơn vị thực tế cho từng sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho người mua trong tháng, kỳ tính giá thành hàng tháng sẽ giúp cho việc cung cấp số liệu về giá thành thực tế phù hợp với báo cáo, làm cơ sở để hạch toán nhập kho thành phẩm. Nếu Doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt theo từng đơn đặt hàng chu kỳ sản xuất dài sản phẩm hàng loạt chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm hoặc loại sản phẩm đó thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm hoặc loại

sản phẩm đó đã hoàn thành hàng tháng. Hàng tháng vẫn tiến hành tập hợp chi phí theo đối tượng có liên quan, khi nhận được chứng từ có liên quan xác minh sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành ( Phiếu nhập kho thành phẩm ở dạng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng liên quan trong tháng. Từ khi bắt đầu sản xuất đến khi kết thúc sản xuất để tính giá thành và giá thành đơn vị cho đối tượng đó bằng phương pháp tính giá thành thích hợp). Trong trường hợp này, kỳ tính giá thành sản phẩm không phù hợp với chu kỳ sản xuất, chu kỳ sản phẩm. Do đó, chỉ khi chu kỳ sản xuất sản phẩm thực sự đã kết thúc thì tác dụng phản ánh và giám đốc của kế toán đối với tình hình thựuc hiện kế hoạch sản xuất mới thực sự được phát huy.

6.3. Các phương pháp tính giá thành

6.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn ( Phương pháp tính trực tiếp)

- Phương pháp này áp dụng trong những Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín từ khi đưa NVL vào, cho tới khi sản phẩm hoàn thành, số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như: Công việc khai thác, điện nước bánh kẹo, than, quặng …

- Theo phương pháp pháp này giá thành sản phẩm sẽ được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp ( theo từng đối tượng tập hợp chi phí). Trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính theo công thức: = CPSX PS Trong kỳ CPSX DDĐK Giá thành CP SX DD cuối kỳ + − Giá thành đơn vị Tổng giá thành = SL sản phẩm hoàn thành

6.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước

Phương pháp này áp dụng ở những Doanh nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm qua nhiều giai

đoạn chế biến liện tục, kế tiếp nhau, bán thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau:

Phương pháp tính gía thành sản phẩm phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm bước trước.

Để tính giá thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng phải xác định được giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn trước đó và chi phí bán thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang cùng với các chi phí của giai đoạn sau để tính giá thành bán thành phẩm giai đoạn sau . Cứ tính tuần tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng thì ra được giá thành sản phẩm hoàn thành.

Phương pháp này thể hiện qua sơ đồ Z ntp gđ I chuyển sang CP NVL trực tiếp Z ntp gđ (n-1) CP phát sinh gđ I CP phát sinh gđ II Z sp hoàn thành Z ntp giai đoạn I Z ntp gđ II CP sx gđ n FX I FX II FX n

Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.

Phương pháp này đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cộng nghệ cuối cùng do vậy, người ta chỉ cần tính toán xác định phần chi phí của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn trong thành phẩm ta được giá thành của sản phẩm.

* Phương pháp này thể hiện qua sơ đồ sau:

CPSX giai đoạn I

CPSX giai đoạn II CPSX giai đoạn n CPSX giai đoạn I

CPSX giai đoạn II trong Z sp CPSX giai đoạn n trong Zsp

Giá thành FX 1 FX 2 FX n

Tính chi phí sản xuất theo khoản mục của từng giai đoạn trong thành phẩm = CPSX giai đoạn i ( trong tp) Số lượng sp hoàn thành + SL sp DD (gđ i) Gtrị sp DDĐK + CPSX ps trong ( gđ i) SL thành phẩm X Giá thành sản phẩm =

6.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm có loại trừ chi phí sản xuất phụ

Phương pháp này áp dụng ở những Doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ngoài sản phẩm chính còn có các sản phẩm phụ.

Để tính được giá thành sản phẩm chính phải loại trừ phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ không tính tổng chi phí sản xuất của từng bộ quy trình công nghệ.

Tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ thường sử dụng giá thành kế hoạch của sản phẩm phụ để xác định. CPSX tính cho sp phụ SP phụ Thực tế = Gthành kế hoạch Cho 1 đvị sphẩm X

Nếu chi phí của sản phẩm phụ tính theo khoản mục chi phí thì người ta phải tính tỷ trọng của chi phí sản xuất theo từng khoản mục so với tổng chi phí sản xuất của toàn bộ quy trình công nghệ theo từng khoản mục tương ứng.

Tỷ trọng CP sp phụ (khoản mục) = Gtrị SP DDCK CP sản phẩm phụ − + CP PS Trong kỳ CPSP DDĐK

Giá thành SP chính = Gtrị SP DDĐK + CP sphẩm phụ CPPS Trong kỳ − − Gtrị sp DDCK

Nếu chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm theo kế hoạch có giá trị nhỏ thì người ta không cần tính hết cho các khoản mục chi phí mà chỉ cần tính cho chi phí NVL trực tiếp.

6.3.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng

Phương pháp này được áp dụng ở những Doanh nghiệp tổ chức theo đơn đặt hàng hoặc sản xuất sản phẩm đơn chiếc.

Theo phương pháp này ta mở rộng bảng tính giá thành cho từng đơn đặt hàng nếu trong tháng đơn đặt hàng hoặc sản xuất sản phẩm đơn chiếc.

Theo phương pháp này ta mở bảng tính giá thành cho từng đơn đặt hàng nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng vẫn phải mở sổ kế toán chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng đó đến khi hoàn thành đơn hàng thì tổng cộng chi phí sản xuất của các tháng lại có giá thành của đơn đơn đặt hàng.

Nếu đơn đặt hàng được tính sản xuất chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định chi phí của từng phân xưởng có liên quan đến

đơn đặt hàng đó. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng cho đơn đặt hàng còn các chi phí chung cần phân bổ thêm theo các tiêu thức phù hợp.

Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà nó được xác định từ khi đơn đặt hàng bắt đầu đưa vào sản xuất cho đến khi hoàn thành.

Nếu chu kỳ mà đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp cho đơn hàng được coi là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Đối tượng tập hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng mà đối tượng tính giá thành là từng đơn vị sản phẩm trong đơn đặt hàng.

6.3.5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Phương pháp tính giá thành này được áp dụng ở những Doanh nghiệp có 1 quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm với cùng một loại NVL tiêu hao nhưng thu được nhiều sản phẩm khác nhau.

Theo phương pháp này đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ để tính được giá thành của từng loại sản phẩm, người ta phải căn cứ vào hệ số tính giá thành được quy định cho từng loại sản phẩm rồi thực hiện theo các bước sau.

B1: Quy đổi số lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm

tiêu chuẩn phân bổ.

= Sản lượng thực Sản lượng thực Tế sản phẩm Tổng sản lượng Tiêu chuẩn X ∑ − n i 1 Hệ số quy đổi

Số lượng thực tế sản phẩm i tính theo slượng tiêu chuẩn =

Hi

Tổng số lượng tiêu chuẩn B2 : Tính hệ số phân bổ chi phí cho từng sản phẩm.

B3: Tính giá thành sản phẩm. = x Giá trị sphẩm CP SX DDCK CP SX PS Trong kỳ + ( CP SX

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w