Phân tích khó khăn

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM (Trang 39 - 46)

4. Những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức đối với sự hình thành và phát triển của DNPM Việt Nam

4.2 Phân tích khó khăn

Khó khăn về nhận thức

Nhà nước và doanh nghiệp nhận thức chưa đầy đủ nên còn chậm trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch và các điều kiện cần thiết để phát triển nhanh CNPM nói chung và phát triển các DNPM nói riêng.

CNTT xuất phát từ một lĩnh vực khoa học – công nghệ đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật có tầm ảnh hưởng rất rộng lớn. Tuy nhiên theo đánh giá chung, Nhà nước và các DNPM vẫn còn chậm trễ trong xem xét, vạch chiến lược và thực thi chiến lược phát triển CNPM, vẫn còn thiếu vắng sự chỉ đạo kiên quyết từ lãnh đạo ở cấp cao nhất, thiếu quyết tâm mạnh mẽ ở tất cả các cấp trong xây dựng CNPM trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Khó khăn trong việc chống vi phạm bản quyển

Các DNPM nội phải hết sức vất vả “giữ vững tay chèo” trước cơn “sóng cả” vi phạm bản quyền phần mềm (VPBQPM). Nhiều lúc họ thấy nản vì không biết trông cậy vào đâu. Tình trạng VPBQPM vô tội vạ ở Việt Nam là nguyên nhân khiến thị trường phần mềm èo uột không lớn được.

Các DNPM làm ăn nghiêm túc ở Việt Nam hầu như đều bị VPBQPM. Cho đến thời điểm này, các DNPM vẫn buộc phải “sống chung” với tình trạng dó chứ chưa có lựa chọn nào tốt hơn. Theo Công ty Lạc Việt, sản phầm nào cũng có thể bị vi phạm, nhất là khi sản phẩm đó được khách hàng ưa chuộm, có thể bán, có thể sao chép dễ dàng. Sản phẩm từ điển mtd của Lạc Việt hội tụ đầy đủ các yếu tố đó nên bị vi phạm nhiều nhất.

Nhưng đối với những phần mềm nhỏ gọn, dễ sao chép. Còn với những phần mềm phức tạp, cơ sở dữ liệu lớn, đòi hỏi phải có các khâu tư vấn, triển khai thì sao? Ông Lương Xuân Vinh, giám đốc công ty phần mềm SIS (với sản phầm chủ lực phần mềm kế toán SAS) cho biết, nhiều nhân viên cũ đã copy sản phẩm của công ty, tách ra thành lập công ty và kinh doanh sản phẩm đó. Thế là từ sản phẩm của SIS sinh ra đến chục công ty khác, SIS vừa mất nhân lực, vừa mất sản phẩm, lại thêm đối thủ cạnh tranh. Thiệt hại khó tính bằng tiền. Thiệt hại không chỉ xảy ra đối với riêng các DNPM. Thực sự, tình trạng VPBQPM đã làm suy yếu cả nền CNPM Việt Nam vốn đã rất yếu: các công ty không nhiệt tình đầu tư phát triển sản phẩm, chất xám vị phung phí vì những người giỏi không muốn sáng tạo, thị trường mất đầu tư công nghệ cao của nước ngoài, Nhà nước mất tiền thuế…

Để đối phó với tình trạng trên, có một dạo các công ty đã hăng hái sắm các loại “khoá cứng”, “khoá mềm”, “khoá từ xa” cho sản phẩm. Nhưng rồi cũng chỉ phòng được phần nào. Ông Lương Xuân Vinh, công ty SIS, lắc đầu: “khi kẻ cắp lại là người giữ chìa khoá thì thật khó!”. Còn ông Nguyễn Quốc Toàn, chủ tịch

hội đồng quản trị công ty cổ phần phần mềm BSC (sản phẩm chính là EFFECT, EMIS, VENUS) thì chán nản nói: “đành phải chấp nhận thôi, vì hễ cứ có khoá là có người bẻ”.

