hoặc bị tai nạn, nên bị vǎng đập vào khung xe hoặc phần kính chắn phía trước. 3 trường hợp có thể xảy ra : * Cháu bé vẫn tỉnh, có thể trả lời người hỏi chuyện: không được xoay người cháu, giữ cho đầu cháu bé thẳng với chiều của thân người. KHôNG Được Để ĐầU CúI XUốNG hoặc QUAY SANG MộT BÊN: cháu có thể bị CHấN THƯƠNG Sọ NãO hoặc CộT SốNG.
* Cháu bé bị ngất, nhưng vẫn còn thở: có thể đã bị vỡ sọ não (nhất là có một ít máu chảy ra mũi hoặc lỗ tai). Đặt cháu nằm nghiêng trên gối đầu hơi thấp hơn phía chân. Dùng nệm độn cho đầu không động đậy.
* Cháu bé bị ngất, không còn thở nữa: Phải làm HÔ HấP NHÂN TạO ngay và đưa đi cấp cứu.
Nếu cần chuyển dịch cháu, một người giữ đầu cho thẳng, một người kéo chân nhè nhẹ. Ngoài phần sọ, cháu còn có thể bị thương ở sườn, ở hàm v.v... nữa.
81. Hông dễ trật khớp.
ở một số gia đình, thường thấy có tình trạng bị trật khớp háng bẩm sinh, nhất là ở các cháu gái. Nguyên nhân có thể là do khi đẻ, thai ra trong tư thế ngược, mông ra trước.
Khi mới sinh, phần đầu xương đùi của các cháu chưa được hình thành đầy đủ. Trong nǎm đầu tiên, phần xương này mới dần dần hoàn chỉnh và khớp với xương chậu. Chỗ khớp này có thể phẳng quá hoặc nghiêng quá làm cho xương đùi nhô ra ngoài tạo thành dáng dị dạng ở một bên hay cả hai bên hông.
Muốn tránh hiện tượng này, người ta phải chữa cho Bé từ khi mới sinh bằng cách độn một vật giữa 2 chân để cháu bé phải nằm dạng chân, hoặc mặc cho cháu một loại quần đặc biệt gọi là "quần Pawlick". Thời gian chữa như vậy tùy thuộc vào cấu tạo đầu xương của từng cháu.
Tình trạng khớp xương hông của Bé gái có thể bị dị dạng phải được phát hiện sớm khi cháu bé chưa quá 4 tháng tuổi bằng phương pháp siêu âm.
Nếu không được chữa ngay từ đầu, trạng thái trật khớp xương hông sẽ làm các cháu đi đứng khó khǎn. Khi các khớp xương đã hoàn chỉnh, muốn chữa sẽ mất nhiều thời gian và nhiều trường hợp phải phẫu thuật.
82. Viêm khớp cấp.
Bệnh viêm khớp cấp có thể do vi trùng hoặc virút. Nhiều chứng bệnh kèm theo hiện tượng đau khớp như bệnh cúm chẳng hạn.
Dạng viêm khớp nặng nhất do vi trùng gáy ra, làm cho các chỗ khớp có mủ, có khi tác dụng tới cả xương. Viêm khớp nhẹ thường ở đầu gối, khuỷu tay. Các chỗ viêm bị tấy đỏ, sờ vào thấy nóng và đau, mỗi khi cử động cũng thấy đau. Bởi vậy, các cháu bị bệnh, thường cứng chân, cứng tay. Không phải là các cháu bị liệt mà chỉ vì các cháu không muốn cử động. Trường hợp viêm sâu, như ở khớp háng chẳng hạn, rất khó xác định bệnh. Cần cho các cháu nằm viện để bác sĩ theo dõi và làm các xét nghiệm: soi X-quang, hút mủ ra để xét nghiệm và điều trị một thời gian dài bằng thuốc kháng sinh.
83. Đi khập khiễng (cà nhắc).
Sau khi bị ngã, hoặc va chạm mạnh cháu bé bị đi khập khiễng. Nếu sau 1 - 2 hôm cháu vẫn không khỏi thì cần đưa cháu đi khám bệnh vì có thể cháu đã bị thương tổn phần xương hoặc khớp háng, đầu gối hay chân.
