d. DNNN cần coi trọng lực lượng lao động, quan tâm đặc biệt đến các cán bộ chủ chốt và công nhân kỹ thuật lành nghề
3.2.2.4. Kiến nghị với Chính phủ
- Hoàn thiện các văn bản pháp lý cho DNNN. Trên cơ sở đó, tạo một môi trường pháp lý thuận lợi đối với hoạt động của các DNNN, nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh cho các DNNN trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Ban hành quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, chấn chỉnh việc kiểm tra và chấp hành kế toán, thống kê để ngân hàng có được các thông tin trung thực về doanh nghiệp, giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Thúc đẩy việc thành lập thị trường chứng khoán, qua đó ngân hàng có thể mở rộng các dịch vụ và khai thác có hiệu quả hơn nguồn vốn nhàn rỗi. Góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các DNNN. Trong một doanh nghiệp vừa có cổ phần của nhà nước vừa có cổ phần của người lao động thì sẽ phát huy được tinh thần làm chủ của người lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Sớm ban hành một nghị định về bảo hiểm tín dụng. Việc phát triển nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng trong nước là một nhu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn tín dụng cho các ngân hàng, khắc phục các rủi ro về tín dụng và làm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Các cơ quan chức năng như Toà án, Viện kiểm soát, Công an, Thi hành án, Thanh tra NHNN cần có sự quan tâm hỗ trợ ngành ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ, nhất là các khoản nợ mà người vay cố tình chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm trả nợ và lừa đảo. Cần có những văn bản có tính chất liên ngành nhằm phối hợp, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tín dụng.
Kết luận, tín dụng ngân hàng đang và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước, nó cũng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân từng doanh nghiệp, ngân hàng. Với vai trò đó, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay là phải khẩn trương khắc phục, ổn định và tiếp tục phát triển tín dụng một cách mạnh mẽ, an toàn, hiệu quả, chất lượng. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở sự nỗ lực vợt bậc của Ngành ngân hàng và sự trợ giúp đắc lực từ các ngành các cấp có liên quan.
Kết luận
Nền kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước đòi hỏi các ngân hàng cần hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình, trong đó có hoạt động cơ bản là hoạt động tín dụng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng mà còn có tác dụng trực tiếp trong việc kích thích kinh tế phát triển, đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nước, góp phần tạo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế-xã hội.
Đối với hầu hết các Ngân hàng Thương mại ở nước ta hiện nay nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa nói riêng việc nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay doanh nghiệp nhà nước_đối tượng khách hàng chính hiện nay của nhiều ngân hàng thương mại đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm. Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Đống Đa, luận văn đã rút ra được những kết quả đã đạt, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại và nhận định nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó. Từ đó mạnh dạn đa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết những tồn tại và tạo điều kiện để thực hiện những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng để có thể phát huy được tác dụng của các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng thì nhất thiết phải có sự phấn đấu nỗ lực và phối hợp đồng bộ từ cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp, ngoài ra cũng cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước và các cấp ngành có liên quan. Hy vọng rằng những giải pháp đề xuất trong luận văn sẽ đem lại đóng góp nhỏ bé trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa.
Phụ lục
Các chỉ tiêu đánh giá về tình hình kinh doanh
1-Tỷ lệ lãi gộp so với doanh thu bán hàng (L1)
Lãi gộp 100
L1=--- x ---=….% Doanh thu tiêu thụ 1
Tỷ lệ này biểu thị mức lãi trên một động doanh thu, khi đánh giá ta phải xem xét tỷ lệđó
ở các thời điểm trong các quý, các năm để thấy được xu thế vận động của nó.
2-Tỷ lệ doanh lợi vốn tự có (L2)
Lãi ròng 100
L2= ---x---=…% Vốn tự có 1
Tỷ lệ này là thớc đo của công tác quản lý để sinh lãi nhằm trả cho các chủ sở hữu của DN.
3-Tỷ lệ doanh lợi của tài sản có (L3)
Lãi ròng 100 L3= ---x---=…% Tổng sản phẩm có (trung bình) 1
Tỷ lệ này là một thớc đo rất quan trọng của khả năng sinh lời và phương pháp quản lý có hiệu quả. Nó cho phép tính con số lãi mà DN đang thu được từ các tài sản có được sử
dụng để tạo ra khoản lãi đó.
4-Tỷ lệ lãi tái đầu t (L4)
L4= (Lợi nhuận – Thuế – Lãi cổ phần + Khấu hao)/ Tài sản có hữu hình
Đẳng thức tử số là lợi nhuận thu được trong một thời gian, hiện được giữ lại cho công việc kinh doanh. Tỷ lệ này liên quan đến khả năng trả nợ lâu dài của DN.
5-Tỷ lệ khả năng thanh toán lãi vay (L5)
L5= (Lợi nhuận ròng + Lãi nợ vay)/ Lãi nợ vay
Tỷ lệ này thể hiện khả năng sử dụng tiền lãi thực hiện của khách hàng để thanh toán lãi vay.
6-Hệ số tài trợ
Hệ số tài trợ = Nguồn vốn hiện có của DN/ Tổng nguồn vốn DN đang sử dụng
Hệ số này cho phép đánh giá khả năng cân đối TC của DN đểđáp ứng các khoản nợ phải trả, đánh giá khả năng tự chủ về TC của DN cao hay thấp.
7-Số vòng quay toàn bộ vốn (V) V= Doanh thu tiêu thụ/Tổng số vốn
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng quay vòng vốn của DN, qua đó xem xét hiệu quả sử dụng vốn của DN, nhất là vốn vay.