- Tuân theo Quyết định số
2.3.3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ
Để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ, KTV phải tìm hiểu và nắm rõ những thông tin sau:
• Bản chất số dư các khoản mục, các sai sót có thể xảy ra đối với từng nhóm tài khoản.
• Quy mô của các số dư của các khoản mục, tỷ trọng số dư tài khoản so với tổng số.
• Mức độ biến động, phức tạp và thường xuyên của từng loại tài khoản so với năm trước.
• Kết quả của lần kiểm toán trước với các tài khoản.
• Loại tài khoản có nhiều ước tính kế toán.
• Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên
Để tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán, kiểm toán viên không thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng tài khoản mà chỉ đánh giá rủi ro cho từng nhóm khoản mục. Hơn nữa, kiểm toán viên không nhất thiết phải đánh giá cho từng tài khoản mà chỉ cần đánh giá cho từng nhóm tài khoản có cùng bản chất. Kiểm toán viên Deloitte Việt Nam thường sử dụng ma trận định hướng để dự đoán các sai sót tiềm tàng đối với các khoản mục:
Bảng 7: Ma trận kiểm tra định hướng Loại khoản mục tiến hành kiểm tra Hướng dự kiến kiểm tra
Kết quả kiểm tra trực tiếp
Kết quả kiểm tra gián tiếp Khoản mục tài sản và chi phí Khoản mục công nợ và doanh thu Khoản mục tài sản và chi phí Khoản mục công nợ và doanh thu Khoản mục tài sản và chi phí O O U O Khoản mục công nợ và U U U O
doanh thu
Trong đó: O (overstatement) – Khai khống U (understatement) – Khai thiếu
Sai phạm ở mỗi khoản mục thường xảy ra một trong hai hướng: khai khống hoặc khai thiếu. Đối với khoản mục doanh thu và công nợ, khách hàng có xu hướng khai báo thiếu nên kiểm toán viên thường tập trung kiểm tra theo hướng này. Chẳng hạn, khi một khoản mục doanh thu bán hàng không được ghi nhận hoặc ghi nhận với giá trị thấp hơn, kết quả kiểm tra trực tiếp trên tài khoản doanh thu đó cho thấy giá trị được ghi nhận thấp hơn thực tế. Kiểm toán viên cũng có thể kiểm tra gián tiếp tài khoản các khoản phải thu khách hàng hoặc tài khoản tiền (nếu bán hàng thu tiền ngay) sẽ thấy giá trị ghi sổ thấp hơn thực tế. Cả hai tài khoản này đếu thuộc khoản mục tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy kết quả kiểm tra gián tiếp trên khoản mục tài sản và chi phí thường theo hướng khai thiếu. Kiểm toán viên có thể thực hiện quá trình kiểm tra tương tự đối với khoản mục tài sản và chi phí.
Phương pháp mà kiểm toán viên Deloitte Việt Nam thường sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng khoản mục là phương pháp phân tích, bao gồm phân tích ngang và phân tích dọc. Kiểm toán viên sử dụng phân tích ngang bằng cách so sánh số liệu giữa các năm với nhau hoặc so sánh số liệu năm hiện hành với dự toán của doanh nghiệp để tìm ra các điểm bất thường. Khi sử dụng phương pháp phân tích này, cơ sở so sánh phải được kiểm toán viên tin tưởng. Nếu là khách hàng truyền thống, cơ sở so sánh sẽ là số liệu của năm kiểm toán trước. Nếu là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên, có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất, Khách hàng đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác. Nếu công ty kiểm toán là thành viên của một trong ba hãng kiểm toán danh tiếng còn lại của thế giới, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam sẽ tin tưởng vào số liệu đó. Ngược lại, công ty kiểm
toán không phải là thành viên của các hãng kiểm toán danh tiếng, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam phải thu thập thêm thông tin đối với số liệu của năm kiểm toán trước.
Thứ hai, Khách hàng chưa được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán. Trường hợp này xảy ra khi khách hàng mới đi vào hoạt động. Khi đó, kiểm toán viên phải xem xét cơ sở lập dự toán của khách hàng nhằm thiết lập độ tin cậy vào dự toán đó. Kiểm toán viên dùng dự toán làm cơ sở so sánh với số liệu trong năm hiện hành của khách hàng để phân tích.
Kiểm toán viên cũng sử dụng các tỷ suất (phân tích dọc) để đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong công ty khách hàng.
Công ty Y là khách hàng truyền thống của Deloitte Việt Nam do đó KTV sẽ lấy số liệu kiểm toán năm trước để làm cơ sở báo cáo. Nhà trường X là khách hàng năm kiểm toán đầu tiên song KTV nhận thấy hệ thống kiểm toán nội bộ của Tập đoàn là rất tốt do đó KTV tin cậy vào số liệu kiểm toán nội bộ cung cấp năm trước để làm cơ sở so sánh cho năm nay.
KTV đã lập bảng phân tích sơ bộ đối với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Y như sau:
Bảng 8: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của công ty Y
A. TÀI SẢN 31/12/2006 31/12/2007
Chênh lệch
Số tiền %