chỉ chọn một trong các đề tài sau, tùy ngành học 1.) Lưu trữ trực tuyến
Thế nào là lưu trữ trực tuyến. Các hình thức lưu trữ.
Cách tìm các nơi lưu trữ trực tuyến.
Cách cho nhận lưu trữ trực tuyến : phí/ miễn phí/ băng thông/ thời hạn/ quảng cáo? Sử dụng chúng như thế nào hiệu quả?
2.) Thanh toán trực tuyến
Như thế nào là thanh toán trực tuyến, các hình thức thanh toán. Hãy mô tả quá trình tìm mua vé máy bay giá rẻ của Pacific airline (hay của một hãng hàng không khác). Ở Việt nam muốn tìm mua vé máy bay giá rẻ làm sao (cả người VN và nước ngoài), tương tự khi người VN ra nước ngoài học tập/công tác tìm và mua vé giá rẻ thì thao tác nào (Nếu như vùng đó không có mặt của Pacific Airline)
THANH TOÁN TRỰC TUYẾN LÀ GÌ?
- Là giải pháp cho phép người mua có thể thanh toán trực tiếp tiền cho người bán thông qua mạng. - Thanh toán trực tuyến gần như là bước cuối cùng để hoàn thiện "Thương mại điện tử"
CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN
- thanh toán qua mạng,
- qua dịch vụ ngân hàng điện tử (eBanking),
- qua điện thoại di động và thiết bị cầm tay (mBanking), - phát hành thẻ trả trước...
3.) Thương mại điện tử
Giới thiệu một website có chức năng thực hiện thương mại điện tử (có mua bán thực sự tại Website nầy và cho chính website nầy thực hiện, không chọn một website trung gian, nếu chọn các website cung cấp tri thức về TMDT sẽ lạc đề)
Giới thiệu :chức năng mục đích phục vụ, hình thức trình bày, nội dung, cách mua bán, các hình thức thanh tóan (nên liệt kê rõ các lọai, cố gắng chọn Website nào chấp nhận thanh tóan qua Debit Card, phí sử dụng dịch vụ thanh tóan nầy là mấy % trên tổng tiền mua bán) bảo hành, địa bàn kinh doanh (TP HCM, Hanoi, hay khắp nước Việt nam, cố gắng cho biết thêm thông tin về số thành viên, doanh số (% Tổng doanh thu) qua TMDT.
Cho nhận xét của riêng bạn về:
Qui mô như vậy có phù hợp chưa? Nếu canh tranh với các công ty nước ngòai về lĩnh vực nầy thì các công ty VN còn tồn tại? Các nghiệp vụ kế tóan, ví dụ, mua bán trên mạng như vậy có đủ cơ sở hạch tóan hay không, đâu là chứng cứ pháp lý (văn bản nào, điều nào, qui định cái gì…) An tòan không ? Lợi ích hay bất lợi khi tham gia mua bán trên mạng?
Giới thiệu một website có chức năng thực hiện thương mại điện tử (có mua bán thực sự tại Website nầy và cho
chính website nầy thực hiện, không chọn một website trung gian, nếu chọn các website cung cấp tri thức về TMDT sẽ lạc đề)
Giới thiệu :chức năng mục đích phục vụ, hình thức trình bày, nội dung, cách mua bán, các hình thức thanh tóan (nên liệt kê rõ các lọai, cố gắng chọn Website nào chấp nhận thanh tóan qua Debit Card, phí sử dụng dịch
vụ thanh tóan nầy là mấy % trên tổng tiền mua bán) bảo hành, địa bàn kinh doanh (TP HCM, Hanoi, hay
khắp nước Việt nam, cố gắng cho biết thêm thông tin về số thành viên, doanh số (% Tổng doanh thu) qua TMDT.
Cho nhận xét của riêng bạn về: Qui mô như vậy có phù hợp chưa? Nếu canh tranh với các công ty nước ngòai
về lĩnh vực nầy thì các công ty VN còn tồn tại? Các nghiệp vụ kế tóan, ví dụ, mua bán trên mạng như vậy có đủ cơ sở hạch tóan hay không, đâu là chứng cứ pháp lý (văn bản nào, điều nào, qui định cái gì…) An tòan không ? Lợi ích hay bất lợi khi tham gia mua bán trên mạng?
