Vài nét về Công ty thương mại Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương mại Hà Nội” (Trang 25)

1. Sự ra đời về quá trình phát triển của công ty

Công ty Thương mại Hà Nội, tiền thân là cửa hàng bách hoá Tổng hợp ra đời cách đây hơn 40 năm theo quyết định số 337/QĐ - NT ngày 28/8/1960 của Bộ nội thương (nay là Bộ thương mại). Đến ngày 13/02/1993, sau khi được thành lập lại theo quyết định số 687/ QĐ - UB của UBND thành phố Hà Nội, Bách hoá Tổng hợp được đổi tên thành Công ty Thương mại Hà Nội. Công ty là loại hình doanh nghiệp bán lẻ, hạch toán độc lập, trực thuộc Sở thương mại Hà Nội.

Trong suốt thời gian từ năm 1960 – 1989, Công ty với tên gọi là Bách hoá Tổng hợp, kinh doanh theo cơ chế bao cấp, việc mua bán hàng hoá của Công ty đều theo kế hoạch cấp trên giao một cách chủ quan, cứng nhắc tách rời nhu cầu thực tế, mua theo kế hoạch, bán theo tiêu chuẩn. Vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của công ty là bảo quản và phân phối hàng hoá. Từ năm 1989 theo quyết định 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, công ty đã chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập. Có thể nói rằng đây là những năm đầy khó khăn do hậu quả của nhiều năm hoạt động theo cơ chế cũ. Nhất là trong một thị trường có hoạt động cạnh tranh diễn ra hết sức sôi động, dưới đủ mọi hình thức, với nhiều thành phần kinh tế khác nhau làm cho công ty gặp không ít khó khăn.

Trước tình hình đó công ty đã mạnh dạn, sáng tạo vận dụng ưu thế của cơ chế thị trường đưa ra những quyết định nhằm đổi mới hoạt động kinh doanh, đổi mới quản lý kinh tế phần nào đã mang lại những kết quả không nhỏ.

Hoà chung vào cơ chế thị trường cạnh tranh tự do, để tháo gỡ những khó khăn chuyển dần sang hạch toán kinh tế đôc lập, lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu cụ thể. Trong 2 năm 1992 – 1993, thực hiện chủ trương của Nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Công ty Thương mại Hà Nội đã cùng với một công ty lớn của Anh là DRAGON PROPERTIVES. LTD – thành lập một liên doanh lấy tên là Trung tâm thương mại Hà Nội (tên giao dịch quốc tế là Hà Nội Plaza. Ltd). Liên doanh này được uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư Việt Nam (nay là Bộ kế hoạch và Đầu tư) cấp giấy phép số 855/GP ngày 4/5/1994. Thời gian hoạt động của liên doanh là 40 năm với số vốn đầu tư là 41 triệu USD để xây dựng Trung tâm thương mại này một siêu thị hoạt động ngành kinh doanh hàng hóa và căn hộ cho thuê.

Đến đầu năm 1995, Công ty Thương mại Hà Nội có thêm nhiệm vụ là khẩn trương giao mặt bằng cho liên doanh (tức cửa hàng bách hoá tổng hợp tại 24 Hai Bà Trưng cũ), đồng thời giải quyết chế độ một cách hợp lý cho những người trước đây đã làm việc tại Công ty nhưng nay nghỉ một thời gian để chờ liên doanh khi chính thức đi vào hoạt động, đảm bảo đời sống cho những người đang đi làm.

Ngày 10/9/1995, Công ty đã bàn giao mặt bằng cho liên doanh. Trụ sở chính của công ty từ Hai Bà Trưng chuyển sang 18 Hàng Bài, rồi 25 Tôn Đức Thắng và nay là B21 Nam Thành Công, Đường Nguyên Hồng. Tuy nhiên liên doanh Hà Nội Plaza trong suốt những năm qua đã tiến triển một cách quá chậm chạp mà nguyên nhân chính là do những sự thay đổi từ phía đối tác nước ngoài. Do đó công trình đã chính thức được Nhà nước cho phép chấm dứt hợp đồng liên doanh, giải thể trước thời hạn.

