Tuyệt thật! Liệu chúng sẽ tiên đoán chính xác 100% việc

Một phần của tài liệu Forex Candlesticks Made Easy (Trang 26 - 43)

th trường s đảo chiu?

Không đâu, xung lực suy giảm không đảm bảo rằng giá sẽ đổi chiều. Nó chỉ báo hiệu

rằng nhiều khả năng giá sẽ di chuyển theo một chiều hướng khác.

Các bạn hiểu ý tôi muốn nói chứ? Các bạn thấy đấy, đôi khi, giá sẽ giảm; có khi lại tiếp tục tăng mạnh; và đương nhiên, sẽ có lúc đi ngang. Tùy thuộc vào các đường chỉ báo bổ sung và nguyên tắc chấp nhận rủi ro của bạn mà quyết định có nên thoát lệnh hay không.

Nói chung, xung lực suy yếu thể hiện bên bán (hoặc bên mua) đang mất dần lợi thế trước đối thủ, và sự thay đổi trong xu hướng hiện tại có thể xảy ra.

Đọc các mẫu hình nến

Nếu đã theo tôi đến đây rồi, thì các bạn thử đoán xem tình huống hiện tại đang nói lên điều gì? Giá sẽ đi về đâu?

Bạn cho rằng giá rất có thể sẽ tăng? Đúng rồi đấy, khá lắm! Hãy xem xét cụ thể nào:

Nến 1 và 2 cho ta thấy thị trường đang giảm giá. Nhưng mặc dù cho nến 1 có biểu hiện xung lực giảm mạnh, chúng ta vẫn có thể thấy sự suy yếu dần ở nến 2 (vì nến 2 có thân nhỏ hơn).

Kế đến, cây nến số 3 biểu thị một lực tăng mạnh, khi bao trùm qua cả mức thấp – và cao nhất của nến 2. Điều này chứng tỏ bên bên bán đang trở nên yếu thế hơn, và bên mua đã hoàn toàn làm chủ tình hình.

Nến 2 và 3 đã hình thành nên một mẫu hình được gọi là ‘bao trùm - engulfing’. (Tôi sẽ giải thích rõ hơn ở đoạn sau)

Tất nhiên, bạn không cần phải học thuộc lòng hình dạng của mô hình nến này... chỉ cần hiểu rằng bản chất chúng hoạt động ra sao, rồi mọi chuyện sẽ ổn.

Có rất nhiều các mẫu hình nến khác mà bạn đã đọc được ở đâu đó, nhưng chỉ với kỹ thuật nhìn nến mà bạn mới học được này, bạn sẽ không cần phải khư khư cuốn “1001 mẫu hình nến Nhật”, chỉ để biết giá sẽ lên hay xuống trong khi đang tham gia giao dịch nữa.

Mẫu hình nến đặc trưng – Dấu hiệu chốt lời

Trước khi tiếp tục, bạn cần nhận ra các dấu hiệu đặc trưng trên thị trường khi mà các nhà giao dịch bắt đầu chốt lời. Nếu không lưu ý đến điều này, bạn có thể có những nhận định sai lầm và không thu được lợi nhuận từ những giao dịch của mình.

Đây là những gì tôi muốn nói đến:

Ở mô hình nến bên phải, chúng ta có thể bị đánh lừa khi cho rằng giá có thể đang đổi chiều, vì những gì ta thấy là một xung lực mạnh ở một cây nến giảm, phải không?

Nhưng trong trường hợp này, một cây nến giảm tương đối sâu không nhất thiết có nghĩa là bên bán đang mạnh hơn …

Dựa trên xu hướng tăng mạnh của ba cây nến đầu, chúng ta phải cân nhắc đến khả năng bên mua đang chốt lời (họ thoát khỏi vị thế mua lúc đầu và do đó, nhiều lệnh bán tương ứng được thực thi khiến giá giảm xuống).

