Nhận thức về công tác thẩmđịnh

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiêp "Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng VPBANK" (Trang 78 - 90)

IV. Đánh giá công tác thẩmđịnh dự án đầu tư của ngân hàng

2.2.1. Nhận thức về công tác thẩmđịnh

Thẩm định dự án là công việc phức tạp và có vị trí vai trò rất quan trọng trong mỗi quyết định cho vay, do đó để thực hiện tốt công tác thẩm định, trước hết cần có sự thống nhất về mặt nhận thức trong mỗi cán bộ nhân viên của ngân hàng. Cụ thể là:

- Hoạt động thẩm định không chỉ là công việc riêng của các cán bộ thẩm định mà còn phải được phổ cập ở một mức độ nhất định tới các bộ phận nghiệp vụ khác để họ hiểu được vị trí và tầm quan trọng của công tác thẩm định, từ đó hình thành sự phối hợp, trợ giúp cho cán bộ thẩm định trong quá trình ra quyết định

- Thẩm định dự án không chỉ hướng tới phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh cục bộ của ngân hàng mà còn phải góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế chung của ngành, của địa phương và của đất nước trong mỗi thời kỳ

- Hoạt động thẩm định phải đứng trên góc độ người cho vay vốn để xem xét, ra quyết định, nhằm tránh xảy ra tình trạng thất thoát lãng phí, dẫn đến những tổn thất cho xã hội

- Thẩm định dự án phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, không chỉ diễn ra trước mà cả trong và sau cho vay, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho nguồn vốn vay

- Thẩm định dự án là một công việc có liên quan đến nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi người thẩm định phải có sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt, có khả năng phân tích, tổng hợp, đúc rút thực tiễn và thường xuyên

Anh

trau dồi các kiến thức chuyên môn cũng như các kiến thức về đời sống kinh tế-xã hội

2.2.2. Các gii pháp

Các giải pháp về nội dung và phương pháp thẩm định

* Đối với nội dung thẩm định khách hàng vay vốn

Việc đánh giá các thông tin về khách hàng vay vốn là một việc không đơn giản, bởi không phải lúc nào tình hình tài chính của các doanh nghiệp cũng được công khai. Do vậy trước mắt ngân hàng cần yêu cầu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp lên phải được kiểm toán. Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên tăng cường thiết lập mối quan hệ với các cơ quan chức năng nhằm có những đánh gía đầy đủ hơn về doanh nghiệp

Đểđưa ra những kết luận chính xác hơn về tình hình của doanh nghiệp, ngân hàng cũng nên áp dụng các phương pháp khác nhau trong phân tích tài chính doanh nghiệp như: phương pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp đối chiếu logic… vì thực tế hiện naysố lượng các chỉ tiêu dùng đểđánh giá chưa nhiều

* Đối với nội thẩm định phương diện kỹ thuật

Cán bộ thẩm định cần quan tâm hơn đến phân tích khía cạnh kỹ thuật của dự án. Thực chất họ rất khó có thể làm tốt được điều này, bởi lẽ ngân hàng hiện nay chưa có nhiều cán bộ có chuyên môn cả về nghiệp vụ lẫn kỹ thuật, đa số họ đều tốt nghiệp từ các trường khối kinh tế, trình độ nhận biết cũng như khả năng thu thập thông tin là có hạn. Các chỉ tiêu của Chính phủ, của Bộ ngành liên quan chưa đầy đủ, chưa phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế, còn ngân hàng cũng chưa có một hệ thống chỉ tiêu về kinh tê- kỹ thuật chuẩn phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Do đó để trợ giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá kỹ thuật, ngân hàng cần sớm nghiên cứu ban hành

Anh

những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể (như các tiêu chuẩn về công nghệ, máy móc, thiết bị được sử dụng,…) làm cơ sởđể cán bộ thẩm định tham chiếu

Trong trường hợp những dự án quá phức tạp, ngân hàng nên thuê các chuyên gia có chuyên môn phù hợp thẩm định nội dung kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian thẩm định

