Định hướng phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trườn EU.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty may mặc xuất khẩu PHILKO - VINA sang thị trường EU (Trang 25 - 30)

Dân số đông, lại rất đa dạng về mức sống biến châu Âu trở thành thị trường xuất khẩu lý tưởng của các nhà sản xuất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc suy giảm sức cạnh tranh khiến châu Âu, nơi thoạt nhìn tưởng như rất dễ tính lại trở thành thị trường có nhiều biến động rủi ro nhất đối với bất kì các doanh nghiệp nào. Do đó cần có những định hướng phát triển nhất định cho việc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường này.

3.1.2.1. Về thị trường

Thứ nhất: Cần tập trung và ưu tiên xuất khẩu hàng may mặc mặc ngoài vào những thị trường có mức chi tiêu cho hàng may mặc mặc ngoài lớn như Đức, Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, Cộng hoà Séc. Đây là những quốc gia có mức chi tiêu bình quân trên đầu người khá lớn cho hàng may mặc mặc ngoài, mức tăng này tăng theo hàng năm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng những trung tâm thương mại tại các thị trường này thì khả năng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sẽ tăng lên, những trung tâm thương mại vừa có tác dụng thực hiện quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm may mặc chất lượng cao, là nơi tìm kiếm, ký kết hợp

Nguyn V n Trìnhă

Lp 40A7

đồng giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước với các đối tác tiêu thụ, phân phối của các quốc gia trong EU. Nhờ đó, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng quan hệ trực tiếp với hệ thống kênh phân phối của EU. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhanh chóng nắm bắt nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc mặc ngoài từ những trung tâm thời trang lớn để đưa ra những mẫu mã sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Thứ hai: Khả năng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc mặc ngoài của Việt Nam sang thị trường các nước còn lại của EU vẫn cao. Mặc dù, các quốc gia này có mức chi tiêu hàng may mặc mặc ngoài trên đầu người thấp nhưng vẫn là các quốc gia có kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc lớn và đều tăng qua các năm như Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Điển, Phần Lan, Hunggari. Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng may mặc vào được hệ thống kênh phân phối tại các quốc gia này thì khả năng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường các quốc gia này được nâng lên, đặc biệt những quốc gia đã từng là thị trường truyền thống của Việt Nam như: Slovakia, Hunggari, Látvia, Lítva, Estonia. Các doanh nghiệp cần thiết lập lại các mối quan hệ bạn hàng với các đối tác thuộc các quốc gia này cùng với những kinh nghiệm thu được trong quá trình từng là bạn hàng của nhau sẽ tạo ra khả năng thúc đẩy xuất khẩu cao.

3.1.2.2. Về mặt hàng

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, tại 17 quốc gia thành viên EU cũ là những quốc gia có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao trên thế giới. Quan niệm về chất lượng sản phẩm hàng may mặc gắn liền với những quan niệm về môi trường, quan niệm về xã hội. Khách hàng ở các quốc gia này không những quan niệm về sản phẩm may mặc với độ bền cao, kiểu dáng

đẹp mà đòi hỏi sản phẩm may mặc đó khi sản xuất và sử dụng không gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm được sản xuất theo những tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và xã hội, không lạm dụng sức lao động trẻ em trong sản xuất hàng may mặc hoặc vi phạm Luật lao động. Cho nên, những sản phẩm hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường 17 nước EU cũ là những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng kiểu dáng mẫu mã, tình thời trang cao và doanh nghiệp sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và môi trường, xã hội như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, sản phẩm dán nhãn sinh thái. Những doanh nghiệp Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và môi trường, xã hội sẽ có khả năng xuất khẩu mạnh vào thị trường các quốc gia này, sẽ có khả năng cạnh tranh cao so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc mặc ngoài còn phụ thuộc vào uy tín thương hiệu, khách hàng của các quốc gia này sẽ căn cứ vào mức độ uy tín của thương hiệu để đưa ra quyết định mua hàng. Uy tín thương hiệu có thể của sản phẩm, của doanh nghiệp hoặc của nhà phân phối, đại lý. Nhiều sản phẩm may mặc của Việt Nam nhưng khi bán cho người tiêu dùng EU dưới thương hiệu của một đại lý hoặc tên của một nhà phân phối chứ không phải là thương hiệu của mình . Nếu như, doanh nghiệp Việt Nam xây dựng uy tín thương hiệu của mình thì khả năng đẩy mạnh xuất khẩu tăng lên, còn doanh nghiệp chưa có thương hiệu hoặc uy tín thương hiệu thấp thì nên liên kết với các đại lý bán hàng, các nhà phân phối của EU sử dụng thương hiệu của họ để mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.