Nếu bạn để ý, thì giá đóng cửa của cây nến giảm sau cùng không thấp hơn giá mở

cửa của cây nến tăng đầu tiên. Có nghĩa phần lớn các lệnh bán ở thời điểm này, hầu hết đến từ việc thoát khỏi lệnh mua. Chúng ta cần phải thấy sự tham gia nhiều hơn nữa của bên bán (mà không phải là những người mua lúc đầu) trước khi có thể nói là giá rất có thể đang đảo chiều.

Dấu hiệu vững chắc hơn cho việc giá đảo chiều sẽ trông giống như vậy:

Các bạn có thấy giá đóng cửa của cây nến giảm sau cùng thấp hơn giá mở cửa của cây nến tăng đầu tiên? Khả năng

lớn là có nhiều các nhà đầu tư khác đang tham gia với lệnh

bán, chứ không chỉ những người ban đầu đang chốt lời.

Làm sao để tôi biết chc rng vic ‘cht li’ đang din ra?

Không may là chúng ta sẽ chẳng thể nào biết chắc được. Bạn sẽ cần phải cân nhắc tới các yếu tố khác để ủng hộ cho nhận định của mình, ví dụ như các nhà đầu tư có xu hướng chốt lời tại các ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự dễ nhận thấy (mà chúng ta sẽ nói tới sau).

Thực hành nào!

Giờ hãy thử phân tích một ví dụ theo những gì chúng ta đã biết:

Theo biểu đồ bên dưới, biểu hiện của giá thị trường hiện tại không cho dấu hiệu mua bán rõ ràng.

… nhưng nhanh chóng giảm lại. Rất có thể là những nhà đầu cơ giá lên ban đầu đang chốt lời.

Thị trường đã có một sự tăng giá mạnh…

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Đột nhiên, một cây nến giảm giá sâu được hình thành.

Đây có thể là một cơ hội tốt để đặt lệnh bán.

Xung lực đang giảm dần. Các nhà giao dịch thận trọng có thể muốn bảo tồn lợi nhuận và thoát lệnh ở đây.

Đúng, nếu đã vào lệnh bán thì giờ chúng ta đã có lợi nhuận! Nhưng nên dè chừng vì lực giảm đang suy yếu dần…

Chúng ta biết lực giảm đang suy yếu dần vì: 1. Những cây nến giảm đang dần ngắn lại.

2. Một cây nến tăng mới hình thành có chiều cao tương đương với cây nến giảm trước nó, biểu thị thị trường đang thiếu xung lực bởi không bên nào đủ mạnh để đẩy giá đi theo hướng họ muốn cả.

Đây có thể là lúc thích hợp để chốt lời để tránh trường hợp các nhà đầu cơ giá lên thành công trong việc họ muốn. Tuy nhiên, nếu (vì bất cứ lý do gì) mà chúng ta nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục giảm, thì cứ việc đặt giới hạn cho thua lỗ và trông đợi vào lợi nhuận còn lại (lệnh stop loss).

Lực tăng suy giảm

Trông có vẻ như giá tiếp tục tăng được chút đỉnh, nhưng lực tăng đang suy yếu dần. Giá sẽ có thể đi xuống lại!

* Ghi chú quan trọng: Xung lực suy yếu không phải là dấu hiệu vào lệnh tốt. Nó chỉ báo hiệu xu hướng hiện tại có thể sắp chấm dứt, vậy chỉ nên dùng như là dấu hiệu để thoát lệnh.

Xung lực suy yếu không nói lên được giá sẽ đi như thế nào – vậy đừng vào lệnh chỉ vì bạn nhìn thấy xung lực giảm. Giá rất có thể sẽ đi lên, hoặc đi xuống ngay sau đó.

… nhưng giờ có một dấu hiệu cho thấy giá đang phục hồi mạnh mẽ

Giá đã đi xuống…

Giá đã đi xuống lại, nhưng theo sau đó là lực giảm suy yếu, bởi các cây nến giảm giá ngắn dần đi và một cây Doji được hình thành.

