Đặc điểm tình hình chung của nhà máy cán thép thái nguyên

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" (Trang 28 - 42)

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy

Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có trụ sở đặt tại phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, thuộc khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên. Phía Tây Nam Nhà máy là Quốc lộ 3, cách chừng 3km, bên cạnh là Nhà máy Luyện thép Lưu Xá, nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu của Nhà máy.

Với vị trí địa lý này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của Nhà máy.

Tên giao dịch quốc tế: Thái Nguyên rolling stol factory Mã số thuế: 4 600 100 155-036

Tài khoản: 10201 0000 442811

Điện thoại: (0280) 3831 655 Fax: ( 0280 ) 835 097

Những năm 90 của thế kỷ XX, Công ty Gang thép Thái Nguyên đã gặp rất nhiều khó khăn do sự chuyển đổi nền kinh tế, cùng với giá phôi trên thế giới tăng giảm thất thường khiến Công ty có nguy cơ lâm vào tình trạng khủng hoảng. Đứng trước khó khăn đó, Công ty đã đưa ra chiến lược phát triển toàn diện nhằm giải quyết khủng hoảng trước mắt và định hướng phát triển lâu dài của sản phẩm thép Thái Nguyên và của Công ty Gang thép Thái Nguyên. Chiến lược này trải qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Đầu tư thiết bị máy móc với tổng số vốn trên 700 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2: Tiến hành khai thác, tuyển quặng… với tổng số vốn trên 3700 tỷ đồng. Nằm trong chiến lược đó, Nhà máy Cán thép Thái Nguyên đã được khởi công xây dựng ngày 28/11/2002 với tổng trị giá đầu tư gần 469 tỷ đồng với các trang thiết bị hiện đại bậc nhất thế giới theo dây chuyền công nghệ của Italy, có trình độ tự động hoá cao, nhà xưởng và các thiết bị là thế hệ mới nhất với lò nung đáy di động, với quy trình tôi bề mặt và block cán tinh tốc độ 78,8 m/s có khả năng sản xuất ra các loại thép tuyệt hảo, công suất 300.000 tấn/năm.

Ngày 03/03/2003 Nhà máy Cán thép Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 397/QĐ-TC của HĐQT Công ty Gang thép Thái Nguyên, giấy đăng ký kinh doanh số 317045 do sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 11/3/2003 với ngành nghề kinh doanh là sản xuất kinh doanh thép các loại và vận tải hàng hoá đường bộ.

Nhà máy là một đơn vị mới được thành lập nên gặp không ít khó khăn, tuy nhiên Nhà máy đã nhanh chóng ổn định tổ chức, sắp xếp lao động, chuẩn bị lực lượng cho sản xuất. Nhà máy đã chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCNV để lao động tiếp cận được với thiết bị công nghệ hiện đại, Nhà máy đã mở 5 lớp đào tạo về công nghệ cán, thiết bị cơ điện tự động hoá, tổ chức thực tập ở trong nước cho hơn 80 công nhân và đào tạo ở nước ngoài cho 30 cán bộ và công nhân kỹ thuật.

Nhà máy đã ban hành các quy định, quy chế nhằm đề cao kỷ cương, kỷ luật lao động, quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất giúp cho quá trình sản xuất đã và đang đi vào nề nếp góp phần quan trọng vào việc hạ giá thành sản phẩm, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống CBCNV.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ công ty và ban lãnh đạo nhà máy, cùng với sự đoàn kết cần cù sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên, nhà máy Cán thép Thái Nguyên đã từng bước vượt qua khó khăn đồng thời phát huy được những khả năng tiềm tàng của một đơn vị thành viên thuộc công ty Gang thép Thái Nguyên, từ đó nhà máy ngày càng phát triển và từng bước đứng vững trên thị trường.

Qua quá trình xây dựng, lắp đặt, chạy thử Nhà máy bắt đầu sản xuất từ tháng 02 năm 2008. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ của Nhà máy cán thép Thái Nguyên

2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất

Nhà máy Cán thép Thái Nguyên là một đơn vị thành viên của công ty Gang thép Thái Nguyên, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước, được phép mở tài khoản ở ngân hàng và được quyền ký kết hợp đồng mua bán với các đơn vị trong và ngoài Công ty.

Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có chức năng: Thực hiện sản xuất kinh doanh và tiêu thụ thép cán, đồng thời Nhà máy còn cung cấp dịch vụ vận chuyển đến nơi tiêu thụ cho các đơn vị trong và ngoài Công ty. Nhiệm vụ của Nhà máy là phải đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn lực mà Công ty giao cho. Đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ và tổ chức sản xuất, thực hiện đúng nghĩa vụ với Nhà nước và người lao động. Thực hiện các báo cáo thống kê – kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Công ty và Nhà nước.

Lĩnh vực hoạt động chính của Nhà máy là sản xuất kinh doanh thép các loại và vận tải hàng hoá đường bộ. Trong đó các loại hàng hoá dịch vụ chủ yếu mà nhà máy đang kinh doanh là: - Thép cuộn tròn trơn φ5,5 ÷φ12 mm theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế

- Thép thanh trơn vằn D10 ÷ D36 theo tiêu chuẩn Việt Nam, quốc tế và tiêu chuẩn nội bộ Công ty Gang thép TN đã được tổng cục tiêu chuẩn Nhà nước phê duyệt.

2.1.2.2. Quy mô hiện tại của Nhà máy

Nhà máy có tổng diện tích là: 67.539m2, trong đó nhà xưởng chính có diện tích là 15.250m2 với chiều dài 305m, chiều rộng 50m được chia thành 2 gian nhà xưởng. Nhà máy có kho nguyên liệu diện tích 3.844m2 với sức chứa 15.000 tấn phôi liệu.

Thiết bị điện phục vụ công nghệ có hơn 400 động cơ lớn nhỏ (động cơ nhỏ nhất có công suất 0,24 Kw, lớn nhất là 1.650 Kw). Nhà máy có 05 cầu trục và 01 cổng trục dùng để vận chuyển.

Công suất thiết kế: 300.000 tấn thép cán/năm. 2.1.2.3. Tình hình lao động của Nhà máy

Nhà máy cán thép Thái Nguyên là một nhà máy mới đuợc thành lập nên rất coi trọng tới công tác tổ chức lao động, coi đây là yếu tố quyết định tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện ở việc cán bộ công nhân viên nhà máy có trình độ tay nghề cao được tuyển dụng từ các trường đại học như: Trường ĐH Bách khoa, ĐH Kĩ thuật công nghiệp và các trường Cao đẳng, Trung học và dạy nghề. Bên cạnh đó nhà máy không ngừng chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên để lao động có thể tiếp cận, vận hành và làm chủ được các thiết bị công nghệ hiện đại.

Tổng số lao động tính đến ngày 31/12/2009 có 282 người

STT Chỉ tiêu 2008 2009 So sánh

± %

Tổng số lao động thực tế 247 282 35 114,17

I Phân theo LĐ trực tiếp và gián tiếp

1 Lao động trực tiếp 110 115 5 104,5

2 Lao động gián tiếp 137 167 30 121,90

II Phân theo giới tính

1 Nam 189 215 26 113,76

2 Nữ 58 67 9 115,52

III Phân theo trình độ

1 ĐH và CĐ 98 105 7 107,14

2 Trung cấp 46 46 0 100

3 Công nhân kĩ thuật 103 131 28 127,18

IV Theo độ tuổi 1 Dưới 30 tuổi 149 155 6 104,03 2 Từ 31 – 40 tuổi 59 62 3 105,08 3 Từ 41 – 50 tuổi 38 61 2 160,53 4 Trên 50 tuổi 1 4 3 400 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Theo bảng số liệu phân tích trên ta thấy số lượng lao động của Nhà máy tăng qua 2 năm. Năm 2008 tổng số lao động thực tế của Nhà máy là 247 người đến năm 2009 tăng lên 282 người tức tăng 35 người hay tăng 14,17%. Trong đó lao động nữ năm 2008 là 58 người chiếm 23,48% trong tổng số lao động, năm 2009 tăng lên là 67 người chiếm 23,76% về cơ cấu lao động, tức tăng 9 người hay tăng 15,52%. Còn lao động nam năm 2009 là 215 người chiếm 76,24% về cơ cấu cũng tăng so với năm 2008 là 26 người hay 13,76%. Do đặc điểm lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Nhà máy là thuộc ngành công nghiệp nặng nên tỷ trọng lao động nam cao hơn rất nhiều so với lao động nữ. Dây chuyền sản xuất của Nhà máy hoàn toàn là tự động hoá với những trang thiết bị hiện đại bậc nhất thế giới, do đó việc xắp xếp bố trí lao động phù hợp với từng loại hình công việc. Nó thể hiện ở chỗ năm 2008 lao động trực tiếp là 110 người chiếm 44,53% về cơ cấu, lao động gián tiếp là 137 người chiếm 55,46%, nhưng đến năm 2009 số lao động trực tiếp tăng lên so với năm 2008 là 5 người hay tăng 4,5%, lao động gián tiếp tăng lên 30 người hay tăng 21,90%. Nhà máy luôn phải có sự điều chỉnh lao động cho phù hợp với từng công việc, từng nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh cụ của từng thời kỳ nhất định.