4.) Nghiệp vụ KDXNK
Giới thiệu một website liên quan đến nghiệp vụ KDXNK:
http://ngoaithuong.vn/news/hanhtrangxuatnhapkhau/nghiepvuxnk.html http://www.euvietnam.com/bizcenter/index.html
http://www.vietnamtradefair.com/dn/kt_xnk.htm
thông tin về XNK, các nghiệp vụ KDXNK, thông tin thị trường các nước, các mặt hàng xuất khẩu có có khả năng mang lợi nhuận cao ( ngành XNK)
a.)Xuất khẩu
Giới thiệu tổng quát về tình hình xuất khẩu .
Quí I/2008, kim ngạch xuất khẩu của cả nước là 22,1%. Với những khó khăn hiện tại, trước những biến động của thị trường xuất khẩu,
Bên cạnh nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, “các mặt hàng khác” cũng có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rất cao, trên 100 triệu USD. Đó là sản phẩm cơ khí, dụng cụ cầm tay, kết cấu thép, sản phẩm bằng cao su, các đồ dùng bằng thuỷ tinh, kết cấu thuỷ tinh, thuỷ tinh trong xây dựng công nghiệp, trong tiêu dùng... Trong mấy năm qua, những mặt hàng này thường có tốc độ tăng kim ngạch khá lớn, nhưng chưa được thực sự chú ý. Trong bối cảnh cần tăng xuất khẩu để giảm nhập siêu như hiện nay, các mặt hàng này sẽ được phân tích kỹ hơn và đề ra các biện pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu.
Các mặt hàng cần chú ý xuất khẩu trong thời gian tới là cơ khí, cao su kết cấu thép, động cơ điện, đồ thuỷ tinh (trong đó có thuỷ tinh chế tác). Việc hỗ trợ thúc đẩy phát triển xuất khẩu những mặt hàng này cần phải được tính toán cụ thể và nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể. Ngoài sự hỗ trợ về mặt nhà nước, các địa phương sẽ phải hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn về địa điểm sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm các nguồn vốn, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.
Mặc dù Bộ Công Thương thông báo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2008 đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2007. Thế nhưng, tình hình đang diễn biến hết sức phức tạp.
Các doanh nghiệp phải đối mặt với giá giảm, thị trường bị thu hẹp. Biểu hiện rõ nhất trong tháng 10, kim ngạch dự tính sẽ giảm nhẹ so với mức bình quân từ đầu năm đến nay là 5,4 tỷ USD/tháng, đạt 5,1 tỷ USD nhưng kết quả thực tế đã giảm khá mạnh chỉ đạt 4,7 tỷ USD, giảm tới 700 triệu USD so với tháng trước.
Nguyên nhân chính, một phần do lượng gạo và cao su tháng 10 xuất khẩu ít hơn, phần khác là do giá hàng hoá xuất khẩu tháng 10 tiếp tục giảm sâu hơn tháng 9. Giá dầu thô vốn đã giảm trong tháng 9, nay lại giảm tiếp trong tháng 10 và hiện chỉ còn một nửa so với lúc cao nhất cách đây 3 tháng. Giá gạo cũng xuống thấp 20% so với tháng 9, đến nay nhiều doanh nghiệp đang còn hàng nhưng vẫn chưa ký được hợp đồng để xuất khẩu tiếp. Giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác như dầu thô giảm 4% so với tháng trước, giá cao su giảm 13,2%, giá cà phê giảm 11,7%... khiến cho người sản xuất nông sản đang ghim giữ hàng hoá không bán, chờ giá tăng lại. Mặc dù, một số mặt hàng nông sản khác lại tăng giá như hạt tiêu tăng 148 USD/tấn, giá quế tăng 240 USD/tấn, giá chè tăng 72 USD/tấn nhưng do lượng xuất khẩu chỉ đạt ở mức thấp nên không làm gia tăng giá trị xuất khẩu. Các chuyên gia kinh tế nhận định xu hướng giá thế giới giảm mạnh vẫn sẽ tiếp diễn nên trong tháng 11 này và tháng 12, giá xuất khẩu trung bình các lô hàng vẫn tiếp tục thấp hơn so với tháng 10.
Với những thách thức to lớn do biến động giá cả, thị trường lao động lạm phát và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới , gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên với sự nỗ lực cố gắng vượt bậc của các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu 5 tháng qua tiếp tục đạt được kết quả khả quan. Cụ thể riêng tp HCM tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 534 triệu đôla, tăng trên 27% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khối kinh tế TW ước đạt hơn 77 triệu đôla tăng 150% ; khu vực kinh tế địa phương ước đạt 166, giảm 7,8% ; khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 290 triệu đôla tăng 39%.