Ở cây nến cuối cùng, chúng ta thấy hai dấu hiệu biểu thị xu hướng tăng giá có giá trị: 1. Biên độ dao động lớn (và xuất hiện ngay sau cây Doji)

2. Bóng dưới dài

Đệch…

Quỉ tha ma bắt… Có vẻ như thị trường đã chơi khăm chúng ta. Giá ngay lập tức quay đầu xuống lại…

Đây là lời nhắc nhở đúng lúc về việc không tồn tại một phương pháp tiên đoán nào mà đúng hết 100% cả. Phân tích mẫu hình nến có thể rất hữu dụng, nhưng đôi khi giá thị trường chỉ đơn giản là diễn biến một cách ngẫu nhiên và vô chừng.

Vào lúc này, hai cây nến cuối cùng đang thể hiện cuộc chiến của cả hai phe. Kết quả vẫn chưa ngã ngũ, không có dấu hiệu mua bán rõ ràng ở đây.

Dấu hiệu mua thuận lợi

Mô hình nến ‘bao trùm’

Thật là thú vị… giá giảm xuống một chút, nhưng sớm tăng vọt lên! Có hai dấu hiệu vào lệnh thuận lợi cho chúng ta ở thời điểmnày: 1. Mô hình ‘bao trùm’ được hình thành

2. Trước đó có một cây nến tăng trơn

Cho tới khi xuất hiện cây nến có bóng trên dài sau cùng, có lẽ chúng ta nên thoát lệnh.

…và đúng vậy, giá đã giảm. Tuy nhiên, hãy ghi chú rằng xung lực giảm cũng đang suy yếu dần.

… …

Giờ chúng ta sẽ dừng việc thực hành phân tích ở đây chứ? Tôi nghĩ rằng bạn đã hiểu. Như bạn có thể thấy, phân tích mẫu hình nến rất hiệu quả trong việc tiên đoán xu hướng thị trường trong ngắn hạn. Và điều tuyệt vời nhất là bạn có thể áp dụng cho bất cứ khung thời gian nào!

Nhưng hãy nhớ rằng, phân tích mẫu hình nến chưa bao giờ đúng hết 100% cả. Và không có công cụ phân tích đơn lẻ nào như vậy. Vậy hãy luôn bảo vệ tài khoản của bạn bằng các lệnh chặn lỗ hợp lý, phòng khi thị trường di chuyển một cách ngẫu nhiên và vô chừng.

Phần 3

Những mẫu hình nến đáng lưu tâm

Chúng ta đã được học về cách đọc và nhận diện các mẫu hình nến, giờ hãy áp dụng chúng vào một phạm vi rộng hơn: mức kháng cự và hỗ trợ.

Cuốn sách này không được viết để giải thích cụ thể các mức kháng cự và hỗ trợ là gì, nhưng nói chung khái niệm đó như sau:

Hỗ trợ là một mức giá mà tại đó, bên mua được cho là nhiều khả năng sẽ vào cuộc.

Đó là một đường thằng bất kỳ đi qua những điểmmà giá tại đó không thể được đẩy xuống sâu hơn nữa bởi bên bán. Đây là một ví dụ:

Bạn có thấy rằng bên bán đã thất bại trong nỗ lực đè giá xuống qua đường kẻ màu vàng? Những khu vực được khoanh tròn đánh dấu sự xuất hiện của bên mua cùng cố gắng của họ trong việc đẩy giá lên. Và họ đã thành công. Giờ đường màu vàng đó là mức hỗ trợ (không cho giá rớt xuống).

Còn mức kháng cự thì sao?

Khi kháng cự và hỗ trợ gần như song song với nhau, ta gọi đó là “kênh xu hướng”:

Mức kháng cự

Mức hỗ trợ

Như bạn có thể thấy, giá không vượt qua được các giới hạn của kênh xu hướng.