Lẽ thường, khi bị đụng vào quyền lợi, mọi người đều phản ứng. Nhưng do căn bệnh VPBQPM ở Việt Nam đã trở thành “kinh niên”, chưa có thuốc đặc trị, nên hầu hết các DNPM nội chỉ biết cắn răng chịu đựng. Họ không biết kêu ai, Công ty Lạc Việt đã nhìn thấy món tiền 230 tỷ đồng của mình bị móc khỏi túi mà phải chịu bó tay vì “không biết nộp đơn kêu chính thức cho cơ quan nào”. Trường hợp của Lạc Việt rõ ràng là khó vì đối tượng vi phạm quá nhiều. Nhưng ngay cả với những phần mềm có ít đối tượng vi phạm thì cũng không dễ. Ông Lương Xuân Ving, nói: “Nhiều khi phát hiện thấy kẻ trộm rồi mà không biết tố cáo kiểu gì”. Bởi vì, với những quy định pháp luật về bản quyền chưa tường minh và một hệ thống phối hợp thực thi chưa đủ mạnh như hiện nay, thì từ lúc tố giác cho đến khi kẻ cắp bị vạch trần là cả một quá trình rất mệt mỏi và đáng nản. Nếu theo kiên, DNPM vừa mất tiền, vừa mất thời gian mà không biết có chắc thắng hay không, còn nếu thắng thì không biết án có được thi hành nghiêm túc không? Cho nên thà bỏ tiền và quỹ thời gian đó vào kinh doanh còn hơn. Theo ông Vinh, chừng nào luật và việc thực thi luật chưa tường minh và kiên quyết thì nạn VPBQPM chưa thể giảm bớt. Không thể trông chờ vào sự tự giác được mà cần xử phạt nặng đối với người vi phạm để dần dần tạo nét văn hoá: tự nguyện tôn trọng bản quyền. Nhưng như thế sẽ phải mất một thời gian khá lâu.

Khó khăn về nguồn nhân lực

Nhân lực cho công nghệ phần mềm - họ là ai?

Đó là câu hỏi mà ông Quách Tuấn Ngọc – Trung tâm CNTT, Bộ GD&ĐT đưa ra tại Hội thảo Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CNTT 2001-2005.

Theo ý kiến của ông Ngọc, những người làm phần mềm có thể tốt nghiệp từ nhiều trường đại học, từ nhiều ngành khác nhau. Trên thực tế, khá nhiều tác giả

của các phần mềm không có bằng hay chứng chỉ kỹ sư phần mềm. Đa dạng hóa nguồn nhân lực cho CNPM Việt Nam là điều cần làm trong thời điểm hiện nay. Họ có thể là những người tốt nghiệp chuyên ngành CNTT nhưng cũng có thể là những người tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng được bồi dưỡng hoặc tự nâng cao về tin học, về lập trình.

Hiện trạng nguồn nhân lực của ngành CNPM Việt Nam: yếu và thiếu, đó là vấn đề tồn tại của ngành CNPM Việt Nam trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển như hiện nay.

Nhiều chuyên gia sản xuất phần mềm, các lập trình viên Việt Nam còn thiếu nhiều về kinh nghiệm, yếu về kỹ năng lập trình, về kiến thức chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực ứng dụng phần mềm và đặc biệt là trình độ tiếng anh rất yếu. Hầu hết các nhân viên lập trình của ta mới chỉ có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm trong khi để có được những hợp đồng gia công phần mềm có tính cạnh tranh cao, các công ty phần mềm phải có một đội ngũ lập trình viên có trên dưới 10 năm kinh nghiệm, có khả năng viết dự án khả thi và giỏi về kỹ thuật để có thể thuyết phục được khách hàng khi tham gia đấu thầu.

