VI.1. Công dụng:
Hơi xăng thoát ra từ bầu phao và từ thùng xăng sẽ làm tăng lượng HC trong môi trường và làm tiêu hao nhiên liệu đồng thời làm hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra mạnh mẽ hơn. Hệ thống thâu hồi hơi xăng được sử dụng nhằm tránh cho hơi xăng thoát ra ngoài khí quyển.
VI.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống: Loại 1: (Không có ECU điều khiển)
Khi động cơ không hoạt động: khóa điện tắt, van điều khiển cửa ngoài mở hơi xăng từ bầu phao được đưa đến bộ lọc, đồng thời lúc này hơi xăng từ bình chứa cũng được đưa đến bộ lọc than hoạt tính qua van 1 chiều ( van 2).
Khi động cơ hoạt động ở chế độ không tải và tốc độ thấp: Khóa điện bật, van điều khiển cửa ngoài đóng, van 1 chiều (van 1) đóng, van 1 chiều (van 2) mở hơi xăng từ bình chứa được đưa đến bộ lọc.
Khi động cơ hoạt động ở chế độ tốc độ trung bình và cao: Khóa điện bật, van điều khiển cửa ngoài đóng, van 1 chiều (van 1) mở, hơi xăng từ bầu lọc than hoạt tính được hút qua cửa lọc của của bộ chế hòa khí vào buồng cháy.
trên nắp bình xăng đóng, hơi xăng từ bình chứa được hấp thụ bởi bộ lọc than hoạt tính .
Khi áp suất trong bình thấp sẽ xuất hiện độ chân không trong thùng xăng: Van 1 chiều (van 2) đóng, van 1 chiều (van 3) mở, hơi xăng từ bộ lọc than hoạt tính đi ngược lại thùng chứa, đồng thời van 1 chiều trên nắp bình xăng mở để cho phép khí từ bên ngoài lọt vào thùng nhằm cân bằng áp suất .
Loại 2: (có ECU điều khiển)
Kiểu này giống như loại 1 nhưng có thêm van VSV và ECU… nhưng không có van một chiều ở đường ra của bộ lọc than hoạt tính.
Khi động cơ không hoạt động: khóa điện tắt, van điều khiển cửa ngoài mở hơi xăng từ bầu phao được đưa đến bộ lọc, đồng thời lúc này hơi xăng từ bình chứa cũng được đưa đến bộ lọc than hoạt tính qua van 1 chiều ( van 2).Xem hình III.19
Hình III.19
Khi động cơ hoạt động ở chế độ không tải và tốc độ thấp: Khóa điện bật, van điều khiển cửa ngoài đóng, nhiệt độ nước dưới 430 C công tắc nhiệt độ bật , van VSV tắt, hơi xăng từ thùng được bộ lọc hấp thụ (Xem hình III.20)
Hình III.20
Khi động cơ hoạt động ở chế độ tốc độ trung bình (1600 – 1900 v/p): Khóa điện bật, van điều khiển cửa ngoài đóng, nhiệt độ nước trên 550 C , công tắc nhiệt độ tắt, công tắc vị trí bướm ga bật – ECU sẽ điều khiển VSV bật, hơi xăng từ bình chứa được hút qua cửa lọc vào buồng cháy và cháy.(Xem hình III.21 )
Hình III. 21
Khi động cơ hoạt động ở chế độ tốc độ cao ( trên 2290 v/p): Khóa điện bật, van điều khiển cửa ngoài đóng, nhiệt độ nước trên 550C,công tắc nhiệt độ tắt, công tắc vị trí bướm ga bật – ECU sẽ điều khiển VSV bật, hơi xăng từ bình chứa được hút qua cửa lọc vào buồng cháy và cháy như trường hợp trên. Tuy nhiên, khi công tắt vị trí cánh bướm ga ngắt, ECU sẽ điều khiển VSV đóng, hơi xăng từ thùng được bộ lọc hấp thụ.(Xem hình III.22)
Hình III.22
Khi áp suất trong thùng cao van 1 chiều (van 1) mở, van 1 chiều (van 2) đóng, van 1 chiều trên nắp bình đóng, hơi xăng từ thùng được bộ lọc hấp thụ. .(Xem hình III.23)
Hình III.23
Khi áp suất trong thùng xăng thấp xuất hiện độ chân không trong bình van 1 chiều (van 1) đóng, van 1 chiều ( van 2) mở, van 1 chiều trên nắp bình mở, khí từ môi trường bên ngoài được hút vào thùng, hơi xăng từ bộ lọc được đưa ngược lại thùng chứa. (Xem hình III.24)
Hình III.24
VII.1. Công dụng:
Các chất độc hại như CO và HC có trong khí thải sẽ biến đổi thành các chất không ô nhiễm là: CO2 và H2O nếu như không khí được đưa vào ống xả và khí xả đủ nóng, lúc này lượng khí thải sẽ cháy thêm sau khi đi qua Supap thải. Có hai phương pháp để thực hiện ý tưởng này là:
+ Phương pháp hút khí (Air Suction -AS) + Phương pháp phun khí (Air Injection- AI)