Để xác định đúng bệnh, bác sĩ phải chiếu X-quang để kiểm tra các xương háng và xương chân.
84. Chân vòng kiềng.
Nếu chân các cháu bé, trong vòng 6 tháng đầu, bị cong cũng không có gì đáng lo ngại. Vì ở thế nằm trong tử cung, chân cháu phải như thế mới vừa hợp với "khuôn". Sau khi ra đời đôi chân cháu sẽ thẳng dần, nhất là trong thời gian cháu tập đi
TUổI TậP ĐI - Bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân của hiện tượng chân vòng kiềng. Tuy vậy, còn một số nguyên nhân khác như: các cháu mập mạp quá nặng đối với đôi chân hoặc cho cháu tập đi sớm quá. Có thể phân biệt 2 trường hợp sau:
- Xương chân cong vì bệnh còi xương (thiếu canxi và vitamin D) thì điểm cong nhất nằm ở dưới, về phía cẳng chân. - Xương tạm cong lúc sơ sinh làm chân cong ở đoạn đầu gối.
Bởi vì xương chỉ "tạm cong" nên không cần cho các cháu đi giầy có đế đặc biệt. Nên tránh, không để các cháu đi lâu.
Chỉ có trường hợp chân cong một cách bất thường mới cần tới bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình để chữa trị.
85. Dị tật chân bẩm sinh - chân vẹo.
Nếu được phát hiện sớm, trong những ngày đầu sau khi sinh, thì phần lớn các trường hợp dị tật chân đều có thể chữa trị được.
Dị tật chân là do ảnh hưởng của thế nằm không đúng của thai nhi trong tử cung mẹ, mà hiện nay người ta chưa biết vì lý do gì.
Dị tật hay thấy nhất là phần trên của bàn chân quặt vào trong. Những dị tật khác như: bàn chân vẹo vào trong, vẹo ra ngoài, vẹo gót cũng không đáng lo lắm nếu các khớp vẫn mềm mại cử động được.
Chỉ khó chữa trị nếu những chỗ dị tật bị cứng, có hiện tượng co cơ hoặc trật khớp.
Tuy vậy, với cách chữa trị hiện đại, người ta có thể chữa được đa số trường hợp, chỉ phải mất công chữa trị và theo dõi hàng ngày, trong thời gian dài có khi tới 1 - 2 nǎm liền.
86. Chân quặt vào trong, hay quẹo ra ngoài.
Khi đứa bé mới bắt đầu tập đi, đôi bàn chân có xu hướng quay vào phía trong. Như vậy là bình thường, ít cháu có bàn chân hướng ra phía ngoài ngay.
Người lớn chỉ cần chú ý nếu nguyên nhân của hiện tượng trên là do các khớp ở đầu gối hay ở khớp xương hông gây nên. Nếu vậy, phải nói với bác sĩ.
Không bao giờ được vội vàng tự ý cho các cháu đi những đới giầy đặc biệt để điều chỉnh dáng đi hoặc chỉnh hình xương mà không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
87. Bàn chân bẹt.
Nhiều bố mẹ lo con mình có bàn chân bẹt: khi các cháu đứng, nhất là khi các cháu bụ bẫm toàn bộ gan bàn chân đều tiếp xúc với đất không thấy phần hõm ở giữa gan bàn chân, tuy rằng lúc nằm, vẫn nhìn thấy bàn chân của cháu có chỗ hõm bình thường.
Thật ra, tới lúc các cháu hơi lớn, phần lõm này mới rõ. Bởi vậy không nên lo quá sớm, và không được cho các cháu dùng những loại giầy gì đặc biệt, nếu không có ý kiến của bác sĩ.
Hãy cho các cháu tập đi chân đất để các bắp thịt bàn chân được làm việc. Đôi bàn chân sẽ quen với động tác bám vào đất và vào những địa hình mấp mô khác nhau.
