Để có thể đưa ra một kết quả giá thành đúng đắn, phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, công ty luôn coi trọng công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang, công tác này được tiến hành vào cuối tháng.
Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo yêu cầu của thị trường và theo đơn đặt hàng. Hoạt động sản xuất diễn ra mang tính thời vụ cao. Vì thế, vào các thời điểm cuối tháng các sản phẩm dở dang của công ty thường là các sản phẩm đã sản xuất xong, chỉ còn công đoạn bó gói, nhập kho, cũng có thể là các sản phẩm còn năm trên dây chuyền công nghệ tai một khâu nào đó(với những đơn đặt
hàng khối lượng lớn, thời gian sản xuất dài). Công ty quy đinh: Các nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất mà trong kỳ chưa đưa vào sản xuất, cuối kỳ vẫn tồn tại dưới dạng nguyên vật liệu thì tính vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Mặt khác, tính thời vụ cũng quyết định thời gian hoàn thành sản phẩm của công ty. Ví dụ như: thang4 công ty phải nhanh chóng in xong Sách ôn tập tốt nghiệp lớp 5, lớp 9 để phục vụ học sinh ôn tập kịp thời cho kỳ thi tốt nghiệp. Loại sách này cũng không thể in sớm trước tháng 3, do quy định bí mật về các môn thi tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng cuối tháng 4 công ty phải hoàn thành toàn bộ. Như vậy, các sản phẩm Sách ôn tập tốt nghiệp cuối kỳ sẽ không có sản phẩm dở dang. Đối với sản phẩm xén kẻ các tháng trong quý 2, quý3 khối lượng công việc lớn, để chuẩn bị cho năm học mới, luôn có sản phẩm dở dang trên dây truyền công nghệ.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng được tiến hành dựa trên:
Biên bản kiểm kê kho tại từng phân xưởng: do quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê tại phân xưởng và một cán bộ phòng kế hoạch vật tư đảm nhiệm. Xác định số lượng sản phẩm dở dang thực tế, nguyên vật liệu còn chưa đưa vào sản xuất.
Sau đó, biên bản kiểm kê tại kho của từng phân xưởng sẽ được chuyển về phòng kế toán công ty. Tại đây, kế toán sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý. Sau đó áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo qui định của công ty đối với từng phân xưởng để xác định giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cụ thể như sau:
Đối với phân xưởng in giấy chiếm 60% trong tỷ trọng giá thành sản phẩm. Công
ty quy định tỉ lệ như sau:
Trong một khối lượng SPDD + 60% là thuộc về NVL trực tiếp ( cụ thể giấy)
+ 40% còn lại là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Công thức tính như sau: tính cụ thể cho từng loại sản phẩm.
DCK= x q x
Trong đó: DĐK ,DCK : là giá trị SPDD đầu kỳ và cuối kỳ.
Q : số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ. q : Số lương SPDD trong kỳ.
: là hệ số tổng giá trị SPDD trên chi phí NVL tính cho SPDD
C : là chi phí NVL chính(NVL trực tiếp) trong kỳ. Ví dụ: In giấy thi tháng 4/2003 có số liệu sau:
Giá trị SPDD đầu kỳ: 3.578.000 Chi phí NVL trong kỳ: 30.550.630 Hoàn thành : 385.000 tờ, dở dang: 2.000 tờ. Vậy: DCK = x 2.000 x = 293.959(đ)
Tại phân xưởng xén kẻ công ty quy định áp dụng phương pháp đánh giá sản
phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vì khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ lệ 90% tỷ trọng trong giá thành, gồm chủ yếu là giấy, mực. Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm. Công thức tính như sau:
DCK = x q 100% 100% DĐK + C 60% Q + q 100% 60% 100% 3.578.000+30.550.630 60% 385.000+2.000 DĐK + C Q + q
Ví dụ: Tính giá trị SPDD cuối kỳ của vở 84 trang. Biết
Giá trị SPDD đầu kỳ của vở 84 trang là: 3.597.410đ Chi phí NVL trực tiếp trong kỳ: 4.497.410đ
Sản phẩm hoàn thành trong kỳ : 5.000 sản phẩm Số lượng SPDD cuối kỳ: 2.200 sản phẩm. Vậy: DCK = x 2.200 = 2.473.417(đ)
Việc đánh giá sản phẩm dở dang được kế toán thực hiện cụ thể cho từng loại sản phẩm theo từng phân xưởng cụ thể. Sau đó để thuận tiện cho công tác tính giá thành, kế toán lập "Bảng kiểm kê sản phẩm dở dang"(Biểu số 12). Bảng này được lập cho từng phân xưởng và cụ thể cho từng loại sản phẩm.