* Đối với nội dung phân tích thị trường

Cán bộ thẩm định cần phân tích sâu hơn về phương diện thị trường của dự án, những đánh giá về tình hình cung- cầu thị trường, về khả năng tiêu thụ của sản phẩm cần được định tính toán, định lượng một cách cụ thể, chứ không nên đánh giá chung chung theo cảm tính. Ngân hàng cũng cần áp dụng các phương pháp hiện đại trong phân tích và dự báo cung- cầu sản phẩm. Hiện có nhiều phương pháp dự báo cung- cầu đã được nghiên cứu áp dụng trong thực tế, như phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp định mức, phương pháp hệ số co giãn… cán bộ thẩm định có thể căn cứ vào số lượng và chất lượng thông tin thu thập được mà lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp, hoặc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nhằm làm tăng tính chính xác cho các kết quả dự báo

Ngoài ra trong quá trình thẩm định cần lưu ý tới các yếu tố khác như: khả năng thay đổi thị hiếu tiêu dùng, những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, của nước xuất khẩu…vì chúng có thể ảnh hưởng đến đầu ra của dự án

* Đối với nội dung thẩm định phương diện tài chính

Thứ nhất, khi thẩm định tổng vốn đầu tư, ngân hàng cần có quy định cụ thể về các nội dung trong tổng vốn đầu tư của một dự án như: vốn đầu tư cố định, vốn đầu tư lưu động, vốn đầu tư dự phòng, vốn đầu tư bù đắp các chi phí… bởi theo ý kiến của nhiều cán bộ thẩm định có kinh nghiệm thì tổng vốn

Anh

đầu tư của dự án khi trình lên ngân hàng thường thấp hơn thực tế. Lý do là vì dự án khi đi vào thực hiện có thể phát sinh nhiều hạng mục chi phí mới hoặc do chủ đầu tư cố tình làm giảm tổng vốn đầu tư để dễ xin vay vốn hơn

Mặt khác nếu dự án đầu tư được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, cán bộ thẩm định nên kiểm tra kỹ tính xác thực của từng nguồn vốn, nhất là các cam kết bỏ vốn của các cơ quan tài trợ cả về mặt số lượng và tiến độ, tránh để xảy ra tình trạng thiếu vốn dẫn đến làm chậm tiến độ thi công của công trình Thứ hai, khi thẩm định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của dự án như: lãi vay vốn lưu động, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuê đất, thuê chuyên gia… ngân hàng cần có sự tham khảo các quy trình của Bộ tài chính, của cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, so sánh với chi phí sản xuất của sản phẩm tương tự trên thị trường, không nên chấp thuận hay mặc nhiên theo sự tính toán của chủ đầu tư hoặc tuỳ ý. Nếu là dự án mở rộng hoặc dự án mới của doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành đó, cán bộ thẩm định có thể lấy các chỉ tiêu cũ làm cơ sở. Nếu là các dự án mới hoàn toàn thì các chỉ tiêu của những dự án tương tự cũng là những tham khảo tốt.

Đối với chi phí khấu hao, ngân hàng cần kiểm tra đối chiếu với các văn bản quản lý kinh tế mới nhất của Nhà nước nhằm đảm bảo tính, hợp pháp, chính xác trong tính toán. Ngân hàng cần xem xét mức khấu hao cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động của dự án, của từng loại hình doanh nghiệp, tránh tình trạng các doanh nghiệp áp dụng mức khấu hao nhanh để giảm nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Nếu doanh nghiệp tính sai quy định của Bộ tài chính thì VPBank cần tính toán lại và có ý kiến với doanh nghiệp. Đồng thời ngân hàng phải đặt chi phí này trong mối quan hệ với khả năng tiêu thụ của sản phẩm, với tính khả thi của dự án vì khấu hao là một nguồn trả nợ cho ngân hàng, nó không phải nguồn có sẵn hiển nhiên, do đó nó có thể là con số vô nghĩa nếu dự án không khả thi, sản phẩm của dự án không tiêu thụ được Thứ tư, cần chú ý đến các khoản thu hồi khi xác định dòng tiền của dự án

