khẩu Việt Nam:
1. Về việc sử dụng tài khoản kế toán:
Hiện nay trong các doanh nghiệp xuất khẩu uỷ thác việc sử dụng tài khoản trong quan hệ thanh toán với đơn vị uỷ thác xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu còn rất tuỳ tiện, hầu như mỗi doanh nghiệp sử dụng tài khoản theo một kiểu. Cùng là nhóm tài khoản phản ánh công nợ trong thanh toán: TK 131, TK 1388, TK 331,
TK 3388. Vậy mà các doanh nghiệp sử dụng các tài khoản này để định khoản trong những nội dung hoàn toàn khác nhau.
2. Về phương pháp hạch toán:
Do từ việc sử dụng tài khoản không thống nhất như trên, nên có thể đưa ra một số ví dụ về định khoản không thống nhất giữa các doanh nghiệp như sau:
Ở các đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu:
* Khi ghi nhận doanh thu xuất khẩu phải thu ở đơn vị nhận uỷ thác, có doanh nghiệp sử dụng bút toán:
Nợ TK 338 (3388) - Phải thu. Có TK 511 – Doanh thu.
Có (hoặc Nợ) TK 413 – CLTG.
Nhưng cũng có doanh nghiệp lại sử dụng bút toán:
Nợ TK 131 (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác). Nợ (hoặc Có) TK 413: CLTG.
Có TK 511.
* Thanh toán các khoản trong tiền hàng phải thu:
Nợ TK 641 – Chi phí trả hoa hồng uỷ thác. Nợ TK 112 - Tiền hàng còn thực nhận.
Nợ TK 1331 - Thuế GTGT tính trên hoa hồng uỷ thác.
Có TK 338 (3388) - Tiền hàng xuất khẩu đã thanh toán.
* Các khoản chi phí liên quan đến xuất khẩu hàng hoá được bên nhận uỷ thác chi hộ:
Nợ TK 641.
Nợ TK 133 (1331).
Có TK 338 (3388).
* Bù trừ số tiền phải thu về hàng xuất khẩu với các khoản phải trả bên nhận uỷ thác xuất khẩu:
Nợ TK 338 (3388): Ghi giảm các khoản phải trả bên nhận uỷ thác. Nợ (hoặc Có) TK 413: CLTG.
Có TK 138 (1388): Ghi giảm số tiền đã chuyển cho bên nhận uỷ thác. Có TK 131: Ghi giảm số tiền phải thu ở đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu.
Ở đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu:
* Khi phản ánh tổng số tiền hàng xuất khẩu, Có doanh nghiệp ghi:
Nợ TK 112 (1122). Nợ TK 131.
Có TK 138 (1388): Tổng số tiền phải trả bên giao uỷ thác XK.
Nhưng có doanh nghiệp lại ghi bút toán sau:
Nợ TK 1112, 1122, 131: Số tiền hàng XK đã thu hay phải thu ở người NK. Có TK 331: Tổng số tiền phải trả bên giao uỷ thác XK.
* Khi nhận hoa hồng uỷ thác, có doanh nghiệp ghi:
Nợ TK 131 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Tổng số hoa hồng uy thác được hưởng phải thu đơn vị giao uỷ thác.
Có TK 511: Hoa hồng được hưởng.
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT tính trên hoa hồng uỷ thác.
Nhưng lại có doanh nghiệp ghi:
Nợ TK 138 (1388).
Có TK 511: Hoa hồng về dịch vụ bán hàng uỷ thác.
* Các khoản chi hộ cho đơn vị uỷ thác:
Nợ TK 138 (1388). Có TK 111,112.
* Tiến hành thanh toán bù trừ giữa các khoản phải thu bên giao uỷ thác với số tien hàng xuất khẩu phải trả cho bên giao uỷ thác xuất khẩu:
Nợ TK 331 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu): Ghi giảm số tiền phải trả bên giao uỷ thác xuất khẩu.
Nợ (hoặc Có) TK 413: CLTG.
Có TK 131 (chi tiết đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu): Bù trừ số hoa hồng uỷ thác xuất khẩu phải thu.
Có TK 138 (1388 – Chi tiết đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu): Bù trừ các khoản phải chi hộ khác.
Như vậy có thể thấy được sự lộn xộn và rất không thống nhất giữa các doanh nghiệp khác nhau trong việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến xuất khẩu uỷ thác
3. Về tỷ giá:
* Chưa có những hướng dẫn cụ thể trong việc hạch toán chênh lệch tỷ giá hay quy đổi tỷ giá phù hợp với tính đặc thù của từng doanh nghiệp. Những quy định đã có thì rất chung chung, áp dụng hầu hết cho các loại doanh nghiệp.