Thực trạng xây dựng con người mới hiện nay ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp triết lý trồng người của hồ chí minh với sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay ở huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 39 - 48)

con người mới hiện nay ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

2.2.1. Thực trạng xây dựng con người mới hiện nay ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tỉnh Quảng Trị

Cùng với nhiều địa phương khác trong cả nước, những năm gần đây, Đảng bộ và các cơ quan, đoàn thể trong huyện Hải Lăng rất coi trọng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn xây dựng và phát triển của huyện. Sự vận dụng này thể hiện rõ trong các chủ trương, chính sách, mục tiêu về đào tạo, xây dựng con người mới của huyện. Xây dựng con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là bồi dưỡng, đào tạo con người trở thành con người phát triển toàn diện: có lòng yêu nước và tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với tổ quốc, có đạo đức trong sáng, có kiến thức văn hóa, khoa học-kĩ thuật, có kĩ năng nghề nghiệp, có sức khỏe để bảo vệ và xây dựng đất nước. Đó là những con người chủ thể của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau đây là một số đánh giá về thực trạng xây dựng con người mới hiện nay ở huyện Hải Lăng.

Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.

Trong những năm gần đây, do sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô khiến cho chủ nghĩa xã hội rơi vào khủng hoảng, làm cho một bộ phận cán bộ và người dân tỏ ra hoang mang, dao động về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, với những âm mưu của kẻ xấu đã làm cho người dân sa sút lý tưởng cách mạng. Nhiều người thờ ơ với các hoạt động xã hội, do đó nhận thức về chính trị non kém và dễ bị kẻ xấu lôi kéo và lợi dụng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, lãnh đạo huyện Hải Lăng đã phối hợp với các cơ quan, tổ

chức đoàn thể để thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị nhằm cũng cố niềm tin của cán bộ và người dân vào lý tưởng cách mạng.

Nhiều năm qua, huyện Hải Lăng đã rất chú trọng quan tâm đến việc bồi dưỡng lý tưởng cách mạng bằng nhiều hình thức như thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị cho cán bộ, Đảng viên; tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị cho thanh niên và những cộng đồng dân cư như: “Tôi là người đoàn viên cộng sản”, “Tuổi trẻ và hành trang vào thế kỷ XXI”,…Và đặc biệt, từ năm 2007 đến nay, quán triệt chủ trương của Đảng và Chính phủ, Đảng ủy Hải Lăng đã triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo kế hoạch số 14 – KH/HU trên toàn địa bàn huyện. Cuộc vận động đã đi sâu vào các tầng lớp nhân dân, và đã thu được những kết quả thiết thực. Nằm trong chương trình thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, lãnh đạo huyện Hải Lăng đã tổ chức các lớp học tập các chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, cuốn hút cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức tham gia đạt 97,5% và hội viên, đoàn viên ở các cơ sở tham gia đạt 92%. Bên cạnh đó, huyện Hải Lăng còn tổ chức các hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và hội thi “Kể chuyện làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thu hút 367 người tham gia dự thi và hàng ngàn lượt người tham gia cổ vũ, động viên.

Cùng với hội thi do các cấp ủy Đảng tổ chức, các đoàn thể chính trị từ huyện đến cơ sở phát động nhiều hội thi thu hút sự tham gia của nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi, như các hội thi: “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”; “Bác Hồ với phụ nữ”; “Nông dân học tập và làm theo lời Bác”,…với nhiều hình thức sáng tạo, hấp dẫn.

Cuộc vận động đã thấm sâu vào từng người dân, từng cán bộ, Đảng viên trong toàn huyện dẫn đến những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động. Báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vân động “Học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Huyện ủy Hải Lăng đã ghi rõ:

“Cuộc vận động đã đi vào cuộc sống, trở thành một đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa sâu rộng, phong trào thi đua yêu nước phát triển rộng khắp, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần củng cố thêm lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước”

Các hoạt động tìm hiểu về truyền thống dân tộc, về Đảng, về Bác Hồ được quan tâm hơn. Nổi bật là cuộc thi tìm hiểu “Lịch sử 80 năm Đảng cộng sản Việt Nam và truyền thống Đảng bộ địa phương” đã được đông đảo người dân, đặc biệt là thanh niên tham gia với 13.278 bài dự thi có chất lượng, thể hiện tình cảm, niềm tin với Đảng, với Bác Hồ vĩ đại. Thông qua đó, thái độ phủ nhận quá khứ được khắc phục, ý thức tự trọng, tự hào dân tộc, trân trọng các giá trị truyền thống và thành tựu cách mạng, phấn khởi trước những thành tựu đổi mới ngày nay chiếm ưu thế trong lòng đa số người dân, nhất là thế hệ trẻ.