Hãy bày ra các trò chơi luyện tập như lấy một vật, chẳng hạn cái bút chì, ở dưới đất bằng ngón chân cái và ngón thứ 2. Tập cho các cháu đi kiễng chân. Khi các cháu đã lớn, tập cho các cháu nhảy dây, múa nhịp điệu. Đạp xe đạp 3 bánh cũng là phương pháp tập luyện để các khớp xương chân và đoạn xương dài của cẳng chân hoạt động.
88. Đầu gối đụng nhau.
Khi đứng, nhìn thấy rõ chân cháu bé cong, hai đầu gối chạm vào nhau. Hiện tượng này thường kèm theo đôi bàn chân bẹt, đều tại các cơ bắp và gân chứ không phải tại xương. Bởi vậy đây không phải là một tật cho tới lớn, mà chỉ từ 2 tới 5 tuổi, là cháu bé sẽ có đôi chân thẳng bình thường. Nếu sức khỏe cháu bé tốt thì người lớn không có gì đáng lo ngại: sở dĩ tạm thời cháu có đôi chân như vậy là vì trọng lượng lúc này của phần thân cháu hơi nặng đối với đôi chân mà thôi.
Người lớn chỉ cần chú ý không để cháu bé đi những quãng đường xa. Hãy mua cho cháu một chiếc xe đạp 3 bánh, cho cháu tập đạp để đôi chân khỏe và cứng cát hơn, có thể mang được dễ dàng tấm thân của cháu.
Để theo dõi được sự chuyển biến của đôi chân theo thời gian, bạn hãy để cháu đứng thẳng và đo khoảng cách giữa hai mắt cá chân, 3 tháng một lần. Bạn sẽ thấy số đo càng ngày càng ngắn lại.
Tuy vậy, nếu khi 2 đầu gối đụng vào nhau mà khoảng cách giữa 2 chân từ 8 tới 10 cm thì cũng nên trao đổi ý kiến với bác sĩ chuyên về khoa chỉnh hình trẻ em.
89. Bệnh còi xương.
Nguyên nhân của bệnh còi xương là do thiếu vitamin D. ánh sáng mặt trời có vai trò quan trọng trong việc chế tạo vitamin D cho cơ thể, loại vitamin rất cần thiết cho việc hấp thụ chất Can-xi. Trẻ thiếu Can-xi là thiếu nguyên liệu chính cho việc chế tạo các tế bào xương. ở châu Âu, các trẻ sinh vào mùa thu hay bị còi xương vì 6 tháng đầu không có ánh nắng mặt trời. Chúng ta nên nhớ rằng, kính ngǎn cản không cho các tia cực tím của mặt trời đi qua. Bởi vậy, nếu cho trẻ nằm sau cửa kính để tắm nắng thì cũng bằng không.
Trẻ em bị bệnh còi xương, tùy theo lứa tuổi mà có các triệu chứng như sau: xương sọ mềm, xương cổ tay, cổ chân to, bẹt; thóp lâu không đóng lại; chậm biết ngồi, biết đi; chậm mọc rǎng; hay bị chân vòng kiềng, méo cột sống, xương lồng ngực và xương hông. Thành phần máu của cháu bé có lượng Can-xi dưới mức bình thường có thể dẫn tới chứng co giật.
Để đề phòng chứng còi xương, bác sĩ thường cho các cháu uống thuốc có từ 1000 - 1500 đơn vị vitamin D mỗi ngày liền trong hai nǎm đầu. Các cháu bú sữa mẹ cũng cần phải uống thêm vitamin D.
Các cháu có mầu da sẫm dễ bị còi xương hơn các cháu khác vì các chất mầu ở da có tác dụng cản các tia tử ngoại của mặt trời. Bởi vậy, các cháu này càng cần phải được chú ý sǎn sóc nhiều hơn
90. Vẹo xương sống.
Xương sống có thể bị vẹo với những kiểu dáng khác nhau làm cho lưng cong ở phần trên, ở phần dưới hoặc vẹo theo chiều ngang. Những dáng bất thường như vậy có thể phối hợp với nhau như vừa bị cong vừa bị vẹo.
VớI CáC TRẻ EM SƠ SINH - Lưng trẻ sơ sinh, trong mấy tháng đầu, thường cong. Trẻ càng lớn, lưng càng thẳng hơn cho tới khi đến tuổi biết ngồi.