Vy mc h tr/ kháng c có liên quan gì đến vic

phân tích mu hình nến?

Khi có sự ảnh hưởng thích hợp giữa việc phân tích mẫu hình nến với các mức hỗ trợ/

kháng cự, bạn sẽ có nhiều khả năng thắng khi vào lệnh hơn.

Ví dụ, khi giá chạm vào mức kháng cự với một cây nến có bóng trên dài, thì đặt lệnh bán có thể là một ý tưởng tốt. Bởi vì cả mức kháng cự lẫn cây nến có bóng trên dài đều nói với bạn một điều, rằng giá có thể đi xuống. Khi cả hai công cụ phân tích đều chỉ cùng một hướng, khả năng bạn không bị lạc đường tăng lên gấp đôi.

Nói chung thì chúng càng hòa thuận thì càng tốt, phải không? Giờ hãy tìm hiểu thêm và các khái niệm quan trọng khác…

Đỉnh đôi/ Đáy đôi (Double top/ Double bottom)

Được hình thành khi giá cố gắng vượt qua mức kháng cự/ hỗ trợ hai lần mà không thành.

Dưới đây là hình dạng của chúng:

Bạn có thấy là giá ban đầu chạm vào mức hỗ trợ, tăng lên lại một chút, rồi lại giảm một lần nữa để kiểm tra lại mức hỗ trợ trước khi tăng mạnh không?

Đỉnh đôi/ Đáy đôi là dấu hiệu đáng tin cậy của việc giá đảo chiều.

Đỉnh ba/ Đáy ba

(Triple Top/ Triple Bottom)

Rất giống với trường hợp đỉnh đôi/ đáy đôi, ngoại trừ việc mức kháng cự/ hỗ trợ bị kiểm tra tới 3 lần (thay vì 2).

Và vì mức kháng cự/ hỗ trợ không bị phá sau 3 lần thử, nên chúng được coi là ‘mạnh hơn’, và là dấu hiệu đáng tin cậy hơn nữa của việc giá sẽ đảo chiều.

Mẫu hình nến đảo chiều

Giờ, tôi sẽ bật mí cho bạn 4 mẫu hình đảo chiều đặc biệt đáng tin cậy. Khi các mẫu này được hình thành ở gần các mức hỗ trợ/ kháng cự quan trọng, bạn có thể chắc tới 80% rằng giá sẽ dội lại và đảo chiều.

Bao trùm tăng Bao trùm giảm

Mẫu hình nến này gọi là “bao trùm” (engulfing) vì thân của cây nến sau hoàn toàn

lớn hơn và ngược chiều với cây nến trước (mà tiếng Nhật gọi là Tsutsumi). Như bạn có thể thấy ở mẫu hình nến đảo chiều “bao trùm tăng”, thân của cây nến tăng đã phủ qua toàn bộ thân của cây nến giảm trước nó.

Khi những mẫu hình này được hình thành ở gần các mức hỗ trợ/ kháng cự dễ thấy, nhiều khả năng là giá sẽ đi theo hướng của cây thứ hai.

Tại sao lại như vậy?

Ví dụ cho bạn dễ hiểu: Khi giá rớt xuống một mức hỗ trợ đã được hình thành, một khả năng lớn là phe mua sẽ tham gia với kỳ vọng đẩy giá lên lại. Tuy nhiên, sự thực là không phải lúc nào họ cũng thành công, vì thỉnh thoảng giá cũng phá vỡ mức hỗ trợ đó và giảm sâu hơn nữa, đó là khi bên bán mạnh hơn hẳn.

Nhưng, khi thấy một mẫu bao trùm tăng giá được hình thành ở ngưỡng hỗ trợ quan trọng, đó là lời cảnh báo sớm về việc bên mua trở nên mạnh hơn và sẽ sớm áp đảo bên bán. Đó là lời giải thích cho tiên đoán ban đầu.

