1 Chi phí lương nhân viên bán hàng và tiếp thị

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết ABC để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tại công ty điện tử SAMSUNG VINA.pdf (Trang 82 - 84)

Như đã trình bày ở phần trên, chi phí bán hàng nói chung hay chi phí lương nhân viên bán hàng và tiếp thị nói riêng đều tập hợp theo sơ đồ trung tâm chi phí (như sơ đồ 2.3) S005: Chi nhánh Đà Nẳng S003: Chi nhánh Hà Nội S004: Chi nhánh HCM S001: Bộ phận tiếp thị S002: Bộ phận bán hàng chung

Sau đó, tiến hành phân bổ theo doanh thu bán hàng xuống cho các đối tượng chịu phí.

Tuy nhiên, những nhân viên bán hàng và tiếp thị này ngoài việc bán hàng theo khu vực còn bán hàng và tiếp thị theo loại sản phẩm, ví dụ: có nhân viên phụ trách vùng HCM nhưng chỉ tiếp thị và bán hàng sản phẩm monitor hay có nhân viên bán hàng ở Hà Nội nhưng chuyên về bán hàng LCD.

Vì vậy, cần thiết phải trình bày bảng lương theo nhóm trung tâm chi phí và loại sản phẩm phụ trách, sau đó, tiến hành tập hợp chi phí này chi tiết hơn theo loại sản phẩm dựa trên màn hình 3.1 dưới đây:

Hình 3.1 – Khung nhập liệu chi tiết theo profitability segment

Tuy nhiên, các ô nhập liệu như: Plant, Product, Customer sẽ được bỏ trống vì không có thêm thông tin chi tiết, chỉ cần nhập liệu vào ô Distribution Channel (Nội địa/xuất khẩu), Division (theo loại sản phẩm) và Plant (vị trí kinh doanh).

Tại Savina, các chi phí bán hàng được phân bổ cho các model sản phẩm theo doanh thu của từng model sản phẩm, tuy nhiên, việc phân bổ chi phí lương nhân viên bán hàng như trên là chưa phù hợp bởi lẻ lương nhân viên trên thực tế không được trả theo doanh số bán hàng mà cố định theo hợp đồng lao động, theo tác giả, những chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp nếu không thể phân bổ được theo mức độ hoạt động thì không nhất thiết phải tiến hành phẩn bổ mà chỉ việc trình bày trong báo cáo quản trị như là một chi phí chung và nếu có thể tập hợp chi phí càng chi tiết đến đâu thì trình bày những chi phí này trong báo cáo quản trị càng chi tiết đến đó, ví dụ: chi phí nhân viên bán hàng sản phẩm monitor khu vực miền Bắc thì những chi phí này phải được tập hợp như là một chi

phí chung cho loại sản phẩm này và khu vực này và không phải tiến hành phân bổ xuống cho các model sản phẩm monitor 15’, 17’,… của khu vực miền Bắc.

Đây cũng là nhược điểm vốn có của ABC khi mà một số chi phí không thể phân bổ theo mức độ hoạt động.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết ABC để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tại công ty điện tử SAMSUNG VINA.pdf (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)