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tiếp tục duy trì và phát triển ổn định, trong đó 1số mặt hàng xuất khẩu có lợi thế tăng khá như : giày dép, dệt may, dây và cáp điện, sản phẩm cơ khí , Plastic, tàu biển... Nhiều sản phẩm xuất khẩu tiếp tục đứng vững, ổn định trong thị trường khu vực và thế giới. Với việc tích cực chủ động xúc tiến thương mại nên ngoài thị trường truyền thống, các doanh nghiệp đã mở rộng thị trường ra nhiều Châu lục : á, âu , Châu Mỹ ; đến nay sản phẩm của các doanh nghiệp đã xuất khẩu tới trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới./.
Các thị trường quen thuộc là ai và mặt hàng chủ lực là mặt hàng nào?
- Hoa Kỳ và EU là hai thị trường dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với tốc độ tăng trong tháng 1, điển hình là vào thị trường Hoa Kỳ tăng tới 38%, các thị trường khác tăng trưởng khá.
- Tiếp đó là Nhật Bản đạt 333,6 triệu USD, chiếm 12,25%, tăng 8%; Đài Loan đạt 120 triệu USD, tăng 48%,… so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó doanh số xuất khẩu sang nước Đức là 82,069 triệu USD, giảm 14% so với 9 tháng năm 2007.Sau dệt may, gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ hai. Tổng lượng xuất khẩu của thành phố đạt 2,02 triệu tấn, giảm 208 ngàn tấn, tuy nhiên, giá gạo trong năm 2008 tăng hơn nên tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đạt 1,367 triệu USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước. Châu Á tiếp tục là thị trường nhập khẩu gạo lớn, trong đó: Philippines đạt 1,039 tỷ USD, chiếm 76% và tăng 72% so với cùng kỳ năm trước; Malaysia đạt 70,46 triệu USD, chiếm 5.1%, giảm 17%; Iraq đạt 54,47 triệu USD, chiếm 4%. Trong 9 tháng năm 2007, việc xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 13,55 triệu USD, chiếm 2%. Nhưng đến 9 tháng năm 2008, chỉ thu được 2,38 triệu USD.
- Giày dép: Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.067 tỷ USD, tăng 11%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 666,9 triệu USD, tăng 17%. Trong đó, Vương quốc Anh là thị trường nhập khẩu nhóm hàng này nhiều nhất, đạt hơn 167,92 triệu USD, chiếm 15,7%, tăng 1,9%; Mỹ: 144,95 triệu USD, chiếm 13,59, giảm 2,38% so với 9 tháng năm 2007.
- Hàng hải sản: Kim ngạch đạt 519,64 tỷ USD, tăng 16%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 40,86 triệu USD, tăng 10,36%. Nhật Bản là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng hải sản của Việt Nam đạt 185,12 triệu USD, chiếm 35,6%, tăng 37%; Kế tiếp là Mỹ: 67,76 triệu USD, chiếm 13%, tuy nhiên giảm 1,56%; Hàn Quốc: 57 triệu USD, chiếm 11%, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước .
- Sản phẩm đá quý và kim loại quý: Kim ngạch ở nhóm ngành hàng này đạt 508,64 triệu USD, tăng 83%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 67,15 triệu USD, giảm 16%. Trong 9 tháng năm 2008, Thụy Sĩ là thị trường lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này đạt 193,29 triệu USD, chiếm 38%, tăng 99%; Kế tiếp là Úc: 137,22 triệu USD, chiếm 27%, tăng 91%; Pháp: 58 triệu USD, chiếm 5,7%, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm
trước. Singapore là thị trường mới của các doanh nghiệp tại TP.HCM thu ngoại tệ về 44,51 triệu USD và chiếm 8,7% từ việc xuất khẩu nhóm hàng này.
