Thực trạng trên đây đã ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTĐL. Để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động kiểm toán và khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về KTĐL đòi hỏi phải ban hành Luật KTĐL nhằm điều chỉnh tổ chức hoạt động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các DNKT và KTV cũng như các đối tượng phải và cần được kiểm toán một cách đầy đủ, toàn diện hơn, tương xứng với vai trò, vị trí của KTĐL trong xã hội.
Hơn nữa, Nhà nước ta đang quyết tâm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, khi số lượng các công ty cổ phần nhiều lên, cung cấp nhiều hàng hoá để giao dịch trên thị trường chứng khoán thì việc dựa vào các thông tin kiểm toán để đưa ra các quyết định đầu tư ngày càng trở nên quan trọng. Khi đó trách nhiệm của các DNKT và KTV – với vai trò là người cung cấp sự “chứng thực” cho xã hội phải
được nhấn mạnh và phải được luật hoá bằng văn bản pháp lý cao nhất – đó là Luật kiểm toán độc lập.
Ngày 09/10/2006 Chính phủ đã có Nghị quyết số 25/2006/NQ-CP ban hành Chương trình của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Quốc hội khoá XI về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, trong đó có việc xây dựng Luật Kiểm toán độc lập (Điểm 39 - Mục I). Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khoá XII về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007-2011) và năm 2008; Chính phủ đã giao Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập.
Dự thảo này khi được thông qua sẽ thay thế cho Nghị định 105/2004/NĐ- CP năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập. So với Nghị định 105/2004/ NĐ-CP, dự thảo Luật bổ sung thêm các quy định về trợ lý kiểm toán, Đơn vị được kiểm toán, Quy trình kiểm toán, Báo cáo kiểm toán, Hồ sơ kiểm toán, Báo cáo tài chính Đơn vị có lợi ích công chúng.
Dự thảo Luật quy định Bộ Tài chính là cơ quan quản lý ra quyết định cấp, đình chỉ, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp kiểm toán (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty con ở nước ngoài …), giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập. Dự thảo Luật cũng quy định KTV hành nghề phải là hội viên của Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán với Bộ Tài chính.
Về loại hình doanh nghiệp kiểm toán không có doanh nghiệp theo Luật đầu tư nước ngoài. Tên của doanh nghiệp kiểm toán phải bao gồm cụm từ “kiểm toán”. Các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được phép sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi. Doanh nghiệp kiểm toán thành lập và hoạt động phải là hội viên của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán, phải có ít nhất năm người có chứng chỉ kiểm toán viên bao gồm cả
Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc), Chủ tịch Hội đồng thành viên, tăng 02 chứng chỉ kiểm toán viên so với Nghị định 105/2004/ NĐ-CP.
Điều 23 và 24 của dự thảo Luật kiểm toán quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán và điều kiện đối với giám đốc doanh nghiệp kiểm toán :
Điều 23. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán
1. Để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải có đầy đủ các điều kiện sau:
a) Có đủ các điều kiện để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Có vốn điều lệ tối thiểu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán theo quy định của Chính phủ;
c) Có ít nhất năm kiểm toán viên đã có thời gian thực tế làm kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ đủ 36 tháng trở lên bao gồm cả Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán thì bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng thành viên.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải: a) Đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đảm bảo có ít nhất năm người có đủ điều kiện của kiểm toán viên hành nghề quy định tại khoản 1, Điều 16 của Luật này, ký hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho doanh nghiệp kiểm toán bao gồm cả Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán thì bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng thành viên. Sau 6 tháng liên tục nếu doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán;
c) Là hội viên của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán.
3. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện thành lập và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán và doanh nghiệp tư nhân kiểm toán.
Điều 24. Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp kiểm toán
1. Phải là kiểm toán viên hành nghề, có ít nhất từ đủ 36 tháng thực tế hành nghề trở lên.
2. Có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian với doanh nghiệp kiểm toán.
3. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán, phải góp tối thiểu 10% vốn điều lệ.”
