3. Aptomat liên động cắt điện
2.2.3. Phần mềm quản lý khí CGMWS
Trung tâm quản lý là một máy tính được cài đặt phần mềm quản lý CGMWS và kết nối với trung tâm điều khiển qua cổng RS-485. Một số chức năng chính của phần mềm như:
- Quản lý các thông số của đầu đo;
- Cài đặt các thông số của đầu đo, vị trí lắp đặt, mã số đầu đo; - Cài đặt các cảnh báo;
78
- Cập nhật sơ đồ đường lò;
- Nhiều chức năng khác do người sử dụng cài đặt.
Hình 2.71. Màn hình hiển thị trên máy tính
• Cấu trúc hiển thị.
Trên màn hình máy tính thể hiện sơ đồ công nghệ của toàn hệ thống (hình 2.71) gồm:
- Hiển thị sơ đồ đường lò, vị trí các đầu đo với các hình tròn (màu xanh, đỏ hoặc vàng). Các số bên cạnh thể hiện giá trị theo nồng độ CH4 (%), CO (ppm);
- Thể hiện trạng thái làm việc của các đầu đo: thông số, ngưỡng cảnh báo, ngày hiệu chỉnh…
- Hiển thị các nút lệnh để thực hiện nhanh các chức năng;
- Phần dưới cùng hiển thị thông báo trạng thái kết nối với thiết bị, làm việc của hệ thống, thông tin người vận hành, thời gian kết nối.
79
Để thực hiện các chức năng, người vận hành phải sử dụng các menu trong hệ thống, đăng nhập ở chế độ “Admin”.
• Menu “hệ thống”.
Menu này để thực hiện các thao tác và cài đặt cấu hình cơ bản cho toàn bộ hệ thống, màn hình vào menu hệ thống được thể hiện trên hình 2.68.
Hình 2.72. Các chức năng hệ thống
Trong menu “hệ thống” gồm có các menu sau: Chức năng menu “đăng nhập admin”.
+ Admin: Để đăng nhập chế độ này, người vận hành phải có mật khẩu. Khi đó, người vận hành được quyền sử dụng toàn bộ các chức năng của hệ thống.
+ User: Để đăng nhập chế độ này, người vận hành không cần mật khẩu nhưng bị hạn chế sử dụng các chức năng của hệ thống, sử dụng User này chỉ để quan sát chứ không can thiệp được vào cấu hình hệ thống, thể hiện trên hình 2.73.
80
Hình 2.73. Cửa sổ đăng nhập
Chức năng “sao lưu dữ liệu” và “đặt khoảng thời gian sao lưu dữ liệu” Chức năng sao lưu dữ liệu có hai sự lựa chọn, đó là:
- Sao lưu bằng tay; - Sao lưu tự động.
Trên hình 2.74 hiển thị hai cửa sổ khi thực hiện thao tác sao lưu bằng tay và sao lưu tự động.
Hình 2.74. Màn hình cửa sổ sao lưa bằng tay và sao lưu tự động
Chức năng “thông tin điểm đo”: Dùng để xem thông tin về các đầu đo: mã số đầu đo, vị trí đặt, ngưỡng cảnh báo… được thể hiện trên hình 2.75.
81
Hình 2.75. Cửa sổ thông tin điểm đo
Chức năng đặt cắt điện cho từng đầu đo: Người sử dụng có thể thiết lập trạng thái hoạt động của các đầu đo cũng như cài đặt cắt điện cho từng đầu đo được thể hiện trên hình 2.76.
Hình 2.76. Cửa sổ cài đặt cắt điện đầu đo
Chức năng “đặt đồng hồ hệ thống”: Dùng để đặt thời gian của hệ thống khớp với thời gian thực tế.
Chức năng “tự động kết nối khi mất kết nối”: Trong quá trình kết nối, do một lỗi nào đó mà mất kết nối giữa máy tính và trạm trung tâm điều khiển “VIELINA-WS07”, ta
Dấu √
82
có thể đặt chế độ “tự động kết nối khi mất kết nối” để máy tính tự động kết nối lại đến trạm điều khiển trên hình 2.77.
Hình 2.77. Màn hình đặt chế độ kết nối tự động khi mất kết nối
Chức năng “thoát về Windows”: Trên màn hình giao diện chính của phần mềm, ta chọn vào menu “hệ thống”, khi này một thực đơn sổ xuống, ta chọn vào dòng cuối cùng của thanh thực đơn “thoát về Windows” để thoát khỏi phần mềm, đóng cửa sổ chương trình.
• Menu “báo cáo”.
Báo cáo ngày: Xem báo cáo dữ liệu đo theo ngày ở dạng đồ thị hoặc dạng bảng của một hay nhiều đầu đo. Các báo cáo này có thể lưu lại dưới dạng file ảnh hoặc in ra giấy (thể hiện trên hình 2.78).
Báo cáo tháng: Tương tự chức năng báo cáo ngày, người vận hành có thể xem báo cáo dữ liệu đo tháng theo dạng bảng của các chủng loại đầu đo lắp đặt trong hệ thống, qua đó làm tài liệu cho việc đánh giá, phân tích các sự cố về khí, gió mỏ (thể hiện trên hình 2.79).
83
Mặt khác, trên đồ thị báo cáo có thể hiện mầu khác nhau cho các đầu đo, do vậy rất thuận lợi và tránh nhầm lẫn cho việc phân tích, đánh giá khi có sự cố xảy ra.