Đầu năm 1999, công ty đã khai trương Trung tâm thương mại Cát Linh, trong trung tâm thương mại kinh doanh đa ngành loại hình mới. Đó là một

công trình do Nhà nước đầu tư với số vốn hơn 6 tỷ đồng, giao cho công ty đưa vào sử dụng. Đây có thể nói là một lợi thế cho công ty trong việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ hàng hóa cho đến nay và hứa hẹn nhiều kết quả tốt trong tương lai.

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

2.1. Chức năng

Là một đơn vị thương nghiệp lớn của Hà Nội, trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội chịu trách nhiệm trước Sở về những hoạt động kinh doanh của mình. Công ty thương mại Hà Nội có chức năng chủ yếu là tổ chức lưu thông hàng hoá tiêu dùng phục vụ nhân dân thủ đô, khách vãng lai và người nước ngoài.

2.2. Nhiệm vụ

Với những chức năng cơ bản đó, Công ty thương mại Hà Nội có nhiệm vụ chủ yếu là:

- Tổ chức công tác mua hàng từ các nguồn hàng khác nhau đảm bảo đủ lượng hàng cho các nghiệp vụ khác.

- Tổ chức tốt việc bảo quản, dự trữ hàng hóa đảm bảo cho lưu thông hàng hoá được thường xuyên liên tục và ổn định thị trường.

- Tổ chức bán buôn, bán lẻ hàng hóa cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và chủ yếu là phục vụ người tiêu dùng trên phạm vi toàn thành phố, các cá nhân trong ngoài nước.

- Tổ chức liên kết kinh tế, làm đại lý cho các cơ sở sản xuất, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân trong nước.

- Làm nghĩa vụ kinh tế đối với nhà nước thông qua các chỉ tiêu giao nộp ngân sách hàng năm.

3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Cơ cấu tổ chức của Công ty Thương mại Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ sau:

Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng Kế toán Phòng kinh doanh Phòng kiến thiết cơ bản Các cửa hàng Cửa hàng 18 Hàng Bài Cửa hàng 191 Hàng Bông CH B21 Nam Thành công Cửa hàng Lạc Trung Cửa hàng 1E Cát Linh

Trong đó: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ nghiệp vụ

* Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.

- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên công ty theo luật định. Giám đốc là người chịu phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo các công việc sau:

+ Tổ chức nhân sự, đề bạt cán bộ, quyết liệt về tiền lương tiền thưởng, sử dụng các quỹ công ty.

+ Định hướng kinh doanh và quyết định các chủ trương lớn về phát triển kinh doanh trong và ngoài nước.

+ Quản lý xây dựng cơ bản và đổi mới điều kiện làm việc, điều kiện kinh doanh.

+ Ký kết hợp đồng kinh tế

+ Ký duyệt phiếu thu chi, thanh toán theo định kỳ.

+ Ký văn bản, công văn gửi các cơ quan hữu quan và cấp trên. + Chỉ đạo hoạt động kinh doanh các cửa hàng

- Phó giám đốc kiêm chủ tịch công đoàn công ty: có trách nhiệm giúp giám đốc công ty chỉ đạo và giải quyết các công việc sau:

+ Quản lý hành chính văn phòng công ty + Bảo vệ an ninh, thanh tra

+ Bảo hộ lao động và vệ sinh an toàn lao động.

+ Giải quyết các công việc có liên quan về bảo hiểm do công ty tham gia mua bảo hiểm.

- Phó giám đốc về kinh doanh: có nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác kinh doanh.

+ Đề xuất định hướng phương thức kinh doanh (phân công chuyên doanh, kết hợp với tổng hợp kinh doanh và dịch vụ thương mại khác); cơ chế khoán, quản lý trong kinh doanh đối với cửa hàng trực thuộc công ty và các khâu khác trong kinh doanh dịch vụ thương mại.

+ Khai thác, tìm nguồn hàng hoá trong và ngoài tỉnh gắn với địa chỉ tiêu thụ hàng hoá.

+ Tổ chức kinh doanh bán buôn, bán lẻ, tiếp nhận vận chuyển và bảo quản hàng hóa.

+ Tổ chức công tác tiếp thị Marketing và quảng cáo.

Ngoài ra Phó giám đốc còn có nhiệm vụ thay mặt Giám đốc công ty điều hành công việc quản lý của công ty khi Giám đốc đi vắng hoặc giải quyết công việc đột xuất khác theo yêu cầu công tác của công ty.

