Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VẠN THẮNG, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 25 - 30)

Rác là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Ở nông thôn, lượng rác thải ra không thu gom và ít được xử lý nên tình trạng rác bị phân tán khắp nơi làm cho khả năng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.

Bảng 2.4: Tình hình bố trí các khu vực dịch vụ đời sống xã hội trên địa bàn xã

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018

Số chợ trên địa bàn Chợ 5 5 5

Số trường học Trường 3 3 3

Cửa hàng, trung tâm dịch vụ Cửa hàng 302 368 405

Cơ quan đơn vị hành chính Đơn vị 7 7 7

Cơ sở y tế Cơ sở 1 1 1

(Nguồn: Ban Thống kê xã Vạn Thắng 2018)

Nguồn rác thải từ hộ gia đình và khu dân cư

Do tốc độ phát triển của nền kinh tế và tỷ lệ gia tăng dân số của xã ngày một tăng qua các năm vì vậy nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân có chiều hướng tăng lên theo mức thu nhập. Lượng rác thải được thải ra từ khu dân cư cũng tăng nhanh chóng theo thời gian.

Nguồn thải từ các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời. Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, plastic, cao su, túi nilon, giấy, các hộp bìa catton, bìa cứng...

- Đồ dùng điện tử

- Vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa…)

- Chất thải độc hại: chất tẩy rửa, bột giặt. chất tẩy trắng, thuốc diệt côn trùng… Nguồn rác thải từ dịch vụ, công cộng

+ Từ Chợ

Trên địa bàn xã có 2 chợ lớn là Chợ Mơ (thôn Chợ Mơ) và chợ Chiều (thôn Mai Trai) với hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra tấp nập với số lượng hàng hóa lớn. Ngoài ra còn các thôn khác có các chợ nhỏ họp theo ngày. Còn các chợ nhỏ họp theo ngày ở từng thôn không có chỗ tập kết rác cụ thể. Rác được thải trực tiếp vào bãi mương, bờ kênh, bến chợ, góc tường, … gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, nhựa, cao su, túi nilon, giấy, các hộp bìa catton, bìa cứng, hoa quả héo hoặc thối, hỏng, ... còn có một số chất thải nguy hại.

+ Từ trạm y tế

Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế từ hoạt động khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, xét nghiệm. Do kinh phí đầu tư hạn hẹp, không chú trọng hoạt động kiểm soát quá trình phát sinh, thu gom, xử lý rác thải đặc biệt là rác thải nguy hại do vậy còn gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh và là nguy cơ lây lan mầm bệnh.

CTR thông thường: chủ yếu phát sinh từ sinh hoạt của bệnh nhân, y bác sỹ và người nhà thăm nuôi như: bao bì, giấy, chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa...

CTR nguy hại: như bơm kim tiêm, dây truyền dịch, bệnh phẩm, dược phẩm quá hạn, vỏ chai thuốc; lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào.

+ Từ cơ quan hành chính và trường học

Toàn xã có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học với số lượng trường tập trung khá đông cho nên lượng rác thải ra là rất lớn. Đặc biệt, là trường mầm non lượng rác thải ra từ bếp ăn và quà bánh của các bé là rất nhiều.

Các cơ quan hành chính như cơ quan nhà nước, văn phòng làm việc.

Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, nhựa, cao su, túi nilon, giấy, các hộp bìa catton, bìa cứng, rẻ lau, ...

Nguồn rác thải từ quá trình sản xuất kinh doanh và các hộ kinh doanh dịch vụ Bao gồm các hộ kinh doanh hàng ăn, hàng xén, tạp hóa, điện tử điện lạnh, lương thực thực phẩm, ...

Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, nhựa, cao su, túi nilon, giấy, các hộp bìa catton, bìa cứng, các linh kiện điện tử, kim loại, ... còn có một số chất thải nguy hại khác.

+ Nguồn rác thải từ hoạt động giao thông và các công trình xây dựng

Từ các hoạt động xây dựng, tháo dỡ công trình xây dựng hoặc xây dựng các công trình giao thông vận tải.

Hình 2.2: Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Vạn Thắng b. Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã

Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã được thể hiện qua từng nguồn phát sinh nêu cụ thể ở trên.

Qua điều tra phỏng vấn cho thấy lượng rác thải ra từ các hộ gia đình hầu hết là rác thải sinh hoạt như: Rau cỏ, giấy vụn, túi nilon, than tổ ong, một số hộ gia đình có vườn rộng có nhiều cây xanh nên lượng rác thải ra còn là cành lá cây. Thành phần rác tạo ra từ các hộ gia đình hầu hết là rác hữu cơ dễ phân hủy. Ngoài ra còn có một số thành phần rác thải vô cơ. Phân loại thành phần rác thải hữu cơ và vô cơ được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.5: Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt xã Vạn Thắng

Rác thải hữu cơ: Rác thải vô cơ

Giấy Thuỷ tinh

Nhựa Nhôm Thực phẩm Các kim loại khác Cao su Tro, các chất bẩn Da Đất cát, gạch ngói vỡ Gỗ Cành cây, cỏ, lá

(Nguồn: Ban thống kê xã Vạn Thắng 2018)

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Vạn Thắng rất đa dạng và khá đặc trưng theo loại hình nông thôn. Vì đây là vùng nông thôn, chủ yếu là các hoạt động nông nghiệp nên thành phần rác thải hữu cơ chiếm đến 50-60% như: lá, cành cây, thực phẩm dư thừa, rơm rạ, ...Theo số liệu thu thập được, tỷ lệ thành phần trong rác thải sinh hoạt của xã Vạn Thắng được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.6: Tỷ lệ các thành phân có trong RTSH trên địa bàn xã

Thứ tự Thành phần Tỷ trọng % 1 Chất hữu cơ 50,8 2 Giấy và carton 4,7 3 Nhựa 7,4 4 Thủy tinh 11,3 5 Kim loại 1,2 6 Gỗ, rác sân vườn 19,7 7 Cao su, dẻ 0,3 8 Khác 4,6 Tổng 100

(Nguồn: Ban thống kê xã Vạn Thắng 2018)

Qua bảng trên ta thấy rác thải sinh hoạt của xã Vạn Thắng gồm nhiều thành phần với tỉ trọng khác nhau. Chiếm tỉ trọng cao nhất là rác thải hữu cơ với 50,8 % và thấp nhất là cao su, dẻ với 0,3 %. Do rác thải chứa nhiều thành phần hữu cơ, lá cây nên có thể tận dụng sản xuất phân bón, nhưng cần có biện pháp phân loại trước khi thải ra.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VẠN THẮNG, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w