Như vậy, trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, sự hài hoà trong mối quan hệ người lao động và người lao động đang được thiết lập và từng bước đi vào ổn định. Mặc dù đâu đây còn tồn tại một số bất đồng trong quan hệ lợi ích kinh tế của hai đối tượng này, nhưng dẫu sao đó cũng chỉ là một trong những vấn đề tồn tại tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần với bộ máy quản lý hành chính nhà nước chưa hoàn thiện.
Nhằm góp phần vào việc cải thiện, tạo sự hài hoà trong quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động , cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, Khuyến khích người sử dụng lao động thu lợi nhuận chính đáng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường sản xuất kinh doanh cũng như tạo thêm nhiều chính sách thuận lợi và ưu đãi nhằm kích thích sự đầu tư của các doanh nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, giúp họ có thể thu được lợi nhuận một cách thích đáng.
Trong điều kiện hiện nay, vấn đề không phải là tìm cách thủ tiêu hoặc hạn chế việc sản xuất ra giá trị thặng dư, mà là phải khuyến khích, đẩy mạnh sản xuất để làm gia tăng thêm giá trị thặng dư trên cơ sở phân phối một cách thỏa đáng nguồn giá trị này nhằm từng bước thực hiện công bằng xã hội. Hình thức bóc lột nào cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất thì phải xoá bỏ, hình thức nào còn thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất thì phải duy trì. Nhà nước phải đảm bảo quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của các nhà tư bản, khuyến khích họ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản”. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, có thành phần kinh tế tư bản, mà "nhà tư bản thì không khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột người lao động quá tay. Chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của người lao động . Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức. Chủ và thợ đều tự giác tự động, tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên".
Thứ hai, Tăng cường kiểm tra đẩy lùi tiêu cực
Chấp nhận để kinh tế tư nhân phát triển không có nghĩa là các doanh nhân có thể mặc sức tự do bóc lột sức lao động dưới mọi hình thức. Số liệu thống kê gần đây cho thấy, "chỉ có 38% người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài được ký hợp đồng lao động. Vẫn còn trên 6,5% người lao động phải làm trên 10 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, nhiều doanh nghiệp bắt người lao động làm thêm 500 - 600 giờ/năm, gấp 2 - 3 lần quy định. Nhiều doanh nghiệp xây dựng thang lương đến 37 - 40 bậc, mỗi bậc cách nhau 10.000đ".
Trước thực tế đáng báo động này, Đảng, Nhà nước và các Hiệp hội doanh nghiệp cùng quần chúng nhân dân cần tăng cường kiểm tra, giám sát để đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực trên. Chúng ta cần thực hiện xã hội hóa, tăng cường các hình thức tín dụng, vay vốn trong nhân dân, hoặc cần có những quy định và giám sát chặt chẽ về thời gian lao động, chế độ phân phối cho người lao động trong những môi trường, thời điểm cụ thể...
Thứ ba, Có chính sách phân chia lợi nhuận công bằng
Việc xác định có hay không có hiện tượng bóc lột sức lao động trong một cơ sở sản xuất kinh doanh có thể căn cứ vào tỷ lệ tiền công và lợi nhuận của cơ sở đó. Cần nghiên cứu một cách tổng thể để đặt ra những tiêu chuẩn của một cơ sở sản xuất kinh doanh không có biểu hiện bóc lột sức lao động (cần lưu ý rằng, lợi nhuận của nhà doanh nghiệp và tiền công của người lao động thường vận động ngược chiều nhau).
Nhà nước cùng các hiệp hội doanh nghiệp cần nghiên cứu để xây đựng thêm những chính sách nhằm tác động hợp lý hơn vào quá trình phân chia lợi nhuận trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, làm cho việc phân phối không quá thiên về các doanh nhân; đồng thời, cần có những biện pháp thiết thực nhằm bảo đảm lợi ích thỏa đáng của người lao động. Cần tạo mối quan hệ hài hòa giữa Nhà nước - nhà doanh nghiệp - người lao động theo phương châm "chủ thợ đều lợi", công tư đều lợi". Sự công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như trong các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay ở nước ta sẽ là một trong những động lực chủ yếu đưa nền kinh tế Việt Nam sớm đạt được những mục tiêu mang tính nhân văn của mình.
Thứ tư, Biểu dương doanh nhân có thành tích
Đẩy mạnh công tác biểu dương dưới nhiều hình thức những doanh nhân có thành tích cao trong sản xuất kinh doanh dựa trên một hệ tiêu chí cụ thể; trong đó, tiêu chí hàng đầu là doanh nhân được biểu dương phải thiết lập được quan hệ hài hòa về lợi ích kinh tế với người lao động nói riêng và với xã hội nói chung. Hệ tiêu chí đánh giá một doanh nhân tiêu biểu phải ngày càng được nâng cao và có tính toàn diện, nghĩa là cùng với tiêu chí sản xuất kinh doanh giỏi, doanh nhân tiêu biểu còn phải là người có trách nhiệm xã hội cao. Chính phủ hay các Hiệp hội doanh nghiệp cần lập ra một ban thanh tra độc lập với nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, lấy phiếu điều tra trực tiếp từ người lao động trong những cơ sở sản xuất kinh doanh đánh giá về các doanh nhân trên cơ sở những tiêu chí cụ thể (thái độ làm việc, cung cách ứng xử, mức độ phân chia lợi nhuận, thời gian lao động, cường độ lao động, sự quan tâm tới đời sống của người lao động...).