Hình 2.78. Báo cáo dạng đồ thị
Hình 2.79. Báo cáo dạng bảng
Một tính năng mới của phần mềm CGMWS do Viện điện tử thiết kế là: Khi muốn in báo cáo của loại đầu đo nào đó thì chỉ việc chọn loại đầu đo, sau đó chọn loại báo cáo,
84
khi này báo cáo dạng đồ thị hay dạng bảng chỉ có các thông số của loại đầu đo đã chọn, việc chọn này bằng thao tác tích vào loại đầu đo, cửa sổ chọn thao tác này được thể hiện trên hình 2.80.
Hình 2.80. Chọn loại đầu đo báo cáo
Việc thực hiện chọn loại báo cáo, thời gian báo cáo và kiểu đồ thị báo cáo với phần mềm CGMWS là hết sức thuận tiện, đơn giản và được thể hiện ở hình 2.81 dưới đây.
Hình 2.81. Chọn loại báo cáo, thời gian và loại biểu đồ báo cáo
Báo cáo trạng thái đầu đo: Có 3 trạng thái được báo cáo: mất kết nối, vượt ngưỡng cảnh báo, vượt ngưỡng cắt điện và được thể hiện trên hình 2.82.
Hình 2.82. Màn hình báo cáo trạng thái đầu đo
Nhật ký kết nối: Hiển thị các thông tin trong quá trình kết nối như: thông tin người vận hành, ngày giờ kết nối và thời gian kết nối, thể hiện trên hình 2.83.
85
Hình 2.83. Báo cáo nhật ký kết nối
Chức năng thuộc tính kết nối: Tại đây người sử dụng cài đặt một số thông tin về cổng kết nối, màn hình cài đặt cấu hình kết nối thể hiện trên hình 2.84.
86
• Menu “Cảnh báo”.
Xem các ngưỡng cảnh báo đã đặt cho đầu đo trên hình 2.85, nếu hệ thống không kết nối thì giá trị ngưỡng nhận được là giá trị của lần đặt cuối cùng.
Hình 2.85. Cài đặt ngưỡng báo động
• Menu “biểu đồ”.
Dùng để cập nhật đường lò, vị trí đầu đo hiển thị trên máy tính. Người vận hành phải đăng nhập ở chế độ admin để thay đổi sơ đồ đường lò, sau khi thay đổi xong phải lưu lại trong 1 file có đuôi *.gst trong chương trình phần mềm.
• Menu “trợ giúp”.
Giới thiệu về nhà chế tạo hệ thống, hướng dẫn sử dụng các thao tác.
Hệ thống tự động lưu các dữ liệu ghi được về nồng độ khí từ các đầu đo dưới lò gửi về. Khi nồng độ khí gia tăng trạm VIELINA-WS.07 phát tín hiệu âm thanh và trên máy tính điều hành vẽ biểu đồ nồng độ khí để người vận hành, cán bộ nắm bắt được.
Nồng độ khí đo được trên tủ
Nồng độ khí đo được trên máy tính
Màu đỏ khi mất kết nối,
Màu xanh khi kết nối bình thường
87
Trạm VIELINA-WS.07 và máy tính điều hành ghi liên tục các giá trị nồng độ khí, gió (hình 2.86), khi giá trị vượt ngưỡng cảnh báo đặt trước máy tính chủ sẽ hiện biểu tượng mầu đỏ nhấp nháy (hình 2.87).
Hình 2.86. Nồng độ khí hiển thị trên tủ VIELINA-WS.07
Hình 2.87. Nồng độ khí hiển thị trên máy tính chủ
Ngoài ra, còn xem được biểu đồ xu hướng nồng độ khí hiển thị theo 02 dạng: - Báo cáo dạng đồ thị ;
- Báo cáo dưới dạng bảng. • Hiện trạng báo tín hiệu khi có lỗi hệ thống
Khi hệ thống mất kết nối giữa máy trạm và máy tính chủ, biểu tượng trạng thái kết nối trên màn hình máy tính chủ sẽ hiện màu đỏ như trên hình 2.88.
88
• Hiện trạng xử lý tình huống
Sau thời gian đưa vào sử dụng, các hệ thống giám sát khí tự động tập trung do Viện nghiên cứu Điện tử-Tin học-Tự động hóa lắp đặt đã nhiều lần phát hiện và ghi lại số liệu về nồng độ khí tăng cao. Các nhân viên vận hành đã kịp thời xử lý, báo cáo lãnh đạo và có đối sách kịp thời đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.
Thống kê số lần các hệ thống phát hiện nồng độ khí vượt ngưỡng nguy hiểm theo quy định được nêu trong bảng 2.15
Bảng 2.15. Thống kê số lần các hệ thống phát hiện nồng độ khí vượt ngưỡng
STT Tên đơn vị Số lần vượt ngưỡng 1,3% CH4 Nồng độ khí lớn nhất
1 Công ty than Khe Chàm > 200 2% CH4
2 Xí nghiệp than Cẩm Thành > 20 3% CH4
3 Xí nghiệp than Khe Tam > 30 >5%CH4
4 Công ty Thăng Long Chưa có
Nhận xét:
Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, hệ thống quan trắc khí mỏ tập trung tự động loại VIELINA-WS.07 do Viện nghiên cứu Điện tử-Tin học-Tự động hóa sản xuất, đã trở thành hệ thống quan trắc khí mỏ lần đầu tiên được nội địa hóa từ các khâu thiết kế, chế tạo đến lắp đặt và đưa vào sử dụng trong các mỏ than hầm lò Việt Nam. Mặc dù còn một số hạn chế đang được hoàn thiện nhưng hệ thống đã bước đầu đảm bảo các yêu cầu khắt khe về mặt kỹ thuật, thuận lợi trong công tác vận hành và sửa chữa, có giá thành rẻ hơn thiết bị nhập ngoại, đáp ứng được công tác quản lý khí mỏ nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.
89
Chương 3