Báo cáo được đưa ra tại Phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo 58 cũng công nhận chất lượng nguồn lực và đào tạo nguồn lực phần mềm của Việt Nam còn nhiều bất cập. Chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, chương trình giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng không cập nhật, thiếu thực tiễn. Cơ cấu đào tạo của ta không cân đối, thiên về đào tạo đội ngũ lập trình viên mà bỏ ngỏ việc đào tạo đội ngũ phân tích, thiết kế hệ thống cũng như đội ngũ lãnh đạo, quản trị dự án và đội ngũ tiếp thị. Điều đáng ngại là hiện chúng ta đang thiếu đội ngũ làm phần mềm nhưng vẫn xảy ra tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CNTT vẫn thất nghiệp. Chương trình đào tạo còn nặng về mặt lý thuyết, đó là ý kiến của ông Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch Công ty phần mềm TMA, khu công viên phần mềm Quang Trung. Đây

thực sự là một thách thức lớn đối với ngành CNPM và nhất là đối với các DNPM.

Thời gian gần đây, Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các DNPM trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Thế nhưng qua kết quả nghiên cứu do trường Đại học Kinh tế quốc đân thực hiện thì việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực thực tế tại Việt Nam chưa đồng bộ và không có trọng điểm, chưa có chính sách quản lý lao động phần mềm phù hợp với cơ chế thị trường và chưa chú trọng đào tạo kiến thức tin học cho các cán bộ quản lý các cấp để thay đổi tư duy của họ về ứng dụng tin học.

Giải pháp mà Nhà nước và doanh nghiệp có thể và cần làm ngay để phát triển thị trường là đào tạo các chuyên gia giỏi về chi tiêu, mua sắm các ứng dụng CNTT, các lãnh đạo CNTT (CIO). Các CIO trong cùng một lĩnh vực cũng cần có sự hợp tác, trao đổi thông tin thường xuyên, để làm sao cho các sản phẩm phần mềm mà họ mua sẽ có được tính thống nhất và chất lượng. Nhà nước nên đặt ra các chuẩn mực trong mua sắm phần mềm và nên khuyến khích sử dụng phần mềm nội địa. Các DNPM khi cung cấp sản phẩm hay dịch vụ phần mềm cho khách hàng trong một lĩnh vực phải trở thành các điểm thu hút các DNPM khác làm thầu phụ, làm dịch vụ, tạo ra các chùm (cluster) doanh nghiệp mạnh. Phát biểu tại một cuộc hội thảo về cơ hội và thách thức của CNPM Việt Nam trước bối cảnh hội nhập, GS Kenichi Ohno của JICA cho rằng ngành CNPM Việt Nam phải quan tâm đặc biệt tới việc giải quyết tình trạng thiếu lao động phần mềm cao cấp như hiện nay, cũng như cần có một chương trình đào tạo nguồn nhân lực phần mềm để cải thiện vấn đề trình độ nguồn lực.

Nhân lực thế nào, doanh nghiệp thế ấy. Sự khiêm tốn này thể hiện ở cả số lượng, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Khó khăn về phát triển thị trường

tăng trưởng khá nhanh. Tuy nhiên, phần lớn thị trường nội địa hiện chủ yếu vẫn dựa vào sức mua của các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước bao gồm các Tổng công ty lớn, các cơ quan chính phủ. Điều này xuất phát từ chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, trước sức ép của quá trình hội nhập, các ngành đòi hỏi tính cạnh tranh cao như viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dầu khí cũng là thị trường phần mềm trong nước.

Khảo sát của HCA cho thấy có 69% số DNPM chủ yếu định hướng thị trường trong nước (thị trường trong nước chiếm từ 70% trở lên), và 28% số doanh nghiệp định hướng thị trường ngoài nước (thị trường ngoài nước chiếm từ 70% trở lên). Điều này phản ánh một thực tế phần nhiều DNPM Việt Nam còn có quy mô nhỏ và chưa dám (hoặc chưa đủ sức) vươn ra thị trường nước ngoài, tuy nhiên, nó cũng cho thấy hiện tại thị trường trong nước vẫn cần xem là thị trường quan trọng. Nhà nước cần có chính sách giữ vững và phát triển thị trường này như một môi trường rèn luyện cho cho các DNPM.

