Vòng quay tài sản:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TÂN BÌNH NĂM 2007 VÀ NĂM 2008 (Trang 56 - 58)

IV. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH:

3.4.Vòng quay tài sản:

Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản

Đơn vị tính: lần

2006 2007 2008

Doanh thu thuần 697,346,040,367 925,362,069,194 1,106,731,833,569 Tổng tài sản 231,647,026,095 222,827,127,003 227,654,695,337

Vòng quay tài sản 3.01 4.15 4.86

Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008

Qua bảng phân tích trên cho thấy, năm 2006 cứ 1 đồng tổng tài sản bỏ ra mang lại 3.01 đồng doanh thu thuần, năm 2007 cứ 1 đồng tổng tài sản bỏ ra mang lại 4.15 đồng doanh thu thuần (tăng 1.14 đồng) và đã tăng nhẹ (tăng 0.71 đồng) vào năm 2008, cứ 1 đồng tổng tài sản bỏ ra mang lại 4.86 đồng doanh thu thuần, đây là chuyển biến tích cực. Kết hợp với các tỷ số tài chính ở trên có thể cho ta kết luận là: nguyên nhân chủ yếu làm cho vòng quay tài sản tăng cao, là do hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao và vòng quay hàng tồn kho tăng.

4. Tỷ số doanh lợi:

4.1.Doanh lợi tiêu thụ (ROS):

ROS =( Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100

Bảng 5.10: Bảng tính doanh lợi tiêu thụ

Đơn vị tính: %

2006 2007 2008

Lợi nhuận sau thuế 12,040,162,073 15,887,984,228 19,123,652,484 Doanh thu thuần 697,346,040,367 925,362,069,194 1,106,731,833,569

ROS 1.73 1.72 1.73

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008 Mức doanh lợi tiêu thụ giảm nhẹ vào năm 2007, năm 2008 tăng bằng mức doanh lợi tiêu thụ năm 2006, lợi nhuận sau thuế tăng là do doanh nghiệp tăng mức doanh thu

tiêu thụ, trong khi đó chi phí của công ty cũng tăng. Vì vậy, công ty cần có biện pháp quản lý tốt hơn nữa các loại chi phí nhằm giảm thấp chi phí để gia tăng mức sinh lời.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TÂN BÌNH NĂM 2007 VÀ NĂM 2008 (Trang 56 - 58)