II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ CẠNH TRANH
c. Toàn cầu hóa
Ngành bán lẻ đã chứng kiến một sự toàn cầu hóa về thị trường; ranh giới của ngành bán lẻ không dừng lại ở biên giới quốc gia. Các công ty/tập đoàn bán lẻ tại Mỹ đã phải đối mặt với các đối thủ nước ngoài ngay trên thị trường nội địa và cả các thị trường ở các quốc gia khác mà nó hoạt động
Ví dụ: Năm 2008, nhà bán lẻ Topshop (UK) đã mở thêm các chi nhánh trong số 300 cửa hàng tại NewYork và Los Angeles, nhà bán lẻ này tỏ ra rất chủ động và đáng gờm khi đem đến 2 thị trường lớn của nước Mỹ phong cách mua sắm London
Khi tính cạnh tranh gia tăng, các công ty đang ngày càng hoàn thiện lợi thế cạnh tranh của mình trước các đối thủ. Đối với Wal-Mart là 1 sự củng cố ưu thế đặc biệt về năng lực thương lượng của nó với các đối tác; với TJX, Ross Store, Big Lots là sự hoàn thiện chiêu thức kinh doanh OFF-PRICE của nó trong việc tìm kiếm, duy trì quan hệ với đối tác và quản lí mạng lưới phân phối…
Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng sự liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp của các nước, nhưng đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, toàn cầu hóa hoàn toàn không phải là "trò chơi" hai bên đều thắng, mà nó thường gây ra hiệu ứng hai mặt. Có những khu vực, những nước và doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng nhờ toàn cầu hóa; nhưng có những khu vực, những nước và doanh nghiệp bị thua thiệt hoặc thậm chí bị đẩy ra khỏi dòng chảy sôi động của thương mại và đầu tư quốc tế. Ngày nay, muốn tránh thua thiệt và được hưởng lợi trong cạnh tranh quốc tế, thì vấn đề cốt lõi là phải tăng cường thực lực kinh tế và chủ động hội nhập.
Tóm lại, toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng phát triển khách quan, mang tính quy luật trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế đang tác động sâu sắc đến nền kinh tế của tất cả các quốc gia. Toàn cầu hóa mang lại những cơ hội phát triển to lớn cho các công ty, nhưng cũng đặt các công ty trước những thách thức, khó khăn
không nhỏ. Điều đó đòi hỏi các công ty phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc để có những giải pháp phù hợp nhằm tận dụng được những cơ hội, vượt qua thách thức, biến những thách thức thành cơ hội để phát triển, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện tại với sự bão hòa của thị trường thì sự thành công ở thị trường các nước lân cận, phát triển khác là yếu tố hết sức quan trọng đối với ngành bán lẻ ở Mỹ.