Thông qua việc giáo dục chính trị tư tưởng, người dân đã có những hiểu biết sâu hơn về đất nước, về Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Vì vậy, niềm tin của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ vào Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được cũng cố. Đại đa số đoàn viên thanh niên Hải Lăng đều đã có ý chí phấn đấu tích cực để đứng vào hàng ngũ của Đảng. Hằng năm, huyện ủy đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể mở các lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng cho người dân, với hàng ngàn người tham gia. Chỉ riêng trong năm 2010, Đảng bộ Hải Lăng đã kết nạp 112 Đảng viên mới. Đó là những kết quả thiết thực của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng mà huyện Hải Lăng đã làm được.

Về giáo dục đạo đức cách mạng.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là cái gốc của con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền tảng cho tài năng phát triển. Quán triệt quan điểm này,

các cấp lãnh đạo huyện Hải Lăng rất chú trọng đến việc bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ.

Giáo dục đạo đức cách mạng, trước hết cần nhận thức được tầm quan trọng của các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hoàn thiện nhân cách con người. Đó là điểm xuất phát, là nguồn nội sinh để mỗi con người hướng vào đó tự giáo dục rèn luyện bản thân.

Lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc đã được khơi dậy trong lòng mỗi người dân Hải Lăng. Hằng năm, vào các ngày lễ lớn của dân tộc, các cơ quan, đoàn thể, trường học đã tổ chức nhiều buổi mít tinh kỷ niệm để tưởng nhớ đến công lao to lớn của ông cha ta trong các cuộc kháng chiến. Đặc biệt, vào ngày 19/3 hằng năm, huyện Hải Lăng tổ chức lễ kỷ niệm ngày giải phóng huyện và khai mạc lễ hội văn hóa huyện. Đây là một hoạt động có ý nghĩa to lớn, nhằm giáo dục truyền thống anh dũng của huyện nhà đến thế hệ con cháu. Đồng thời, thông qua các hoạt động của lễ hội văn hóa huyện, đã làm cho mỗi con người tự ý thức về bản thân, xây dựng cho mình lối sống văn hóa, hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Năm 2010, huyện Hải Lăng đã được công nhận là “Huyện điển hình văn hóa”. Điều này là sự ghi nhận sự cố gắng nổ lực hoàn thiện bản thân mình nhằm xây dựng một cộng đồng văn hóa.

Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ còn thông qua các hoạt động như: Hiến máu nhân đạo, tình nguyện giúp nhân dân khắc phục bảo lũ, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng,…đã khơi dậy trong lòng mỗi người tinh thần “thương người như thể thương thân”, “uống nước nhớ nguồn”. Qua đó hình thành ở họ lòng thương người, lòng nhân ái cao cả.

Giáo dục đạo đức cách mạng trong sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay ở huyện Hải Lăng thực sự thu được kết quả to lớn thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong

những năm thực hiện cuộc vận động, Đảng bộ huyện Hải Lăng đã chỉ đạo, triển khai học tập các chuyên đề: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ; “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân”; “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh”; tổ chức nghiên cứu các tác phẩm: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “Sửa đổi lối làm việc”, “Di chúc”,… Cùng với các hoạt động tuyên truyền và những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các hội thi đã có tác động to lớn trong việc hình thành đạo đức cách mạng trong mỗi con người Hải Lăng. Thông qua cuộc vận động, nhiều cán bộ Đảng viên đã có sự tự điều chỉnh mình, đổi mới phong cách làm việc, gạt bỏ chủ nghĩa cá nhân và các bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu. Đoàn viên thanh niên cũng đã hình thành cho bản thân mình những giá trị đạo đức cách mạng, góp phần hoàn thiện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.

Các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức cách mạng đã tạo nên xu hướng tích cực về đạo đức, dẫn đến hình thành trong mỗi con người những nghĩa cử cao đẹp. Trong nhà trường, học sinh xếp loại đạo đức tốt chiếm tỉ lệ cao: Trường THPT Hải Lăng chiếm 97%, THPT Nam Hải Lăng chiếm 96,5%,… Trong các tổ chức đoàn thể đã xuất hiện nhiều tấm gương đạo đức. Chính những người này đã tạo ra một sự lôi cuốn mạnh mẽ đến bộ phận còn lại để họ không ngừng tự phấn đấu, nâng cao đạo đức của bản thân.

Về giáo dục kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “dù khó khăn đến đâu cũng cố gắng thi đua dạy thật tốt, học thật tốt” và phát huy truyền thống hiếu học của “quê hương tiến sĩ đầu tiên của xứ Đàng Trong” (Bùi Dục Tài). Công tác

giáo dục đào tạo những năm qua rất được chú trọng. Trong nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ XIV đã xác định: “Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục – đào tạo theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; nâng cao chất lượng toàn diện và vững chắc”. Những năm qua, công tác giáo dục đào tạo kiến thức cho thế hệ trẻ đã thu được nhiều kết quả to lớn. Toàn huyện hiện nay có 20 trường mầm non, 21 trường tiểu học, 19 trường THCS và 4 trường THPT, với cơ sở vật chất được xây dựng, tăng cường đáng kể, bộ mặt trường lớp ngày càng khang trang.

