9.4.1.Nguyên lý làm việc :
Rơle cảm ứng làm việc dựa trên nguyên lý tác dụng tương hỗ giữa từ trường xoay chiều với dòng điện cảm ứng trong phần động của rơle . Vì vậy rơle cảm ứng chỉ làm việc với dòng điện xoay chiều . Về cấu tạo rơle cảm ứng gồm hai phần : phần tĩnh và phần động - Phần động: Có các dạng hình đĩa hoặc hình trụ rỗng (cốc ) mỏng và thường được làm bằng nhôm . - Phần tĩnh là một mạch từ hình chữ C hoặc một khung vuông có 4 cực .
Nguyên lý làm việc của hệ thống cảm ứng trong rơle như sau :
Trên mỏm cực của mạch từ phần cảm có đặt vòng đồng ngắn mạch ôm lấy một phần diện tích của cực từ . Tỷ lệ giữa diện tích phần cực từ nằm trong vòng ngắn mạch so với phần cực từ nằm ngoài vòng ngắn mạch được tính toán sao cho đạt được mômen quay đĩa nhôm là lớn nhất và dòng tác động phần cảm là nhỏ nhất .T Đĩa nhôm được đặt dưới mỏm cực trong khe hở δ , khe hở giữa đĩa nhôm và mặt cực không nhỏ hơn 0, 3 mm . Khi có dòng điện i chạy trong cuộn dây , trong mạch từ sẽ xuất hiện từ thông Φ . ở vùng mỏm cực từ, từ thông này chia làm hai phần;
phần từ thông Φ1 đi ở phần diện tích ngoài vòng ngắn mạch và phần từ thông Φ2 ở phần diện tích trong vòng ngắn mạch . Do có vòng ngắn mạch, từ thông Φ2 sẽ chậm pha so với từ thông Φ1 một góc ϕ . Các từ thông Φ1 và Φ2 khép mạch qua khe hở δ và đĩa nhôm sẽ tạo ra các dòng điện cảm ứng là i1 và i2 cũng lệch pha nhau. Tương tác giữa Φ1 với i2 và Φ2 với i1 sẽ sinh ra mômen làm quay đĩa nhôm . Nếu mạch từ chưa bão hòa, mômen quay đĩa có thể xác định theo công thức:
Mq = k1. f . Φ1. Φ2.sinϕ. = k2.I2
trong đó : k1 –là hệ số phụ thuộc kích thước, vật liệu đĩa quay và vị trí tương đối giữa cực từ và tâm quay của đĩa
ϕ - là góc lệch pha giữa Φ1 và Φ2 . f – là tần số của dòng điện .
9.4.2.Ứng dụng của rơle cảm ứng:
Dùng để chế tạo rơle dòng điện, điện áp, công suất, tần số .