* Các phòng ban: gồm 4 phòng.

- Phòng tổ chức hành chính: có chức năng giúp giám đốc công ty thực hiện chính sách của Nhà nước, đối với người lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, chỉ đạo công tác thanh tra, bảo vệ và quản trị hành chính.

- Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng giúp đỡ giám đốc công ty quản lý và sử dụng vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm, hàng quý. Thực hiện và chỉ đạo các cửa hàng trực thuộc công ty hạch toán kế toán theo pháp lênh kế toán – thống kê và các văn bản pháp quy của Nhà nước, quản lý quy (tiền mặt, ngân phiếu...)

- Phòng kinh doanh: có chức năng giúp giám đốc công ty từ chuẩn bị đến triển khai các hợp đồng kinh tế, khai thác nguồn hàng gắn với địa điểm tiêu thụ bán buôn cho các cửa hàng trong công ty cũng như bán buôn cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh kể cả mạng lưới đại lý bán lẻ. Tổ chức công tác tiếp thị – Marketing – quảng cáo. Phát triển mạng lưới cửa hàng của công ty và mạng lưới bán hàng đại lý. Triển khai công tác kinh doanh XNK hàng hóa.

- Phòng kiến thiết cơ bản: Có chức năng giúp giám đốc công ty triển khai, giám sát công tác xây dựng cơ bản với các đơn vị hữu quan, xây dựng và cải tạo những địa điểm kinh doanh mới của công ty.

* Các cửa hàng: Công ty có 5 cửa hàng trực thuộc: Cửa hàng 18 Hàng Bài, cửa hàng B21 Nam Thành công, cửa hàng 191 Hàng Bông, cửa hàng kho Lạc Trung, Trung tâm thương mại 1E Cát Linh.

Các cửa hàng này căn cứ vào tổng mức giá trị hàng bán ra theo kế hoạch được công ty giao, tổ chức bán buôn, bán lẻ hàng hoá và các dịch vụ thương mại khác. Lãi gộp của cửa hàng phải nộp cho công ty theo tỷ lệ quy định, phần lợi nhuận còn lại các cửa hàng tự phân phối cho người lao động.

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

1. Phân tích khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh ở Công ty Thương mại Hà Nội

Trải qua 15 năm trong nền kinh tế thị trường với nhiều khó khăn và thử thách, chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực nhưng công ty ngày một phát triển. Hiện tại, công ty là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho một số người lao động, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước.

Trước khi phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty, ta phân tích qua một số kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đã đạt được trong 3 năm gần đây nhất (2002 – 2004) về một số chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận gộp, chi phí, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế... các chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ quy mô và kết quả của công ty qua các thời kỳ khác nhau, kết quả này được biểu hiện ở bảng 1.

Bảng 1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ở công ty trong 3 năm (2002 – 2004)

Đơn vị: triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003

Số tiền Tỷlệ Số tiền Tỷ lệ

1. Tổng doanh thu 102314 113.624 118837 11.310 11,05 5213 4,59

2. Các khoản giảm trừ 12 14 17 2 16,67 3 21,43

3. Doanh thu thuần 102302 113610 118820 11.308 11,05 5210 4,58

4. Giá vốn hàng bán 97089 107986 112844 10897 11,22 4858 4,50

5. Lãi gộp 5213 5624 5976 411 7,88 352 6,26

6. Tỷ lệ lãi gộp/DTT (%) 5,09 4,95 5,02 1,86 0,07

7. Chi phí kinh doanh 4826 5095 5163 269 5,57 68 1,33

8. Tỷ suất CFKD/DTT (%) 4,72 4,48 4,35 -0,24 -13

9. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 387 529 813 142 36,69 284 53,69

10. Tỷ suất LNHĐKD/DTT (%) 0,37 0,47 0,68 0,10 0,21

11. Thuế thu nhập doanh nghiệp 130 175 252 45 0,35 77 0,44

12. Lợi nhuận sau thuế 257 354 561 97 37,74 207 58,47

13. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/DTT (%) 0,25 0,31 0,47 0,06 0,16