Đồng thời qua Biểu … ta cũng thấy được số lao động có trình độ ĐH và CĐ tăng qua 2 năm, năm 2008 là 98 người chiếm tỷ trọng là 39,68%, đến năm 2009 là 105 người chiếm 37,23% trong tổng số lao động, hay tăng 7,14%. Còn số lao động có trình độ trung cấp không tăng so với năm 2008, tuy nhiên, số công nhân kỹ thuật năm 2009 tăng 27,18% so với năm 2008 hay tăng 28 người, chiếm tỷ trọng 41,7% năm 2008 và 46,45% năm 2009. Việc tuyển dụng thêm số công nhân kỹ thuật năm 2009 là nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất của Nhà máy trong thời kỳ đầu, phù hợp với tình hình của đơn vị.

Xét về lâu dài Nhà máy cần phải bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, đồng tăng cường lựa chọn những người có trình độ cao nhằm giúp cho đơn vị có một lực lượng lao động vững chắc về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá Đất nước.

Khi phôi nhập về sẽ được kiểm tra và phân loại căn cứ vào độ cứng và một số tiêu chuẩn kỹ thuật, sau đó được đưa vào lò nung để nung phôi. Phôi dịch chuyển trong lò tới vùng đều nhiệt, khi đủ nhiệt độ yêu cầu, hệ thống Kick off chuyển phôi lên bàn con lăn đưa phôi ra khỏi lò để cán. Sau khi cán thô, phôi sẽ được cắt đầu đuôi lần 1 để loại bỏ những khuyết tật ở phần đầu và đuôi phôi, rồi phôi sẽ được đưa vào giá cán trung/tinh, tuỳ vào từng sản phẩm mà số lần cán và kích thước lỗ bánh cán khác nhau. Thép cán trước khi vào block được cắt đầu đuôi tại máy cắt số 2 nhằm loại bỏ các khuyết tật ở phần đầu và đuôi, mục đích là tạo sự ổn định trong quá trình cán trong block.

Cán block gồm 10 giá đặt nghiêng 450 so với mặt phảng ngang, 5 giá cán đầu kích thước bánh cán là φ 212 x 72mm, 5 giá tiếp theo kích thước bánh cán là φ 212 x 60 mm. Tuỳ theo từng loại sản phẩm cán mà số lần cán trong block và kíck thước lỗ bánh cán khác nhau. Sản phẩm đi ra khỏi Block dẫn tới hệ thống Quenching đối với thép thanh và dẫn tới hệ thống làm nguội đối với thép dây cuộn.

- Đối với thép thanh: Cán thép thanh được chuyển tới hệ thống xử lý nhiệt (Quenching), rồi cắt phân đoạn với chiều dài phù hợp với chiều dài sàn nguội và bội số của đoạn thép thương phẩm. Sau đó, thép thanh sẽ được đưa lên sàn nguội để làm nguội tự nhiên, rồi cắt đoạn theo chương trình tự động được cài đặt (hoặc điều khiển bằng tay khi cần thiết). Sản phẩm được kiểm tra và phân loại, các thanh thép hợp cách được chuyển lên sàn thu thép thanh để đếm, đóng bó rồi nhập kho, còn các thanh không phù hợp được xếp riêng.

