Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Tóm tắt các giả VHVN THCS (Trang 57 - 59)

Tác phẩm tiêu biểu: tập văn xuôi Vàng Sao (1942), các tập thơ Điêu Tàn (1937), Gửi Các Anh (1954), Ánh Sáng và Phù Sa (1960), Hoa Ngày Thường -- Chim Báo Bão (1967), Hoa Trên Đá (1984)...

* Quan điểm và phong cách sáng tác

Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ", thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).

Trước Cách mạng tháng 8, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm. Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên, qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.

Sau Cách mạng, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng" và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống".

Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa".

* Ngoài lề.

+ Chế Lan Viên là bố của nhà văn Phan Thị Vàng Anh.

+ Người ta thường biết Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu Tàn, một trong những tác phẩm nổi bật trong thi đàn tiền chiến. Đọc Điêu Tàn là bước vào một thế giới ma quỉ, kinh dị, âm u và huyền bí. Tập thơ mượn những lời rên rỉ, khóc than nghẹn ngào, chất chứa bao u uất lẫn căm hờn của một dân tộc bị diệt vong để bộc lộ lòng yêu nước một cách kín đáo

+ Thơ.

Tôi có chờ đâu có đợi đâu Đem chi xuân đến gợi thêm sầu Với tôi tất cả như vô nghĩa

Một phần của tài liệu Tóm tắt các giả VHVN THCS (Trang 57 - 59)