14. Nộp ngân sách 2593 2978 3572 385 14,85 594 19,95

15. Thu nhập bình quân (nghìn đồng/ người/tháng)

870 885 910 15 1,72 25 2,82

Qua số liệu phân tích ở bảng 1, ta thấy doanh thu bán hàng của công ty là tương đối cao năm 2004 đạt 118837 triệu đồng. Điều này cho thấy Công ty thương mại Hà Nội là công ty có quy mô kinh doanh khá lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường. Doanh thu bán hàng của công ty qua các năm đều tăng. Năm 2003, doanh thu đạt 113624 (riệu đồng) tăng 11310(triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 11,05% so với năm 2002. Có được kết quả như vậy là do năm 2003 và 2004 thị trường tiêu thụ có nhiều điều kiện thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng, bên cạnh đó ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên trong công ty đã tìm ra những thiếu sót, từ đó rút ra kinh nghiệm và nỗ lực phấn đấu nên doanh thu tăng. Các khoản giảm trừ trong các năm 2002, 2003, 2004 lần lượt là 12 (triệu đồng), 14 (triệu đồng), 17 (triệu đồng), như vậy khoản giảm trừ chủ yếu của công ty là hàng hoá bị trả lại do không bảo đảm chất lượng. Để giữ uy tín của mình đối với bạn hàng, công ty cần khắc phục tình trạng trên bằng cách kiểm soát chất lượng hàng hoá trước khi giao cho khách hàng, chất lượng hàng hóa phải theo đúng yêu cầu.

Doanh thu thuần 2003 là 113610 (triệu đồng) tăng so với năm 2002 là 11308(triệu đồng) năm 2004 tăng 5210 (triệu đồng) so với năm 2003 tương ứng với tỷ lệ 4,58%, điều này là do công ty gặp nhiều thuận lợi trong kinh doanh, sức mua của người tiêu dùng tăng, thị trường được mở rộng.

Lãi gộp năm 2003 của công ty tăng so với năm 2002 với tỷ lệ là 7,88% tương ứng về số tiền tăng 411(triệu đồng), năm 2004 tăng 352 (triệu đồng) tăng ứng với tỷ lệ 6,26% so với năm 2003. Qua đây ta thấy trong 3 năm 2002 – 2004, hoạt động kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt có được điều này là do công ty đã có tích cực tìm kiếm nguồn hàng bạn hàng mới trên cơ sở củng cố và phát huy quan hệ với bạn hàng cũ.

Chi phí bán hàng năm 2001 tăng lên 269 (triệu đồng) tương ứng với số tiền và tỷ lệ khá cao so với năm 2003 tăng về số tiền là 68 (triệu đồng) try lệ tăng là 1,33% như vậy từ năm 2003 đến năm 2004 chi phí bán hàng tăng cả về quy mô và tốc độ. Nguyên nhân ảnh hưởng chính là do trong năm 2003,

2004 tình hình cạnh tranh giữa các sản phẩm phân phối của công ty với các sản phẩm khác trên thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, đối thủ không ngừng tung ra các chương trình khuyến mại tới khách hàng và cho ra thị trường nhiều sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao. Trước tình hình đó, Công ty thương mại Hà Nội đã phải đưa ra các chính sách kịp thời về các chính sách bán hàng như công tác Marketing, duy trì và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Lợi nhuận sau thuế của 2 công ty trong 3 năm lần lượt là 257 (triệu đồng), 354 (triệu đồng), 561 (triệu đồng) như vậy với năm 2003 so với năm 2002 tăng 97 (triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 37,74% tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng 0,06%. Năm 2004 lợi nhuận sau thuế tăng 207 (triệu đồng) với năm 2003 với tỷ lệ tăng 58,4&% và tỷ suất lợi nhuận cũng tăng 0,16%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp tổ chức khá tốt khâu kinh doanh.

Là một doanh nghiệp Nhà nước vì vậy ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, công ty còn phải nộp các khoản khác theo quy định của Nhà nước và hàng năm đã nộp đầy đủ. Trên đây là kết quả mà công ty đã đạt được trong thời gian qua chứng tỏ hàng hoá của công ty đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Tuy vậy qua các năm từ 2002 – 2004 có những điểm chưa được cần

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương mại Hà Nội” (Trang 25)