Sơ lược qua về môn Kỹ năng làm việc nhóm

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC "VẤN ĐỀ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ - LUẬT" (Trang 51 - 58)

5. Cấu trúc của đề tài

3.1.1. Sơ lược qua về môn Kỹ năng làm việc nhóm

Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Khoa kinh tế-luật ĐH Quốc gia

TP.HCM có giảng dạy môn học kỹ năng làm việc nhóm. Môn học này nằm trong hệ thống những môn học tự chọn của ngành kế toán- kiểm toán trong học kì thứ 6 năm học thứ 3 với số tín chỉ là 3. Theo thông tin nhóm chúng tôi thu thập từ 10 sinh viên đã từng học lớp kỹ năng làm việc nhóm, nội dung môn học này rất hay và cung cấp nhiều kỹ năng ứng dụng trong quá trình làm việc nhóm cho các sinh viên này. Về cách giảng dạy môn học, ngoài sử dụng cách dạy truyền thống các giảng viên ứng dụng nhiều tình huống thực tế trong quá trình giảng dạy, cho sinh viên nhiều bài tập thực hành và ngoài ra còn giảng dạy thông qua những trò chơi tập thể ngoài trời. Tuy nhiên, số lượng sinh viên đăng kí và tham gia học môn học này rất ít chỉ khoảng 30 sinh viên trong 1 lớp.

3.1.2. Giải pháp cho môn học Kỹ năng làm việc nhóm

Theo đánh giá của đa số các doanh nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng được đòi hỏi nhất khi tuyển dụng. Vì vậy, ngoài việc học kiến thức chuyên

môn, sinh viên cần có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Tuy nhiên theo kết quả điều tra của nhóm chúng tôi ở Khoa kinh tế-luật ĐH Quốc gia TP.HCM, tình hình môn học kỹ năng làm việc nhóm đang không được quan tâm đúng mức từ cả hai phía nhà trường và sinh viên. Vì thế, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình hình dạy và học môn học này tại Khoa kinh tế - luật.

Mô hình giảng dạy và rèn luyện môn học Kỹ năng làm việc nhóm

NHÓM KT28 | ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU BỘ MÔN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 52

Giảng dạy

Môi trường học tập

Môi trường doanh nghiệp Trung tâm quản

lý sinh viên

Doanh nghiệp Công ty nhà

Từ khi xuất hiện cho đến nay, môn học kỹ năng làm việc nhóm chỉ được dạy cho sinh viên ngành kế toán-kiểm toán. Điều này không thể giúp cho sinh viên cả khoa tiếp cận được với môn học vì nó không được phổ biến rộng rãi cho tất cả các ngành học trong khoa. Hơn nữa, nó được xếp vào hệ thống những môn học tự chọn ở năm 3 cùng với những môn tự chọn về kiến thức chuyên môn nên môn học kỹ năng làm việc nhóm không được nhiều sinh viên chọn học (các sinh viên năm 3 thường có xu hướng chọn những môn học về kiến thức chuyên môn).Và thời gian học của môn học này hoàn toàn không hợp lý vì ngay từ năm nhất các sinh viên đã bắt đầu làm việc nhóm trong học tập. Do đó, chúng tôi đề xuất đưa môn học kỹ năng làm việc nhóm vào hệ thống những môn học bắt buộc của tất cả các ngành trong chương trình đào tạo và thời gian học là học kỳ đầu tiên của năm nhất.

3.1.3. Mô hình ging dy và rèn luyn môn hc K năng làm vic nhóm.

Đối với bất kì một môn học về kỹ năng nào, bên cạnh việc học lý thuyết cần phải rèn luyện thường xuyên mới có thể đem lại kết quả tốt. Nhưng hiện nay, tại Khoa kinh tế-luật việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm thường xuyên cho sinh viên vẫn chưa được tiến hành đồng bộ và hiệu quả. Nên nhóm chúng tôi đề xuất một mô hình giảng dạy và rèn luyện môn học Kỹ năng làm việc nhóm cho Khoa kinh tế-luật.