Động thái này vừa có tác dụng nâng cao ý thức đạo đức, thái độ làm việc, sự phân chia lợi nhuận... của doanh nhân, vừa góp phần phát huy những quyền lợi hợp pháp và vốn có của người lao động. Đảng ta cũng đã từng nhấn mạnh rằng, cần phải "thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp. Xây dựng một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam nhiều về số lượng, có sức cạnh tranh cao, có thương hiệu uy tín, trong đó chủ lực là một số tập đoàn kinh tế lớn dựa trên hình thức cổ phần. Nhà nước định hướng, tạo môi trường để phát triển có hiệu quả các doanh nghiệp theo cơ
chế thị trường; bồi dưỡng, đào tạo và tôn vinh các doanh nhân có tài, có đức và thành đạt".
Thứ năm, Cải thiện đời sống người thu nhập thấp
Để từng bước thực hiện công bằng xã hội nói chung, sự hài hoà trong quan hệ lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động nói riêng, Nhà nước phải có chiến lược điều tiết thu nhập hợp lý, sự điều tiết này không chỉ hướng vào việc phân phối kết quả sản xuất, mà còn phải hướng vào việc tạo thêm điều kiện cải thiện thu nhập và đời sống cho những nhóm người có thu nhập thấp, chẳng hạn như việc tạo thêm cơ chế để người nghèo hay người có thu nhập thấp được sở hữu hay sử dụng những yếu tố sản xuất (tài sản sinh lời), như cổ phần, ruộng đất công nghệ…
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách điều tiết vĩ mô quan hệ cung - cầu và giá cả thị trường để đảm bảo tiền công của người lao động là tiền công thực tế chứ không phải là tiền công danh nghĩa (tiền công đuổi theo sự gia tăng của giá cả thị trường). Có thể dùng những công cụ điều tiết thu nhập, như thuế thu nhập của người sử dụng lao động mà đây là doanh nhân , thuế sử dụng đất, thuế tài sản… Tuy nhiên, vấn đề còn là ở chỗ, các chính sách, công cụ đó phải vừa bảo vệ được lợi ích của người lao động, vừa không làm triệt tiêu hoặc suy giảm động lực đầu tư và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động - doanh nhân. Đây là một trong những công việc quan trọng, cần có sự tính toán rất tỷ mỉ và linh hoạt của các cơ quan chức năng nếu muốn tạo sự hài hoà về lợi ích trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động .
LỜI KẾT
Lợi ích đó là vấn đề muôn thủa cần giải quyết song thật khó có tìm ra một biện pháp có thể dung hòa mỗi quan hệ đó . Trong giai đoạn hội nhập kinh tế , phát triển của xã hội thật khó có thể nói trách nhiệm thuộc về ai bởi suy cho cùng ai cũng muốn được hưởng lợi ích từ phía công việc mình tham gia mang lại . Song không phải ai cũng giống ai có người cần cái này có người cần cái khác , việc nghiên cứu nhu cầu của mỗi người sẽ đem đến một cách nhìn hoàn toàn có lợi ích cho việc đề ra giải pháp hợp lý nhằm giải quyết mâu thuẫn lợi ích .
Nhìn từ nhiều hướng khác nhau thật khó có thể hiểu lợi ích hay mâu thuẫn và thống nhất lợi ích đó là vấn đề gì ? Giải quyết như thế nào là hợp lý . Cả nhà quản lí và người lao động cần đặt mình trên một phương diện nhìn nhận , cùng một cách tiếp cận vấn đề , phải đặt mình vào vị trí của người kia thì mới thực sự hiểu được rằng họ thực sự muốn gì . Như vậy mới có thể hiểu cặn kẽ banr chất của mối quan hệ mâu thuẫn hay thống nhất về lợi ích và chỉ như vậy mới có thể xây dưng một hệ thống thù lao lao động đủ đáp ứng cho cả người lao động và cả chủ DN trong việc thỏa mãn sự mong đợi của mình về vấn đề lợi ích .
Kinh tế phát triển , nhu cầu mới xuất hiện , thỏa mãn nhu cầu rồi nhu cầu lại xuất hiện … Vấn đề thỏa mãn nhu cầu mà hình thức biểu hiện là lợi ích rồi đây sẽ còn là đề tài nghiên cức tranh luận của nhiều người . Trong khuôn khổ bài viết vì một vài lý do vẫn chưa đạt được mục đích ban đầu và còn một số sai sót bởi vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo để bài viết được hoàn thiện hơn .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị kinh doanh- GS.TS. Nguyễn Thành Độ và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền , NXB đại học kinh tế quốc dân 2007.
2. Quản trị nhân lực – THS Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân , NXB đại học kinh tế quốc dân 2007 .
3. Bộ lao đông thương binh – xã hội , họp báo về vấn đề tiên lương , tiền thưởng và quan hệ lao động trong năm 2009 theo báo hà nội mới .
4. Trang web : www.chinhphu.vn
5. Trang web : www.sagakinhte.vn
6. Trang web : www.vneconomy.vn
7. Trang web : www.vietnamnet.vn
8. Trang web : www.baocao.vn
9. Về sự kết hợp các lợi ích kinh tế - Vũ Hữu Ngoạn và Khổng Doãn Hợi , NXB thông tin lí luận 1993 .