•Y = bo + b1X1 + b2X2 + e
•Trong đó:
–Y: khối lượng tiêu thụ. –X1: giá bán sản phẩm. –X1: giá bán sản phẩm. –X2: chi phí quảng cáo. –bo: tung độ gốc.
–b1 : mức tác động đến khối lượng tiêu thụ khi giá bán thay đổi 1 đơn vị.
–b2: mức tác động đến khối lượng tiêu thụ khi chi phí quảng cáo thay đổi 1 đơn
vị.
–e: sai số, thể hiện mức độ tác động của các yếu tố khác không thể biết hoặc
không được đưa vào mô hình.
•Mô hình hồi qui:
Y = 333.281 – 34.491X1 + 1.309X2 •Nhận xét: •Nhận xét:
–R = 0.986 (mức độ tương quan) thể hiện mức độ tương quan cao giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
–R2 = 0.973 (hệ số xác định) thể hiện khả năng giải thích cao của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc (97.3% biến động trong khối lượng sản phẩm tiêu thụ có thể được giải thích nhờ biến giá bán và biến chi phí quảng cáo).
–Sig của cả hai hệ số hồi qui đứng trước giá bán và chi phí quảng cáo đều nhỏ hơn 5% điều đó
nói lên rằng giá bán và chi phí quảng cáo có giải thích được cho khối lượng sản phẩm tiêu thụ
với độ tin cậy 95% (có ý nghĩa thống kê).
–Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tổng thể ta xem xét Sig trong bảng phân tích
phương sai ANOVA, sig rất nhỏ do đó ta có thể kết luận mô hình hồi qui tuyến tính xây dựng
được phù hợp với tổng thể.
–Giá trị thông số b1 = - 34.491 < 0 phù hợp với lý thuyết về quan hệ nghịch biến giữa biến giá cả
và biến khối lượng tiêu thụ. Ý nghĩa: trong khoảng giá trị X1(giá bán) từ 42 (min) đến 62(max),
khi giá bán tăng một ngàn đồng thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm trung bình là 34.491 sản phẩm, trong điều kiện chi phí quảng cáo không đổi.
–Giá trị thông số b2 = 1.309 > 0 phù hợp với lý thuyết về quan hệ đồng biến giữa biến chi phí quảng cáo và biến khối lượng tiêu thụ. Ý nghĩa: trong khoảng giá trị X2 (chi phí quảng cáo) từ 3202(min) đến 4533(max), khi chi phí quảng cáo tăng một ngàn đồng thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng trung bình là 1,309 sản phẩm, với giá bán không đổi.