- Đối với thép cuộn: Thép cán sau khi ra khỏi block sẽ được đưa đến hệ thống làm nguội, sau đó được dẫn vào rôto của máy tạo vòng để tạo vòng rồi được dải đều trên sàn dải lăn để làm nguội. Cuối sàn lăn dải có hố thu cuộn, các cuộn thép sẽ tập trung và được chuyển tới máy buộc cuộn, sau đó bộ phận KCS kiểm tra các thông số của sản phẩm để phân loại, nhũng sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được cân và nhập kho, còn những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn sẽ được xếp riêng.

Quy trình công nghệ sản xuất thép cán được khái quát qua sơ đồ :

Phôi Kiểm tra Nạp phôi Xử lý Hồi lò Nung phôi Ra l ò C án thô Cắt đầu, đuôi L1 Cán trung/tinh Cắt đầu, đuôi L2 Cán Block Làm nguô ̣i dây

Máy ta ̣o vòng Sàn lăn dải

Thu cuô ̣n

Buô ̣c cuô ̣n Cân, nhâ ̣p kho Quenching

Kiểm tra Cắt phân đoa ̣n

Sàn nguô ̣i Cắt sản phẩm

Kiểm tra Đếm đóng bó Cân, nhâ ̣p kho

Phân loa ̣i xếp riêng

Sơ đồ : Quy trình công nghệ sản xuất thép của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên Lưu trình các bước sản xuất chính của Nhà máy được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ : Lưu trình các bước sản xuất chính * Hình thức tổ chức và kết cấu sản xuất của Nhà máy

Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có 2 phân xưởng là phân xưởng cán và phân xưởng cơ điện. Trong đó phân xưởng cán thép là phân xưởng sản xuất chính, phân xưởng cơ điện là phân xưởng sản xuất phụ trợ, trực vận hành thiết bị và sửa chữa thiết bị khi cần thiết.

Nhà máy tổ chức sản xuất 24/24h, chia làm 3 ka, mỗi ka làm 8h/ngày, 3 ngày đảo ca 1 lần, các bộ phận đều được chuyên môn hoá, phân công nhiệm vụ cho từng người trong quy trình sản xuất.

Nguyên liê ̣u (phôi) Nung phôi Cán Sản phẩm Kiểm tra Nhâ ̣p kho Tiêu thu ̣ Xử lý

2.1.2.6. Đặc điểm tổ chức quản lý của Nhà máy

Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Nhà máy, tổ chức quản lý của Nhà máy theo cơ cấu chức năng trực tuyến, phân bổ theo 2 cấp. Mô hình này khắc phục được nhược điểm thông tin và các quy định trực tiếp từ trung tâm cao cấp đến các bộ phận bị sai lệch, phát huy được độ phân giải quyền lực cho các bộ phận chức năng, tạo điều kiện cho các bộ phận phát huy tốt chuyên môn.

Căn cứ vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và năng lực quản lý của cán bộ, Nhà máy xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý như sau:

Sơ đồ : Tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy Cán thép Thái Nguyên

Giám đốc

Phó giám đốc

thiết bi ̣ Phó giám đốc kỹ thuâ ̣t sản xuất

Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoa ̣ch kinh doanh Phòng kế hoa ̣ch tài chính Phòng cơ điê ̣n Phòng kỹ thuâ ̣t công nghiê ̣p Phân xưởng cơ điê ̣n Phân xưởng cán thép

* Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

Giám đốc Nhà máy: Điều hành sản xuất kinh doanh của Nhà máy, đảm bảo có hiệu quả theo quy định phân cấp của Công ty.

Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: Điều hành những công việc được giám đốc phân công về kỹ thuật, công nghệ, sản xuất và đảm bảo công tác an toàn, bảo hộ lao động.

Phó giám đốc thiết bị:

- Đại diện lãnh đạo Nhà máy, phụ trách hệ thống chất lượng.

- Chịu trách nhiệm trước giám đốc Nhà máy về việc tổ chức, xây dung, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng của Nhà máy phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO9001-2000.

- Điều hành công việc được Nhà máy phân công về quản lý, sửa chữa thiết bị.

Phòng Tổ chức hành chính: Phòng Tổ chức hành chính là phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý điều hành của Nhà máy Cán thép, có chức năng biên định mức lao động, các

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" (Trang 28 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w