Thị trường sản phẩm và dịch vụ phần mềm nội địa còn rất nhỏ bé và mang tính tự phát, thiếu định hướng dẫn dắt của Nhà nước.

Khác với Ấn độ khi bắt đầu phát triển CNPM chủ yếu dựa vào thị trường xuất khẩu, đa số các quốc gia khi phát triển CNPM đều phải dựa vào thị trường nội địa để làm bàn đạp vươn ra thị trường quốc tế. Đối với Việt Nam, với quy mô dân số không nhỏ và tiềm năng tiêu dùng các sản phẩm phần mềm thì việc không có một thị trường sản phẩm và dịch vụ phần mềm nội địa phát triển, đang thực sự là một hạn chế đối với sự phát triển của các DNPM và toàn cảnh CNPM.

Thị trường nội địa luôn là thước đo về trình độ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bản xứ, trước sự “xâm lấn và thống trị” của các tập đoạn và công ty đa quốc gia. Thị trường phần mềm nội địa mà Nhà nước là khách hàng lớn nhất, được định hướng như thế nào sẽ có tác động rất to lớn tới sự ra đời, tồn tại,

tăng trưởng và thành bại của DNPM và sự phát triển bền vững của ngành CNPM.

Theo một kết quả khảo sát từ VNCI thì mức độ hiểu biết và tham gia vào chương trình, dự án nhà nước của DNPM trong nước nói chung còn rất thấp.Chỉ chưa đến 50% số DNPM biết đến các chương trình, dự án CNTT của Nhà nước (trừ đề án 112). Ở TP. HCM, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được thông tin về các dự án của bộ ngành trung ương, dự án ODA là dưới 25%. Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia hay được hưởng lợi từ các dự án này còn thấp hơn nữa. Ngoài ra, thj trường ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp cũng chưa phát triển xứng với tiềm năng, và thông tin về thị trường này cũng ít ỏi chẳng hơn gì thông tin về thị trường cơ quan Nhà nước. Để có thông tin, DNPM ngoài việc tự bản thân phải thu thập, tìm kiếm thì rất cần được hỗ trợ từ chình phủ. Hàng năm, DNPM cần được thông báo công khai, đầy đủ và cùng lúc về nhu cầu thực hiện các dự án phát triển CNTT của các bộ ngành trung ương, cũng như các cơ quan, sở ngành của các địa phương. Đây phải là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của cơ quan quản lý nhà nước CNTT các cấp trong giai đoạn hiện nay. Để định hướng phát triển thị trường nội địa, Nhà nước cần phải có những biện pháp kích cầu. Kích cầu ở đây không đơn giản là việc Nhà nước bỏ tiền ngân sách ra mua phần mềm, mà Nhà nước cần định hướng dẫn cho các doanh nghiệp nên mua phần mềm gì cho có hiệu quả.

Khó khăn trong việc vay vốn

Thiếu vốn cũng là một nguyên nhân quan trọng khác khiến các doanh nghiệp không thể sản xuất và phát triển kinh doanh. Ông Trần Lạc Hồng – phó chủ tịch kiêm tổng thư ký HCA cho biết, đến giờ chưa có giải pháp hỗ trợ nào được thực thi. Quỹ đầu tư mạo hiểm hay còn gọi là đầu tư triển vọng là một hoạt động kinh doanh, không nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng tìm nguồn vốn là vấn đề của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động kinh

doanh thì phải vay vốn ở ngân hàng theo quy định cần thiết như thế chấp tài sản. Điều này đúng trong trường hợp bình thường, ông Hồng nói. Nhưng nếu xét đây là hoạt động đầu tư của Nhà nước để phát triển thị trường, phát triển nền CNPM thì phải có giải pháp riêng và nhà nước chấp nhận một phần tổn thất trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn. Đây cũng là yêu cầu để nâng cao tỷ lệ “sống được” của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w