Việc tăng thêm 2 kiểm toán viên có chứng chỉ so với Nghị định 105/2004/NĐ-CP giúp cho chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp kiểm toán được đảm bảo hơn do số lượng kiểm toán viên tăng lên đảm bảo thời gian và chất lượng so với khối lượng công việc. Tối thiểu 5 kiểm toán viên có chứng chỉ trong doanh nghiệp kiểm toán cũng là phù hợp. Số lượng kiểm toán viên có chứng chỉ phụ thuộc vào quy mô công ty nếu công ty lớn sẽ có nhiều kiểm toán viên có chứng chỉ còn công ty nhỏ sẽ có ít kiểm toán viên có chứng chỉ. Hiện tại Việt Nam có nhiều doang nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp này muốn kiểm toán sẽ chỉ thuê những công ty kiểm toán nhỏ vì giá phí dịch vụ của công ty lớn sẽ cao. Ngoài ra việc quy định doanh nghiệp kiểm toán phải là hội viên của tổ chức kiểm toán cũng sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp kiểm toán làm tăng sự tin tưởng của các đối tượng quan tâm tới kiểm toán độc lập. Doanh nghiệp kiểm toán là hội viên của tổ chức kiểm toán sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của hiệp hội này về cơ cấu tổ chức và chất lượng dịch vụ, điều này sẽ khiến cho chất lượng các doanh nghiệp kiểm toán được nâng cao do phải đảm bảo chất lượng dịch vụ để được vào các tổ chức kiểm toán. Ngoài ra quy định về Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phải là kiểm toán viên hành nghề đã có tối thiểu 36 tháng hành nghề kiểm toán viên tại doanh nghiệp và kí hợp đồng làm việc toàn thời gian với doanh nghiệp để tránh tình trạng doanh nghiệp thuê chứng chỉ kiểm toán hay chỉ lấy danh cho đủ số lượng để thành lập doanh nghiệp kiểm toán. Điều này cũng nhằm nâng cao chất lượng
của doanh nghiệp kiểm toán khi Giám đốc và Tổng giám đốc là những người gắn liền với doanh nghiệp.
2. Thực tế tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay
Mục này giới thiệu và đánh giá và so sánh một số mô hình bộ máy kiểm toán độc lập của các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam. Qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về các loại hình công ty kiểm toán cũng như ưu, nhược điểm của từng mô hình.
II.1.Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập tại công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương
Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương là một thành viên mới trong thị trường kiểm toán đã chính thức đi vào hoạt động bắt đầu từ ngày 27/4/2006, theo giấy đăng ký kinh doanh số: 0102026150 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.
Tên giao dịch quốc tế: Hung Vuong Auditing Co ., Ltd
Trụ sở chính: Phòng 808, toàn nhà CT5 - ĐN4, Mỹ Đình II, Từ Liêm, Hà Nội
Tổng số cán bộ CNV: 42 người
KTV đăng ký hành nghề kiểm toán: 5 người
Đội ngũ nhân viên của Hùng Vương là những kiểm toán viên, tư vấn viên được đào tạo bài bản, có hệ thống tại các trường đại học chính quy trong và ngoài nước, 100% nhân viên có trình độ đại học và sau đại học.
2.1.2. Các loại dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương
Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương hoạt động trên nhiều lĩnh vực với phương châm mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng cũng như cho chính bản thân mình nên ngoài việc cung cấp những dịch vụ sẵn có, Công ty còn lắng nghe và tìm hiểu yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng từ đó phát triển thêm một số dịch vụ mới. Hiện nay Công ty đã và đang cung cấp một số dịch vụ sau:
Dịch vụ kiểm toán:
- Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế - Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nội bộ - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án
- Kiểm toán thông tin tài chính
- Kiểm toán Dự án Đầu tư XDCB Hoàn thành
Dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và thuế:
- Tư vấn Giám sát Tài chính Dự án, bao gồm cả các vấn đề phân tích và giải ngân - Hỗ trợ kế hoạch tài chính, tìm kiếm nguồn tài trợ trong quá trình chuẩn bị đầu
tư
- Tư vấn cổ phần hoá
- Tư vấn tài chính, tư vấn thuế, dịch vụ kế toán - Tư vấn các giải pháp đầu tư, kinh doanh - Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp
- Dịch vụ soát xét BCTC
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương
Hội đồng thành viên Ban giám đốc Phòng hành chính kế toán Các ban Phòng nghiệp vụ 1, 2, 3 Hội đồng cố vấn chuyên gia
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Hội đồng thành viên
Gồm tất cả các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Quyết định phương hướng phát triển của công ty
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn.
- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty - Quyết định giải pháp phát triển, thị trường, tiếp thị
- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn
- ………..
