Rơle nhiệt RN có tác dụng bảo vệ quá tải. Chúng đ−ợc đấu nối tiếp với mạch động lực của động cơ, còn tiếp điểm th−ờng đóng của chúng đ−ợc đấu nối tiếp với nguồn điều khiển. Khi xảy ra quá tải thì dòng điện chạy trong động cơ lớn hơn dòng điện định mức dẫn đến nhiệt độ của động cơ tăng thì các rơle nhiệt bảo vệ động cơ sẽ tác động, các tiếp điểm th−ờng đóng của rơle mở ra làm hở mạch điều khiển và sẽ cắt nguồn mạch lực của động cơ.
Rơle thời gian RTG là loại rơle dùng phần tử trễ kiểu điện từ. Nguồn cấp cho cuộn là điện áp một chiều, thời gian trễ là t = 3 ữ 5(s). Rơle này giúp cho động cơ có thời gian chuyển từ tốc độ nhanh sang tốc độ chậm và ng−ợc lại. Điều đó tránh cho động cơ khi chuyển đổi trạng thái không làm việc một cách đột ngột. Khi rơle RTG đ−ợc cấp điện thì tiếp điểm th−ờng mở đóng lại sau một thời gian đã đặt sẵn. Do đó rơle RSV có điện, tiếp điểm th−ờng đóng RSV mở ra làm công tắc tốc độ chậm BV mất điện, cùng lúc này tiếp điểm th−ờng mở RSV đóng lại làm cho công tắc tơ tốc độ nhanh có điện. Nếu chuyển tốc độ từ nhanh sang chậm thì quá trình ng−ợc lại.
Trong mạch có sử dụng rơle trung gian RSV nhờ tác động của rơle thời gian RTG để thay đổi tốc độ động cơ.
TOP, BOT là công tắc hành trình chống đội tầng và tụt tầng. Khi buồng thang v−ợt quá tầng trên cùng hoặc xuống cuối cùng một khoảng nhất định thì công tắc này tác động giúp cho cabin không v−ợt quá tầng giới hạn.
Trong mạch đ−ợc trang bị một rơle chống quá tải OLD. Khi buồng thang chịu tải trọng lớn hơn tải trọng định mức thì sẽ làm cho công tắc OLD tác động cấp điện cho rơle OLD làm hở tiếp điểm th−ờng đóng OLD để cắt mạch điều khiển.