III CÁC YẾU TỐ SINH HỌC
Vi khẩn Vibrio harveyi:bệnh phát sáng ở tôm
• Những kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, pH, sự tích tụ các chất hữu cơ sẽ ảnh hưởng đến sự sinh sản, lây lan và mức độ cảm nhiễm của loại vi khuẩn này.
• Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng mà người ta kiềm chế sự phát triển của nó
Vibrio harveyi
• Điều chỉnh độ mặn:
Vi khuẩn Vibrio harveyi phát triển mạnh ở môi trường có độ mặn 20-30S, nếu độ mặn giảm thấp còn 5-7S mật độ vi khuẩn vibrio harveyi giảm rõ rệt. Hạ độ mặn là biện pháp ức chế khả năng phát triển vi khuẩn phát sáng.
• Nhiệt độ nước:
Nhiệt độ nước tăng cao là điều kiện tốt cho vi
khuẩn Vibrio harveyi phát triển, nhất là vào mùa hè. Để hạn chế khả năng tăng nhiệt cần duy trì mức nước trong ao nuôi đạt độ sâu từ 1,2 - 1,5m, đồng thời gây màu nước giữ độ trong từ 30-40cm. Nước có màu
như mái nhà che nắng hạn chế được sự tăng nhiệt vào ban trưa.
• Làm giảm chất hữu cơ có trong nước:
Trước mỗi vụ nuôi phải cải tạo ao thật kỹ, vét sạch bùn đáy, bón vôi, phơi ao khoáng hóa nền đáy tiêu diệt mầm bệnh.
Trong khi nuôi cần quản lý tốt lượng thức ăn hàng ngày, thường xuyên kiểm tra sàng ăn để đánh giá khả năng bắt mồi kịp thời điều chỉnh thức ăn hợp lý,
không để tảo tàn đồng loạt làm mất màu nước tăng lượng hữu cơ.
Phát triển nhóm tảo lục (chlorella) cũng có tác dụng khống chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio harveyi
• Sử dụng hóa chất diệt vi khuẩn (xử lý nước trước khi thả tôm):
Những hóa chất có thể sử dụng để diệt vi khuẩn hoặc làm giảm sức hoạt động của vi khuẩn phát sáng trong nước như: chlorine 30g/m3, BKC 1-2g/m3,