Ban giám đốc
Giám đốc (Tổng giám đốc) của Công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cao nhất của Công ty và chịu trách nhiệm cuối cùng đối với công việc kiểm toán.
Giám đốc có chức năng sau đây:
- Lập kế hoạch, chương trình hoạt động của hội đồng thành viên. Chuẩn bị tất cả từ chương trình, nội dung, tài liệu cho các cuộc họp, triệu tập đến việc giữ cương vị là chủ tọa cuộc họp
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty. Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty
- Quyết định lương, thưởng, phụ cấp đối với cán bộ CNV trong Công ty - Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên hội đồng thành viên
Hội đồng cố vấn chuyên gia
Các chuyên gia là những KTV độc lập (CPA) được đào tạo trong và ngoài nước, đã từng là chủ nhiệm kiểm toán, chuyên gia tư vấn cao cấp về kế toán, tài chính cho hàng trăm doanh nghiệp ở Việt Nam. Ngoài ra họ đã và đang cung cấp cho các chủ đầu tư, các doanh nghiệp, các nhà đầu tài trợ thực hiện các dự án, các công trình tại Việt Nam có hiệu quả kinh tế nhất.
Các ban: Ban tư vấn thuế - kế toán, Ban dịch vụ kiểm toán, Ban tư vấn tài chính - đầu tư
Các ban này làm nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các lĩnh vực thuế, kế toán, tài chính, đầu tư, kiểm toán, cung cấp các dịch vụ liên quan đặc biệt là lĩnh vực tư vấn thuế - một vấn đề vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp.
Phòng nghiệp vụ 1, 2, 3
Các phòng này có trách nhiệm phục vụ khách hàng về các lĩnh vực kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nghiệp vụ. Các phòng nghiệp vụ được tổ chức thực hiện theo mô hình đứng đầu là trưởng phòng sau đến các trợ lý kiểm toán và các kỹ thuật viên.
Phòng hành chính kế toán
Đây là bộ phận có nhiệm vụ quản lý chung của Công ty, các vấn đề về quản lý hành chính và nhân sự trong Công ty. Quản lý các công văn, hồ sơ nội bộ, khách hàng, quản lý việc mua sắm các thiết bị văn phòng, lập kế hoạch hàng tháng về lương và tiền lương…
2.1.4. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương
2.1.5. Ưu điểm
2.1.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty gọn nhẹ, phù hợp với số lượng nhân viên và điều kiện cơ sở vật chất của công ty, đảm bảo cung cấp được các dịch vụ mà công ty đưa ra.
2.1.7. Mô hình tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương là một công ty nhỏ nên giá phí của các dịch vụ mà công ty cung cấp đặc biệt là dịch vụ kiểm toán sẽ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan.
2.1.8. Nhược điểm
2.1.9. Tổ chức bộ máy của công ty còn tương đối nhỏ, số lượng công nhân viên ít nên khó có thể kiểm tra chéo giữa các phòng ban tong công ty nhằm nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.
2.1.10.Số lượng CPA của công ty còn ít do đó công ty gặp khó khăn trong trường hợp ký kết được nhiều hợp đồng kiểm toán trong mùa kiểm toán. Và số lượng CPA nhỏ sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của hoạt động kiểm toán và các dịch vụ khác mà công ty cung cấp.
2.1.11. Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương là một công ty TNHH 2 thành viên trở lên nên trách nhiệm của công ty đối với cuộc kiểm toán và các dịch vụ mà công ty cung cấp là hữu hạn
II.2.Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập tại Công ty Hợp danh kiểm toán Việt nam - CPA VIETNAM
Quá trình hình thành và phát triển của CPA VIETNAM
Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam – CPA VIETNAM (Vietnam Auditing Partnership Company) là công ty hợp danh đầu tiên về kiểm toán được thành lập và thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam theo nghị định 105/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ. CPA VIETNAM là công ty kiểm
toán đầu tiên tại Việt Nam chịu trách nhiệm vô hạn đối với khách hàng về kết quả cuộc kiểm toán.
Nhân sự: Trong năm đầu mới thành lập chỉ có bốn Kiểm toán viên có
Chứng chỉ hành nghề do Bộ tài chính cấp và quy mô chỉ dừng lại ở số lượng mười người. Bằng những chiến lược phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng hiện nay tổng số nhân viên trong Công ty lên trên 80 nhân viên.