Tiết 3 BDHSNK: Môn tiếng việt

Một phần của tài liệu Tuấn 14 Lớp 5 Cả TB (Trang 30 - 31)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Tiết 3 BDHSNK: Môn tiếng việt

Môn tiếng việt I-MỤC TIÊU

Củng cố, khắc sâu và nâng cao 1 số kiến thức đã học cho HS. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1.Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1. Chép lại đoạn văn sau rồi xếp các từ gạch chân thành nhóm danh từ, động từ, tính từ, quan

hệ từ có trong đoạn văn.

Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt.Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sáng đài truyền hình thành phố có vẻ bị hạ thấp và kéo gần lại.Mặt trời đang chầm chậm lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại .

Danh từ:ánh đèn, ô vuông, cửa sổ, ngọn đèn, tháp phát sáng, đài truyền hình, thành phố, mặt trời, quả bóng.

Động từ: hạ thấp, kéo, tắt, lơ lửng

Tính từ: loãng, thưa thớt, đỏ, chầm chậm, mềm mại, nhanh Quan hệ từ: từ, và

Bài 2: Điền vế câu thích hợp vào chỗ chấm cho thích hợp.

a. Tôi về nhà và ...( và cậu ấy cũng về theo) b. Tôi về nhà rồi ...( tôi lại đi)

c. Tôi về nhà còn...(nó không về)

e. Tôi về nhà mà...(lòng tôi vẫn lưu luyến buổi tiễn) f. Tôi về nhà hoặc...( tôi trở lại.)

Bài 3: Chỉ ra chỗ sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng.

- Tuy thời tiết xấu nhưng cuộc tham quan phải hoãn lại.( dùng sai cặp từ chỉ quan hệ : tuy- nhưng thay vì – nên)

b.Tuy không biết bảo vệ môi trường nhưng chúng ta sẽ phải hứng chịu những hâu quả của sự ô nhiễm.( dùng sai tuy- nhưng thay bằng vì- nên)

c.Vì sự chăm chỉ học tập nên Mai đã vượt lên đầu lớp.( dùng sai cặp vì- nên thay bằng nhờ - mà) d.Nhờ vùng đất nhiều sỏi đá mà cây cối khó phát triển ( dùng sau cặp nhờ -mà thay bằng vì nên) e. Dù hoa gạo đẹp nhưng cây gạo gọi đến rất nhiều là chim.( thay dù – nhưng bằng vì – nên) g.Vì người yếu nên mẹ tôi lúc nào cũng thức khuya dậy sớm.( thay vì – nên bằng tuy- nhưng)

Bài 4: Câu văn sau có sử dụng biện pháp tu từ nào cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong câu

đó.

Trong im lặng, hương vườn thơm thoang thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.

( Sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá hương vườn giống như con người biết: rón rén bước ra, tung tăng, nhảy, trườn .Nhờ sử dụng phép nhân hoá mà ta như cảm nhận được làn hương lúc đầu còn thoảng nhẹ về sau ngan ngát và náo nức bao trùm cả không gian.)

Bài 5. Hãy xác định TN, CN, VN của mỗi câu sau.

a. Qua khe dậu, ló ra// mấy quả ớt đỏ chói. TN VN CN

b. Ngoài vườn, những tàu lá chuối vàng ối //xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.

TN CN VN

Một phần của tài liệu Tuấn 14 Lớp 5 Cả TB (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w