Anh

Khi xác định dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định cần chú ý các khoản hoàn trả vốn lưu động và thu hồi các giá trị thanh lý khi dự án chấm dứt hoạt động. Bởi lẽ phần lớn các dự án khi kết thúc thì các máy móc thiết bị, nhà xưởng còn một giá trị thị trường nhất định. Khi bán chúng sẽ xuất hiện dòng thu từ dự án, tuỳ theo quy định chế độ kế toán hiện hành mà dòng thu này có thể sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không

Ngoài ra khi dự án kết thúc doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn lưu động ròng, do đó khoản thu này phải được cộng vào dòng tiền cuối cùng của dự án

Như trong dự án xây dựng nhà máy sản xuất đá xẻ trên, mặc dù các tài sản cố định của dự án được khấu hao trong vòng 14 năm và vòng đời của dự án chỉ là 10 năm, nhưng cán bộ thẩm định đã không đưa phần giá trị thanh lý tài sản cố định cũng như khoản thu hồi vốn lưu động vào dòng thu cuối cùng của dự án. Mặc dù dự án có hiệu quả ngay cả khi không có các khoản thu hồi trên, nhưng việc tính toán các dòng thu thiếu cơ sở khoa học như vậy sẽ làm giảm tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

Thứ năm, các chỉ tiêu NPV, IRR, T là các chỉ tiêu thường gặp trong các dự án đầu tư của ngân hàng, tuy nhiên khi sử dụng chúng phải quan tâm đến giá trị thời gian của tiền, nếu không chúng sẽ không phản ánh đầy đủ ý nghĩa. Mặt khác, cùng với các chỉ tiêu NPV, IRR, T, ngân hàng cũng nên đưa các chỉ tiêu khác vào tính toán như chỉ tiêu điểm hoà vốn, lợi ích- chi phí, năng lực hoà vốn… những chỉ tiêu này sẽ bổ xung cho nhau giúp cán bộ thẩm định có một cái nhìn toàn diện hơn về dự án

Thứ sáu, ngân hàng nên đưa ra một phương pháp tính tỷ suất chiết khấu thích hợp. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trên là cơ sở quan trọng để đánh giá tính khả thi của mỗi dự án đầu tư và là căn cứ cho các quyết định tài trợ vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, để các chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ bản chất của chúng thì việc lựa chọn một tỷ suất chiết khấu thích hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Một dự án có thể được tài trợ vốn từ nhiều nguồn khác nhau, ở

Anh

những thời điểm khác nhau và với mức lãi suất khác nhau. Do đó tỷ suất chiết khấu phải phản ánh được tổng chi phí cơ hội của tất cả các nguồn vốn đó Hiện có nhiều phương pháp tính tỷ suất chiết khấu khác nhau, cán bộ thẩm định nên lựa chọn áp dụng sao cho phù hợp với từng loại dự án, chứ không nên chỉ sử dụng lãi suất ngân hàng làm lãi suất chiết khấu như hiện nay. Trong ví dụ trên, nếu tính theo phương pháp đơn giản nhất là phương pháp bình quân gia quyền, tỷ suất chiết khấu dùng để tính chuyển dòng tiền của dự án sẽ là : r = 2.600 * 12% + 8.600 * 9,5% --- 11.200 = 10,08%

Tại thời điểm hiện tại lãi suất cho vay của ngân hàng là 12%/năm Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tối đa trên thị trường tiền gửi là 9,5%/năm )

Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên áp dụng mức lãi suất chiết khấu được điều chỉnh theo các năm để phản ánh các tác động của môi trường tới dự án như lạm phát, trượt giá…

Thứ bảy, phân tích độ nhạy chưa được quan tâm đúng mức khi xem xét các dự án (Bảng phân tích độ nhạy 1 chiều của dự án ) Các yếu tố thay đổi Mức thay đổi NPV % Thay đổi NPV Mức biến động của NPV khi yếu tố thay đổi 1% Sản lượng SP : +Đá +Gạch block Giảm 5% Giảm 5% Giảm 5% -1.625.726 574.572 -432.623 -192.1 -67.44 -124.5 -38.48 -13.58 -24.9 Chi phí nguyên vật liệu Tăng 5% -342.958,9 -119.43 -23.89 Giá bán sản phẩm : Giảm 5% -1.496.473 -184.8 -36.96

Anh +Gạch block +Đá Giảm 5% Giảm 5% -303.370 571.572 -117.19 -67.61 -23.44 -13.52