Với 12 quốc gia thành viên mới, do sự phát triển kinh tế chưa cao, thu nhập bình quân trên đầu người thấp. Vì thế, những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm hoặc những yêu cầu về trách nhiệm xã hội hay chất

Nguyn V n Trìnhă

Lp 40A7

lượng môi trường không cao như tại 15 quốc gia thành viên cũ, yêu cầu về uy tín thương hiệu cũng không cao. Vì vậy khả năng xuất khẩu hàng may mặc mặc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, môi trường hay trách nhiệm xã hội sang các quốc gia này cao hơn, nhưng mức độ cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn bởi nhiều quốc gia chậm phát triển cũng đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này, yếu tố giá cả và đa dạng mẫu mã, hệ thống kênh phân phối rộng là yêú tố quan trọng để cạnh tranh giữa các sản phẩm. Nhiều sản phẩm may mặc của Việt Nam có giá cả rẻ nhưng mẫu mã chưa đa dạng, hệ thống kênh phân phối hẹp nên khả năng cạnh tranh không cao so với các sản phẩm của Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Srilanca, Bănglađét. Khả năng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường 12 quốc gia thành viên mới sẽ tăng mạnh khi hàng may mặc mặc ngoài có nhiều mẫu mã hơn, đồng thời xây dựng và phát triển thương hiệu hàng may mặc của các doanh nghiệp. Điều này cũng góp phần tạo ra sự khác biệt về sản phẩm của Việt Nam với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để khách hàng nhận biết và lựa chọn

Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối của thị trường EU:

Thứ nhất, để thâm nhập thị trường EU một cách có hiệu quả các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm các nhà nhập khẩu EU để xuất khẩu trực tiếp. tìm các nhà nhập khẩu này qua các thương vụ Việt Nam tại EU, phái đoàn EC tại Hà Nội, các đại sứ quán ở các nước EU tại Việt Nam.

Thứ hai, liên doanh dưới hình thức: sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá. Theo hình thức này các nhà xuất khẩu Việt Nam nên mua nhãn hiệu hàng hoá của các nhà sản xuất nổi tiếng châu Âu để gắn vào sản phẩm của mình rồi tung vào thị trường EU. Sau một thời gian khi người tiêu dùng đã

quen thì chúng ta tiến hành gắn nhãn hiệu của nhà sản xuất Việt Nam bên cạnh nhà sản xuất châu Âu. Khi nhu cầu của người tiêu dùng châu Âu đối với loại sản phẩm có gắn hai nhãn hiệu bắt đầu tăng nhanh thì các nhà sản xuất Việt Nam có thể bóc nhãn hiệu của nhà sản xuất châu Âu.

Liên doanh có thể theo hình thức khi các nhà sản xuất Việt Nam có tiềm lực kinh tế đủ mạnh thì nên thành lập liên doanh với các công ty xuyên quốc gia EU để trở thành công ty con.

Trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam một mặt vừa duy trì xuất khẩu trực tiếp, liên doanh để thâm nhập thị trường EU, mặt khác cần phải nghiên cứu để lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường bằng hình thức đầu tư trực tiếp.

Dù lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường nào thì đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau. Dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả. . . và cần phải nắm vững 4 nguyên tắc khi thâm nhập thị trường EU; Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng; Hạ giá thành sản phẩm: Đảm bảo thời gian giao hàng; Duy trì chất lượng sản phẩm.

Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợp của thị trường EU:

Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu thị trường và khách hàng để nắm được đặc điểm của người tiêu dùng và kênh phân phối trên thị trường EU, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU.

Muốn tạo ra nguồn hàng thích hợp, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý. Từ năm 1996 đến nay, EU dành cho hàng xuất khẩu Việt Nam thuế quan ưu đãi GSP, do vậy rào cản kỹ

Nguyn V n Trìnhă

Lp 40A7

thuật mới chính là rào cản thực sự và khó vượt qua đối với hàng hoá Việt Nam khi vào thị trường EU. Cần tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý ISO 9000, ISO 14000 và HACCP. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu ổn định và thích hợp sang thị trường EU. HACCP áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, ISO 14000 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp mà có quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, và ISO 9000 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác.

Như vậy có thể nói rằng ISO 9000, ISO 14000 và HACCP chính là chìa khoá để các nhà xuất khẩu Việt Nam mở cánh cửa vào thị trường EU. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 và HACCP giúp các nhà sản xuất Việt Nam cho ra đời các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường.

Nắm vững quy định chế độ chính sách của EU: Chế độ chính sách quản lý nhập khẩu của EU hết sức phức tạp cho nên việc thu nhập, hiểu biết thông tin về thị trường EU đối với các nhà sản xuất Việt Nam là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với chúng ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty may mặc xuất khẩu PHILKO - VINA sang thị trường EU (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w