3.1.3.1 Xây dựng ngân hàng dữ liệu.

Trong quá trình giảng dạy môn học kỹ năng làm việc nhóm và cho sinh viên bài tập nhóm ở các môn học khác, giảng viên cần có một nguồn đề bài tập nhóm chất lượng, phù hợp với khả năng của sinh viên. Việc xây dựng một ngân hàng dữ liệu nhằm thu thập và lưu trữ những đề bài tập nhóm hay, bổ ích trong thời gian dài sẽ đáp ứng được yêu cầu này. Nguồn đề bài tập được tổng hợp từ:

Những đề bài tập nhóm của các giảng viên của khoa trong quá trình giảng dạy từ trước tới nay.

Những đề bài tập nhóm được sưu tập từ các website, từ các trường khác giảng dạy về kinh tế, từ các sách tham khảo, đặc biệt là từ các sách nước ngoài.

Những tình huồng thực tế từ phía các doanh nghiệp.

Những dữ liệu thu thập được có thể lưu trữ lại bằng văn bản hay các dạng file word, pdf… trong một phần mềm lưu trữ của khoa (giống như dạng một thư viện điện tử).

Ngoài ra, cũng nên thu thập, lưu trữ những bài tập nhóm của các sinh viên và trưng bày trên một website để các sinh viên có thể tham khảo và học hỏi cách giải quyết vấn đề của nhau.

3.1.3.2 Thực hành kỹ năng làm việc nhóm trong môi trường doanh nghiệp.

Ngoài việc thực hành kỹ năng làm việc nhóm trong học tập, Nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên hoạt động, làm việc nhóm trong môi trường doanh nghiệp. Có thể giúp sinh viên làm quen với việc làm việc nhóm trong môi trường công ty, doanh nghiệp theo 2 phương án sau.

Phương án 1: Sinh viên vừa học tại trường, vừa thực tập tại các doanh nghiệp.

Trong chương trình đào tạo của Khoa kinh tế-luật, sinh viên chỉ thực tập tại doanh nghiệp trong học kì thứ 8 ở năm học thứ 4 với lượng thời gian thực tập quá ngắn tại doanh nghiệp khoảng 3 tháng. Trong khi đó, việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong môi trường doanh nghiệp đòi hỏi phải thường xuyên, song song với việc học lý thuyết ở trường và kéo dài trong suốt 4 năm học. Vì thế, chúng tôi đề xuất giải pháp tổ chức mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong suốt 4 năm học. Để làm được điều này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà thường và các doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp:

Cần có những doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên năm 1, 2, 3, 4 thực tập tại công ty mình. Tuy sinh viên năm 1, 2, 3 chưa có nhiều kiến thức chuyên môn và không

thể làm nhiều việc cho doanh nghiệp nhưng việc hỗ trợ cho sinh viên các năm này đối với doanh nghiệp không hẳn là không có lợi. Thông qua việc hỗ trợ sinh viên thực tập, doanh nghiệp đã thu hút được nguồn nhân lực tương lai cho công ty mà không phải tốn kém quá nhiều chi phí. Đơn cử một doanh nghiệp thực hiện chính sách thu hút nhân lực rất tốt là Hoa Sen Group. Với sự kiện “Ngày hội nghề nghiệp” ngày 29/11/2008 mở đầu cho chương trình “Vườn ươm tài năng quản trị”1, Hoa Sen Group đã tuyển sinh viên năm 2, 3, 4 của Khoa kinh tế-luật ĐH Quốc gia TP.HCM vào thực tập tại doanh nghiệp của mình. Mô hình “vườn ươm tài năng” là một mô hình định hướng nhân lực rất sáng tạo mà nhóm chúng tôi đề xuất các doanh nghiệp tham khảo để phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

Về phía Nhà trường:

Để thực hiện được mô hình sinh viên vừa học, vừa thực tập tại doanh nghiệp đòi hỏi về phía nhà trường phải chủ động tìm những doanh nghiệp hỗ trợ. Sau đó, trung tâm quản lý sinh viên của Khoa sẽ giới thiệu các sinh viên vào thực tập tại các doanh nghiệp.Việc duy trì mô hình này trong dài hạn sẽ là rất khó khăn nên Nhà trường cần nỗ lực hợp tác chiến lược với doanh nghiệp

1 Chương trình “Vườn ươm tài năng quản trị” là một chuỗi các hoạt động mang tính đánh giá học lực và bản lĩnh của sinh viên, nhằm phát hiện, tìm kiếm và bổ sung cho những vị trí quản trị trung, cao cấp trong tương lai của Hoa Sen Group. Các hoạt động của chương trình được đặt ra hết sức thực tế: ngày hội nghề nghiệp, tuyển thực tập, đào tạo hội nhập, thực tập chuyên môn, đào tạo chuyên môn, đánh giá, tuyển dụng chính thức.

Phương án 2: Thành lập công ty trường học. Mục đích.

Tạo điều kiện cho sinh viên của Khoa kinh tế-luật có điều kiện thực hành kỹ năng làm việc nhóm trong môi trường doanh nghiệp.

Giúp sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế Tạo thêm một khoản thu cho Khoa kinh tế-luật

Dựa trên những ngành học trong chương trình đào tạo và khả năng của sinh viên của Khoa kinh tế-luật chúng tôi đề xuất mô hình công ty như sau.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.

1. Bộ phận quản lý quỹ.

- Quản lý quỹ đầu tư: huy động, quản lý vốn và tài sản; tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư

- Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính: thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng; hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài chính; tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư.

- Nghiên cứu: thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính, giá trị đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên.

2. Bộ phận tổ chức sự kiện.

- Tổ chức những sự kiện theo yêu cầu của khách hàng.

- Thiết kế những công cụ POSM như poster, tờ rơi, bandroll,… 3. Bộ phận tư vấn pháp luật.

- Tư vấn cho khách hàng về luật dân sự, thương mại quốc tế, kinh doanh, tài chính- ngân hàng chứng khoán.

Cơ cấu tổ chức

 Ban giám đốc

Các giảng viên của Khoa có nhiệm vụ chính là điều hành và kiểm duyệt kết quả những công việc.

 Các bộ phận

- Trưởng bộ phận: cần là một người có nhiều kinh nghiệm tốt nhất là giảng viên hoặc những sinh viên năm 4 xuất sắc.

- Nhân viên: các sinh viên của Khoa kinh tế-luật.

Cơ chế hoạt động

Sau khi nhận được công việc đặt hàng từ các khách hàng, các trưởng bộ phận phân chia công việc phù hợp cho các nhóm sinh viên.

Việc phân chia công việc cụ thể như sau.

Sinh viên năm 1, 2 có thể đảm nhận những công việc không cần đòi hỏi nhiều những kiến thức chuyên môn.

Sinh viên năm 3, 4 đảm nhận những công việc chuyên môn như phân tích thị trường,… Một công việc nên giao cho nhiều nhóm sinh viên cùng làm việc, sau đó trưởng bộ phận và ban giám đốc sẽ chọn kết quả của nhóm làm việc tốt nhất và giao cho khách hàng. Như vậy, các nhóm sinh viên sẽ phấn đấu để ngày càng làm việc nhóm hiệu quả hơn.

Để hỗ trợ cho tất cả sinh viên của Khoa kinh tế rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong môi trường doanh nghiệp, chúng tôi nghĩ cần phải thực hiện đồng thời hai phương án trên vì số lượng sinh viên của Khoa kinh tế-luật khá nhiều, hơn 7000 sinh viên.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC "VẤN ĐỀ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ - LUẬT" (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w