Tín dụng trung dài hạn đối với kinh tế HTX:

Một phần của tài liệu TÍNDỤNGNGÂNHÀNGGÓPPHẦNPHÁTTRIỂNKINHTẾ HTX VIỆTNAMGIAIĐOẠN2008 2013 (Trang 31 - 33)

Qua biểu 9 trang 61 ( vềđư nợ tín dụng trung dài hạn kinh tế HTX theo ngành) cho ta thấy: Khi kinh tế HTX đã chuyển đổi theo luật HTX, các hoạt động dần ổn định vàđến nay, về cơ bản kinh tế HTX đã thoát ra khỏi khủng hoảng. Đó là một môi trường thuận lợi dần để tiếp cận vốn TDNH. Qua các năm từ 2000 đến 2005, tín dụng trung dài hạn đã tăng năm sau cao hơn năm trước, bình quân 5 năm tăng 37,34% và nếu so năm 2005 với năm 2000 thì tỷ lệ tăng đạt 66,7%. Đây là một con sốđáng khích lệ.

Tín dụng trung dài hạn tăng trưởng mạnh ở ngành giao thông vận tải. Năm 2005 so năm 2000 tăng dư nợ 91,3%. Vốn TD trung dài hạn đã sử dụng mua sắm, đóng mới các phương tiện để khai thác sử dụng, góp phần quan trọng tăng cường năng lực SXKD của các HTX này.

Trong ngành CN- TTCN tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trung dài hạn cũng đạt 72,7%, với số tuyệt đối tăng 86.289 triệu đồng. Vốn TD trung dài hạn bình quânchiếm 52,1% vốn TD đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất, áp dụng tiến bộ công nghệđể tăng sức cạnh tranh của các hàng hoá, dịch vụ trong các HTX ngành này.

Các HTX Nông Lâm nghiệp cũng có mức tăng TD trung dài hạn giai đoạn này đạt 90%, số tuyệt đối tăng 54.027 triệu. Tuy nhiên, số lượng các HTX nông lâm nghiệp lớn nhất trong số các HTX nên mức vốn tăng này còn hết sức khiêm tốn.

Các HTX ngành Thuỷ sản cũng tăng trưởng tín dụng trung dài hạn qua 5 năm đạt 20,4%. Cùng với vốn tín dụng Nhà nước vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, tín dụng trung dài hạn NH đã góp phần nâng cao năng lực đánh bắt, môi trường hải sản.

Các HTX khác cũng có mức tăng trưởng tín dụng trung dài hạn khác nhau, nhưng với tỷ lệ tăng cũng như số tuyệt đối không lớn.

Như vậy, tín dụng trung dài hạn đã có tham gia tăng dần qua các năm vào phát triển SXKD dịch vụở tất cả các ngành của kinh tế HTX, khẳng định vai trò thúc đẩy kinh tế HTX ngày một phát triển.

Tín dụng trung dài hạn được phân loại theo vùng kinh tế (Biểu 10 trang 62) đã cho thấy sự chênh lệch quá xa giữa các vùng trong việc tiếp cận và sử dụng vốn này. Năm 2005, dư nợ vùng đồng bằng bắc bộ gấp 78 lần dư nợ vùng Đông Nam Bộ.

Vùng đồng bằng bắc bộ với số lượng HTX vượt trội đã sử dụng 38,4% tổng số vốn tín dụng trung dài hạn của cả nước (năm 2005). Tiếp đó là vùng Duyên hải miền trung (25%), Tây nguyên (14,8%). Đáng quan tâm là các HTX vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ tiếp cận với nguồn vốn này chưa đáng kể.

Tuy nhiên, vốn tín dụng trung dài hạn đã cóở tất cả các vùng kinh tế trên cả nước nói lên một sự hiện diện cần thiết cho quá trình phát triển đi lên của kinh tế HTX. Những vùng có vốn này tăng trưởng mạnh qua 5 năm như vùng đồng bằng Bắc bộ tăng 4,3 lần, Duyên Hải miền trung tăng 4 lần, Tây nguyên tăng 5,9 lần sẽ là kinh nghiệm, động lực cho các vùng khác tăng trưởng theo.

Một phần của tài liệu TÍNDỤNGNGÂNHÀNGGÓPPHẦNPHÁTTRIỂNKINHTẾ HTX VIỆTNAMGIAIĐOẠN2008 2013 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w