Bởi vậy, ở thời gian xương sống còn yếu. Khi để Bé ở tư thế ngồi phải có gối hoặc vật gì dùng để tựa lưng vì ở độ tuổi này cột xương sống của Bé rất dễ bị xiêu vẹo.
VớI CáC TRẻ LớN HƠN - Trẻ em từ độ tuổi biết đi cho tới nǎm lên 2, lên 3 hay ưỡn cột sống lưng ra phía trước. Dáng đi này sẽ mất dần khi các cháu lớn lên.
ở độ tuổi này, nếu thấy các cháu bị lệch vai: khi đứng thẳng vai này thấp hơn vai kia thì nguyên nhân là do cột xương sống không thẳng, cong về bên phải hay bên trái hoặc có thể đã bị gù ở một bên nào đó.
Nếu khi cho các cháu hơi cúi người về đằng trước mà các khuyết tập trên không còn nữa thì chứng vẹo xương trên chỉ là do phải bổ sung sự cao thấp không bằng nhau tạm thời của hai chi dưới: các trường hợp này phần lớn có thể chữa trị bằng phương pháp tập các động tác thể dục chọn lọc, hoặc chơi thể thao.
Nhiều chứng vẹo cột sống có nguyên nhân từ các bệnh của hệ thần kinh hoặc của các cơ bắp. Nhưng nhiều khi cả những trẻ khỏe mạnh cũng bị - nhất là các cháu bé gái - mà không tìm thấy nguyên nhân rõ rệt.
Nói chung, hiện tượng vẹo cột sống của các cháu, cần được chú ý theo dõi cẩn thận để xem nó tiến triển ra sao. Chứng vẹo cột sống đã ở thế ổn định hay có xu thế tiến triển nặng hơn. Bởi vậy, cần phải cho các cháu tới các bệnh viện chuyên khoa xương mỗi nǎm 2 lần hay 1 lần, chụp X-quang xương, và so sánh các hình chụp để nhận định xương các cháu phát triển thế nào.
Sự phát triển không bình thường của cột sống có mức độ nhẹ ở trẻ em, có thể không nhận thấy trong những nǎm đầu. Hiện tượng này cần phải được đặc biệt chú ý khi các cháu tới độ tuổi từ 11 tới 15, là giai đoạn dậy thì cơ thể phát triển nhiều, nhất là đối với các cháu gái.
91. Tật nứt đốt sống
Tật nứt đốt sống là một dị tật bẩm sinh của đốt sống. Khi đứa trẻ đã tới ngày ra đời mà đốt sống vẫn chưa hình thành được hoàn hảo, còn bị hở phía sau khiến cho các cấu trúc thần kinh của tủy sống có thể lọt ra ngoài được. Hiện tượng này thường xảy ra ở đoạn cuối sống lưng, vùng thắt lưng và xương cùng, ít khi ở đoạn lưng trên hoặc vùng cổ.
Nếu chỉ có hiện tượng hở xương thôi thì có khi chẳng hệ trọng gì. Có khi chỉ có phần màng bọc tủy sống lọt được ra ngoài, làm thành một khối nằm dưới da gọi là "thoát vị màng não. Nhưng nghiêm trọng nhất là trường hợp cả tủy sống và các rễ dây thần kinh cũng bị thoát vị ra ngoài rồi bị viêm, gây liệt chân, không tự chủ được việc đi tiêu, tiểu, nhiều khi kèm thêm cả chứng tràn dịch não.
Đây là một dị tật rất nặng, có các hậu quả nghiêm trọng đến mức ngay trong 24 giờ đầu tiên sau khi đứa trẻ ra đời, bác sĩ phải đặt vấn đề với bố mẹ đứa trẻ và các chuyên gia nhi khoa và phẫu thuật thần kinh xem có nên điều trị hay không nên điều trị gì cả.
Hiện nay, người ta chẩn đoán trước được dị tật này ở thai nhi bằng phương pháp siêu âm, ngay từ tuần lễ thứ 16 tới 20 của thời gian sản phụ mang thai.