6 GIÀU DINH DƯỠNG HÓA VÀ NHIỄM BẨN THỦY VỰC
6.5 Ảnh hưởng của quá trình giàu dinh dưỡng hóa và ô nhiễm thủy vực
Quá trình giàu dinh dưỡng hóa và nhiễm bẩn thủy vực gây nên một số biến đổi về chất lượng nước, thành phần và số lượng thủy sinh vật. Do đó, giàu dinh dưỡng hóa và nhiễm bẩn có thểảnh hưởng đến năng suất sinh học của thủy vực và sựổn định của quần xã thủy sinh vật.
- Làm biến đổi chếđộ khí hòa tan: Trong nước giàu dinh dưỡng hay nhiễm bẩn quá trình oxy hóa vật chất diễn ra mạnh làm giảm hàm lượng oxy hòa tan và làm tăng các chất khí CO 2, NH 3, H 2S, CH 4... các chất khí này có thể gây độc và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các nhóm thủy sinh vật.
- Sự phát triển quá mức của thủy sinh vật: Sự phát triển của thực vật tùy thuộc vào mức độ dinh dưỡng hòa tan trong nước, tảo thường phát triển quá mức
Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
trong môi trường giàu dinh dưỡng dẫn đến làm tăng năng suất sinh học của thủy vực (Hình 3-17).
Hình 5-16. Những biến đổi về năng suất của những loài cá thuộc nhóm nghèo, trung bình và giàu dinh dưỡng khi thủy vực từ tình trạng nghèo dinh dưỡng chuyển sang giàu dinh dưỡng.
- Ảnh hưởng cơ học: quá trình lắng tụ chất vẩn, chất thải phủ kín nền đáy làm hạn chế sự phát triển của sinh vật đáy.
- Sinh vật gây bệnh phát triển: Chất thải từ nguồn sinh hoạt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp thực phẩm... có chứa nhiều vật chất hữu cơ, đó là môi trường tốt cho các loài sinh vật gây bệnh phát triển. Chất thải y tế cũng mang nhiều mầm bệnh khá nguy hiểm.
- Gây độc: Chất thải công nghiệp thường chứa nhiều chất gây độc như: kim loại nặng, axít vô cơ, phenol, hắc ín, aldehyd... các chất độc này ngoài ảnh hưởng trực tiếp lên thủy sinh vật chúng còn tích tụ bên trong cơ thể và trở thành tác nhân gây độc cho những sinh vật tiếp theo trong chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.