Hiện nay, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, giáo dục – đào tạo Hải Lăng đã có bước phát triển mạnh mẽ, thu được nhiều thành tựu, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Điều này thể hiện rõ rệt trong các thành tích mà học sinh Hải Lăng giành được. Chỉ tính trong các trường THCS, thông qua các kì thi học sinh giỏi, học sinh Hải Lăng đã giành được rất nhiều giải cao. Ví dụ, trong hai năm học 2008 – 2009, 2009 – 2010 Hải Lăng luôn giành giải nhất toàn đoàn trong kì thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh; Thi tin học trẻ cấp tỉnh sáu năm liên tiếp đạt nhất toàn đoàn,…Trong các kì thi Intel Isef (sáng tạo khoa học kỹ thuật giành cho học sinh) đã có nhiều đề tài khoa học của các em học sinh tham gia đạt giả cao; cuộc thi IOF (tiếng Anh trên internet) đã thu hút trên 2300 học sinh tham gia.

Điểm sáng trong giáo dục – đào tạo của Hải Lăng phải nói đến các trường THPT, nơi đào tạo kiến thức cho những đoàn viên thanh niên là lớp người lãnh đạo kế cận của đất nước. Hiện nay toàn huyện có 4 trường THPT, trong đó THPT Hải Lăng là ngôi trường có bề dày, luôn đi đầu trong công tác dạy và học. Chỉ tính riêng 10 năm gần đây, THPT Hải Lăng đã có những bước phát triển mạnh: Tỉ lệ học sinh lên lớp luôn đạt 99%, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 95%, tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng chiếm 33%. Trong các kỳ thi học sinh giỏi trường đã có nhiều thành

tích: Đã có 7 học sinh giỏi cấp quốc gia, 287 giải cấp tỉnh và nhiều giải cao trong các hội thi khác. Tất cả những điều trên đã trở thành bằng chứng cho sự phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường của ngành giáo dục Hải Lăng.

Được những thành tích như vậy, chính nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhờ ý chí phấn đấu của các thầy cô giáo và các em học sinh. Những người giáo viên luôn tự ý thức được mình là những người trực tiếp thực hiện công việc “trồng người”. Vì vậy họ luôn luôn cố gắng phấn đấu tự vươn lên theo tiêu chí “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Các lãnh đạo ngành giáo dục huyện luôn quán triệt sâu sắc chỉ thị số 40 – CT/TƯ của Ban bí thư nhằm “xây dựng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu”.

Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức trong nhà trường, thì việc đào tạo nghề, đào tạo nghiệp vụ cũng rất được quan tâm. Điều này góp phần hình thành nên những con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Những năm qua, các tổ chức, đoàn thể đã phối hợp với trường dạy nghề tổng hợp huyện mở các lớp đào tạo nghề cho lao động địa phương. Đi đầu trong phong trào đào tạo nghề này là huyện đoàn Hải Lăng. Những năm gần đây, huyện đoàn đã phối hợp với nhiều tổ chức, nhiều địa phương để mở các lớp đào tạo nghề cho đoàn viên thanh niên. Đến nay đã mở 25 lớp dạy nghề thêu cho 680 người; mở lớp dạy nghề may công nghiệp, sửa chửa cơ khí nông cụ cho hơn 590 người; mở 245 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật thu hút hơn 7500 lượt Đoàn viên thanh niên tham gia... Đào tạo nghề cho lao động không chỉ tạo cho họ cơ hội việc làm mà còn tạo điều kiện cho họ ngày càng phát triển hơn.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực thì hiện nay, sự nghiệp xây dựng con người mới ở Hải Lăng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức cần được khắc phục. Điều đó được thể hiện ở chỗ:

Một là, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, không ít người đã không ngần ngại vứt bỏ truyền thống dân tộc để tiếp nhận các yếu tố mới mà không phân biệt cái tích cực và cái tiêu cực. Họ chưa hoặc không ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc trước sự du nhập của các luồng văn hóa ngoại lai. Đối với nhiều người đạo đức văn hóa truyền thống đã bị lấn át bởi một thứ văn hóa ngoại lai du nhập qua nhiều hình thức như phim ảnh, internet,…Từ đó hình thành ở họ những lối sống lai căng, một thứ văn hóa chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Có thể nói đây là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm và từng bước loại trừ dần nó và đã từng nhận định rằng : Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ…đang gây hại đến thuần

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp triết lý trồng người của hồ chí minh với sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay ở huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w