- Đối với mặt hàng cà phê, kim ngạch xuất khẩu đạt 565 triệu USD, tăng 149% về lượng và 223% về giá trị so với cùng kỳ năm trước nhờ cà phê vào vụ thu hoạch và giá xuất khẩu tăng mạnh (đạt bình quân 1.434
USD/tấn). Các thị trường nhập khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, Đức, Thụy Sĩ đều đạt tốc độ tăng trưởng khá. - ASEAN tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam: chủ yếu là các mặt hàng như gạo, cá basa… Các ảnh hưởng từ giá dầu mỏ, tỉ giá đô la, khủnng hoảng kinh tế
Việt Nam sẽ phải đối đầu với hậu quả khủng hoảng tài chính thế giới?
tình hình rối loạn của các thị trường toàn cầu có thể gây tác động đến xuất khẩu của Việt Nam và đến luồng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam.
lạm phát tăng vọt, thâm thủng mậu dịch ngày càng lớn. Theo các số liệu chính thức, lạm phát của Việt Nam trong tháng chín vừa qua đã lên tới 27,9% và thâm thủng mậu dịch trong 10 tháng đầu năm nay đã tăng vọt lên thành 16,2 tỷ đôla.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa có liên hệ nhiều đến thị trường ngân hàng thế giới, cho nên không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi khủng hoảng tài chính từ Mỹ, nhưng tăng trưởng kinh tế thế giới sụt giảm mạnh do khủng hoảng tài chính cũng sẽ tác động đến Việt Nam. Cụ thể, kinh tế của Hoa Kỳ và châu Âu sẽ tăng trưởng chậm lại, trong khi đây là hai thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Luồng vốn đầu tư trực tiếp của ngoại
quốc vào Việt Nam cũng sẽ giảm bớt đi, bởi lẻ trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay, các nhà đầu tư sẽ ngần ngại bỏ vốn vào những dự án mới.
Đối với ngành xuất khẩu cụ thể là ngành xuất khẩu hàng dệt may, vốn là nguồn thu nhập đứng hàng thứ hai của Việt Nam, chỉ sau xuất khẩu dầu thô. Theo lời ông Lê Quốc Ân chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, được hãng tin Đức DPA trích dẫn ngày 22/10, việc xuất khẩu các sản phẩm dệt may Việt Nam trong những ngày này gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đề ra cho ngành dệt may là đạt 9,5 tỷ đôla trong năm nay. Trong chín tháng đầu năm, ngành này đã thu được 7 tỷ đôla,
Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng không khá gì hơn, vì các nhà nhập khẩu từ Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản không còn bán sản phẩm gỗ từ Việt Nam nữa, vì tại những nước này, người dân không còn mua sắm thoải mái như trước đây.
Hơn 1 tỷ USD vốn lưu động đang bị bế tắc, một loạt doanh nghiệp đóng cửa hoặc giảm hoạt động trong cuộc khủng hoảng của ngành thép hiện nay, dẩn đến Tiêu thụ thép giảm, ít nhất đã có 4 doanh nghiệp thép đã đóng cửa, ngừng sản xuất từ đầu tháng 9 và hầu hết các doanh nghiệp còn lại sản xuất cầm chừng vì nguồn cung đã dư thừa không tiêu thụ được.
Suy thoái kinh tế làm cho thị trường thép VN gần như đóng băng:Việc giảm giá thép của thế giới cũng làm cho thép trong nước của chúng tôi giảm rất là nhanh. Trong khi đó những tuần và những tháng trước đó chúng tôi đã mua nguyên liệu với giá rất cao. Vì vậy giá thép đang hạ hiện nay của thị trường thế giới và VN làm cho hiệu quả kinh doanh của các công ty thép chịu ảnh hưởng.
Trong những tháng này không thuận lợi cho xây dựng và tiêu thụ giảm đi, việc giảm giá làm cho hiệu quả sản xuất của các công ty thép kém đi những tháng trước rất nhiều.”
Các tồn tại và khó khăn
- Quy mô sx xk còn bé, chưa có một chiến lược rỏ ràng, Ngoài ra, nông dân vẫn còn sản xuất manh mún, mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp còn ít gắn bó
- Chưa xây dưng một thương hiệu lớn: xây dựng thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng tồn tại mà các doanh nghiệp này đang đối mặt là khó khăn về giống trong sản xuất, dự báo thị trường và cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức..
- cơ cấu thị trường xuất khẩu tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn chậm và chưa rõ nét, mang nặng tính tình thế, đối phó, nhất là thị trường xuất khẩu nông sản, các bạn hàng lớn còn ít và không ổn định. Chiến lược thị trường chưa được xây dựng trên thế chủ động từ các yếu tố lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng. - Bên cạnh những tồn tại về quy mô sản phẩm xuất khẩu còn nhỏ bé, thị phần trên thế giới thấp, chất lượng sản phẩm còn yếu kém, thì xuất khẩu nông sản của nước ta còn gặp nhiều khó khăn về giá cả xuất khẩu. Trong thời