Qua bảng phân tích độ nhạy trên ta thấy trong các yếu tố tác động nhiều đến chỉ tiêu NPV là yếu tố sản lượng và giá bán sản phẩm. Trong yếu tố sản lượng thì các sự biến động của gạch BLOCK có tác động mạnh nhất tới NPV (sản lượng thay đổi 1% thì NPV giảm tới 24,9%). Tiếp theo là yếu tố giá bán, trong đó sự thay đổi giá bán sản phẩm gạch BLOCK tác động nhiều nhất tới NPV (1% thay đổi giá gạch làm NPV giảm 23,44%). Do đó trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cần lưu ý tới sự thay đổi của các yếu tố sản lượng và giá bán sản phẩm trên thị trường, vì chúng có thể tác động mạnh tới hiệu quả tài chính của dự án

* Về xác định thời hạn trả nợ, phương thức trả nợ

Cách xác định thời hạn trả nợ, mức thu nợ, cách thức thu nợ cả gốc và lãi phải phù hợp với năng lực sản xuất của khách hàng và tiến độ thực hiện của dự án. Hiện nay ngân hàng thường tiến hành thu đều từng kỳ hay thu luỹ thoái với mong muốn thu công nợ càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên trong thời gian đầu các máy móc thiết bị chạy chưa hết công suất, sản phẩm sản xuất ra ở giai đoạn thăm dò thị trường… Do đó nếu ngân hàng yêu cầu mức trả nợ cao từ đầu sẽ làm cho dự án chưa đủ khả năng trả, ảnh hưởng đến sản xuất

Ngân hàng không nên chia đều khoản thu gốc cho các kỳ luỹ thoái mà nên căn cứ vào dòng tiền của dự án đồng thời tiến hành thu nợ gốc tăng dần theo thời gian, như vậy sẽ phù hợp với quá trình vận hành kết quả đầu tư. Việc thu lãi cũng cần được tính toán sao cho phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng các doanh nghiệp phải vay vốn ngắn hạn để trả lãi ngân hàng

* Đối với nội dung phân tích độ an toàn của dự án thông qua phân tích rủi ro

Anh

Nội dung này cho đến nay hầu như vẫn chưa được cán bộ thẩm định đề cập đến trong các báo cáo thẩm định của ngân hàng, đây là một khiếm khuyết rất lớn mà ngân hàng cần sớm khắc phục. Bởi phân tích rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác thẩm định dự án. Nó giúp cho cán bộ thẩm định có cái nhìn tổng quan hơn, đầy đủ hơn và đặt dự án vào trong một sự vận động thực tế của nó, từđó giúp ngân hàng giảm thiểu những tổn thất có thể dự báo trước

Do vậy trong thời gian tới ngân hàng nên coi việc phân tích và quản lý rủi ro là điều kiện cần thiết khi xem xét thẩm định dự án. Trước mắt ngân hàng có thể nghiên cứu áp dụng ngay phương pháp phân tích độ nhạy và phân tích theo kịch bản. Còn trong tương lai, khi ngân hàng đã có hệ cơ sở dữ liệu phong phú, các máy tính và phần mềm hiện đại, có thể áp dụng thêm phương pháp phân tích theo kịch bản

Giải pháp về mặt tổ chức điều hành

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác thẩm định dự án của ngân hàng thời gian qua là chưa có sự chuyên môn hoá trong khâu tổ chức thẩm định. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần có phòng thẩm định riêng, có nhiệm vụ chuyên trách thẩm định các dự án trung và dài hạn, có sự độc lập với phòng tín dụng và quản lý nợ vay. Việc tổ chức bố trí như vậy sẽ giúp cho mỗi cán bộ thẩm định giảm bớt khối lượng công việc, tạo điều kiện cho họ chuyên tâm hơn vào công việc, đồng thời có thời gian để trau dồi thêm nghiệp vụ cho bản thân. Ngân hàng cũng lưu ý tuyển chọn thêm các cán bộ có kinh nghiệm về thẩm định kinh tế-kỹ thuật dự án

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiêp "Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng VPBANK" (Trang 78 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)