Khi thực hiện kiểm toán, để đảm bảo cho công việc kiểm toán có hiệu quả, KTV Công ty AASC đã sử dụng kỹ thuật tham chiếu trên giấy tờ làm việc.
Các ký hiệu tham chiếu do Công ty quy định dựa trên các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Ký hiệu này được Công ty AASC quy định đến cấp 2, việc mở rộng đến các cấp lớn hơn tuỳ thuộc vào tình hình Công ty khách hàng và sự linh hoạt của kiểm toán viên. ( Bảng ký hiệu tham chiếu – trang 18).
Cách đánh tham chiếu:
L/y : Khớp đúng với Báo cáo kiểm toán năm trước. Ag : Khớp đúng với B/S ( hoặc P/L), sổ cái.
: Đã kiểm tra chứng từ.
: Cộng dọc đúng. : Cộng ngang đúng.
Bảng số 7: Bảng ký hiệu tham chiếu
STT Nội dung Ký hiệu
1 Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý I
2 Tổng kết công việc kiểm toán của niên độ II
3 Báo cáo tài chính của khách hàng A
5 Các khoản đầu tư ngắn hạn D
7 Các khoản phải thu E
Dự phòng nợ phải thu khó đòi E6
8 Hàng tồn kho F
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho F7
9 Trang đầu kết luận Kí hiệu khoản mục + S
10 …
Sau đây là các công việc kiểm toán viên thực hiện để kiểm tra chi tiết các khoản dự phòng tại Công ty ABC.
A>
Kiểm tra số liệu và cơ sở trích lập dự phòng
Thực chất của công việc này là kiểm toán viên nhằm kiểm tra tính tuân thủ các nguyên tắc kế toán được áp dụng cho việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng của Công ty ABC.
Số liệu của Công ty ABC về các khoản dự phòng được trích dẫn tại Bảng phụ lục ( phụ lục 4 ).
Khi kiểm tra cơ sở trích lập dự phòng, kiểm toán viên đưa ra những nhận xét sau:
Bảng số 8: Kiểm tra chi tiết việc tuân thủ các nguyên tắc trích lập dự phòng
Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán
Thực tế tại Công ty ABC Kết luận của KTV Phù hợp với CĐKT hiện hành Không phù hợp với CĐKT hiện hành
1. Kiểm tra tính nhất quán của các số liệu kế toán.
Số liệu trên sổ sách được ghi sổ nhất quán giữa các kỳ.
2. Kiểm tra tính phù hợp của việc trích lập:
2.1 Đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi: kiểm tra các khoản nợ khó đòi có được trích lập đúng theo quy định của Nhà nước không.
Công ty thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với những trường hợp nợ từ 2 năm trở lên hoặc do bị mất tích, chết.
2.2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: KTV thực hiện kiểm tra về việc ghi giá của hàng tồn kho tại thời điểm 31/12.
Công ty trích lập dự phòng cho hàng hoá, vật tư trên cơ sở chiến lược kinh doanh của Công ty.
2.3 Dự phòng đầu tư tài chính (ngắn hạn, dài hạn): kiểm tra các quy định liên quan đến trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính.
B>
Kiểm tra các tính toán liên quan đến trích lập và xử lý các khoản dự phòng .
B/1 Kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi tại Công ty ABC năm 2002 được trích lập cho Văn phòng Công ty, Chi nhánh1, Chi nhánh 2 và Chi nhánh 3.
Do khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi liên quan đến tài khoản phải thu khách hàng nên khi tiến hành kiểm toán, KTV kết hợp kiểm tra chi tiết công nợ
phải thu theo hướng tìm kiếm các khoản công nợ có số dư kéo dài tại nhiều năm mà chưa được hạch toán vào dự phòng nợ phải thu khó đòi, nhằm tách bóc công nợ, đưa vào chi phí theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Để làm được điều này, KTV thu thập danh sách chi tiết công nợ được phân tích theo thời gian, đồng thời dựa vào kết quả kiểm toán lần trước để đưa ra nhận định. Đối với những khoản có nghi ngờ, KTV có thể hỏi trực tiếp Ban lãnh đạo Công ty để giải thích cho sự chậm trễ, nghi ngờ đó hoặc yêu cầu kiểm tra chứng từ. hoá đơn, hợp đồng kinh tế của số hàng hoá đã bán ứng với công nợ phải thu.