Hãy nhìn vào minh họa ở phía dưới:

Ở đây, chúng ta thấy giá đã chạm xuống và bật lên khỏi mức kháng cự quan trọng đến hai lần (được đánh dấu tại khu vực màu vàng).

Sau lần va chạm thứ 3, một mẫu hình nến bao trùm tăng giá xuất hiện (trong khu vực màu đỏ) – nghĩa là giá rất có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh… và như bạn thấy đấy, giá thực sự đã đi lên một đoạn dài.

Về cơ bản, đó là những gì chúng ta có thể sử dụng để tiên đoán việc giá có đảo chiều hay không!

Giờ là 2 mẫu hình nến báo hiệu giá đổi chiều khác mà bạn cần biết:

(Kirikomi) (Kabuse)

Hai mẫu hình nến này lần lượt biểu thị điều tương tự với hiện tượng bao trùm tăng - và bao trùm giảm. “Vạt cắt” (Peircing Line) (Kirikomi – theo tiếng Nhật) và Bao trùm tăng giá muốn nói với bạn rằng giá có thói quen bật lên mỗi khi chạm xuống mức hỗ trợ; và “Mây đen bao phủ” (Dark Cloud Cover) (Kabuse – theo tiếng Nhật) cùng Bao trùm giảm giá khiến giá bật xuống dưới mức kháng cự.

So sánh với mẫu hình nến bao trùm, hai mẫu hình nến nêu trên không phải là dấu hiệu chắc chắn về sự đảo chiều của giá, bởi vì thân của cây nến đằng sau chỉ bao phủ nhiều hơn một nửa của cây nến giảm phía trước đó.

Tuy nhiên, hai hình mẫu đảo chiều này cũng tương đối đáng tin cậy trong việc tiên đoán sự đảo chiều của giá, mà không ít lần mang đến cho tôi lợi mỗi khi chúng xuất hiện.

Nào, giờ hãy ghé mắt vào biểu đồ của mình, và tôi chắc chắn là bạn sẽ nhận thấy nhiều ví dụ minh họa, nơi mà các mẫu hình đảo chiều này đã, và đang tiên đoán chính xác sự di chuyển sắp tới của giá trong thị trường.

* Ghi chú quan trọng: Những mô hình nến đảo chiều chỉ có giá trị khi chúng hình thành gần những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự có ý nghĩa.

Nếu bạn thấy mô hình nến đảo chiều xuất hiện ngẫu nhiên trong một thị trường không rõ xu hướng, thì chúng chẳng biểu thị cho điều gì cả!

Tổng kết Phần 3

Nhìn chung, bạn nên cẩn trọng khi giá đang hướng tới các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Chỉ tham gia vào thị trường khi mà cả việc phân tích nến lẫn nhận định hành vi của giá tại ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự bổ sung cho nhau.

Lấy ví dụ, nếu bạn nhìn thấy một cây nến trơn tăng giá đụng phải một ngưỡng kháng cự mạnh, đừng vội tham gia đặt lệnh Mua... Đây có thể không phải là một ý tưởng tốt! Tương tự như vậy, nếu bạn nhìn thấy một mô hình đảo chiều tăng giá hình thành ở một ngưỡng kháng cự, xin cũng chớ vội vàng tham gia vào giao dịch đó.

Khi giá tiến gần đến ngưỡng kháng cự mạnh, tốt hơn hết là chờ đợi xung lực mất dần đà tăng và hình thành một mẫu hình đảo chiều giảm giá, trước khi bạn xem xét thực hiện một lệnh Bán.

Và phần ba đã kết thúc rồi... 

Trong phần tiếp theo, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy một vài trường hợp đáng tin cậy để

Một phần của tài liệu Forex Candlesticks Made Easy (Trang 26 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)