Công ty ABC có địa bàn hoạt động trên cả nước gồm các Chi nhánh và các cơ sở khác nhau, do vậy khách hàng của Công ty là đa dạng và rất khó kiểm soát. Chính vì thế dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập cho các Chi nhánh và Văn phòng đại diện như sau:
Bảng số 9: Bảng cân đối số phát sinh năm 2002 - Toàn Nhà máy Các khoản dự phòng
Tài khoản
Đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cuối kỳ
Dư có Nợ Có Dư có
139 188.355.300 83.267.968 509.555.926 614.643.258
159 6.200.000.000 500.000.000 1.000.000.000 6.700.000.000
Bảng số 10:Bảng cân đối số phát sinh năm 2002 - Văn phòng Các khoản dự phòng
SHTK Đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cuối kỳ
139 0 200.000.000 200.000.000
159 5.000.000.000 500.000.000 4.500.000.000
Bảng số 11: Bảng cân đối số phát sinh năm 2002- Chi nhánh 1 Các khoản dự phòng
SHTK Đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cuối kỳ
Dư có Nợ Có Dư nợ
139 0 210.020.201 210.020.201
159 0 0 0 0
Bảng số 12: Bảng cân đối số phát sinh năm 2002- Chi nhánh 2 Các khoản dự phòng
SHTK Đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cuối kỳ
Dư có Nợ Có Dư có
139 45.127.000 99.535.725 144.662.725
159 0 0 0 0
Bảng số 12: Bảng cân đối số phát sinh năm 2002- Chi nhánh 3 Các khoản dự phòng
SHTK Đầu kỳ Phát sinh Cuối kỳ
Dư có Nợ Có Dư có
139 143.228.300 83.267.968 59.960.332
159 1.200.000.000 300.000.000 1.500.000.000
Kiểm toán viên dựa vào các số liệu trên Bảng cân đối kế toán, trên Bảng kê chi tiết và các kết quả kiểm toán lần trước để kiểm tra tính cộng dồn, ghi sổ.
Trong quá trình kiểm toán khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi tại Văn phòng và các Chi nhánh, KTV nhận thấy việc trích lập và xử lý dự phòng trong toàn Công ty đều được thực hiện đúng theo quy định hiện hành. Tuy nhiên , KTV yêu cầu điều chỉnh một số khoản do bỏ sót công nợ khó đòi và không có chứng từ hợp lệ như sau:
Tại Văn phòng: điều chỉnh giảm nợ phải thu khó đòi do không có đủ chứng từ hợp lệ, số tiền là: 23.465.000
Tại Chi nhánh 1:
Cần trích dự phòng nợ khó đòi cho các khách hàng sau:
- Công ty Việt Hùng: 5.356.790 đồng
- Công ty TAPLO : 25.765.324đồng
Tổng cộng: 31.122.114 đồng
Cần ghi giảm dự phòng nợ khó đòi do thiếu chứng từ gốc, số tiền trị giá: 7.637.000 đồng.
Tại Chi nhánh 2:
Trích thêm dự phòng nợ phải thu khó đòi 85.408.100 đồng do KTV phát hiện thấy khoản này Chi nhánh đã hạch toán nhầm vào TK 138, thực chất đây là số công nợ khó đòi.
Điều chỉnh giảm số công nợ khó đòi số tiền là 2.099.000 đồng do có hai chứng từ không hợp lệ.
Tại Chi nhánh 3 : điều chỉnh giảm dự phòng nợ khó đòi một khoản 10.600.000 đồng cũng do thiếu chứng từ gốc.
Quá trình kiểm toán của kiểm toán viên được ghi lại trên giấy tờ làm việc như sau:
Tại Văn phòng: