CÁC MÔN NHẢY XA, NHẢY BA BƯỚC ĐIỀU

Một phần của tài liệu Luat Dien kinh phan 2 (Trang 47 - 50)

ĐIỀU 184

CÁC ĐIỀU KIỆN CHUNG

CÁC SỐ ĐO

1. Trong tất cả các môn nhảy theo hướng nằm ngang, độ xa phải được ghi tới 0,01m gần nhất phía dưới cự ly được đo nếu cự ly này không tròn tới đơn vị cm.

ĐƯỜNG CHAY ĐÀ

2. Đường chạy đà phải dài tối thiếu là 40m và có độ rộng 1,22m ± 0,01m và được đánh dấu bằng những vạch trắng rộng 5cm. Độ dài tối đa của đường chạy đà phải là 45m và được đo từ vạch giậm nhảy có liên quan tới cuối của đường chạy đà.

Ghi chú: Nếu vận động viên bắt đầu chạy đà ở vị trí xa hơn vạch giậm nhảy 45 m thì bị coi là phạm lỗi.

3. Độ nghiêng tối đa sang bên của đường chạy đà không được vượt quá 1:100 và độ nghiêng toàn bộ theo hướng chạy đà không được vượt quá 1:1000.

ĐO TỐC ĐỘ GIÓ

4. Tốc độ gió được đo trong thời gian 5 giây từ lúc vận động viên chạy qua vật đánh dấu được đặt kế bên đường chạy đà. Đối với nhảy xa vật đánh dấu này cách vạch giậm nhảy 40m, còn đối với nhảy ba bước vật đánh dấu này cách vạch giậm nhảy 35m. Nếu vận động viên chạy đà ngắn hơn 40m hoặc 35m ( trong nhảy ba bước) thì tốc độ gió sẽ được đo từ lúc anh ta bắt đầu chạy đà.

5. Dụng cụ đo tốc độ gió phải đặt cách ván giậm nhảy 20m, ở độ cao 1,22m và không xa đường chạy đà quá 2m.

6. Dụng cụ đo tốc độ gió phải phù hợp với Điều 163.10.

Điều 185 NHẢY XA

CUỘC THI ĐẤU

(a) Trong khi giậm nhảy, chạm đất phía sau vạch giậm nhảy bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, dù chạy đà không giậm nhảy hoặc có giậm nhảy; hoặc

(b) Giậm nhảy từ phía bên ngoài phạm vi cả hai đầu của ván, dù ở phía sau hay phía trước đường kéo dài của vạch giậm nhảy; hoặc

(c). Chạm đất ở khu giữa vạch giậm nhảy và khu vực rơi xuống; hoặc

(d) Sử dụng bất cứ hình thức nhào lộn nào trong khi chạy lên hoặc trong hành động giậm nhảy; hoặc

(e) trong quá trình tiếp đất, vận động viên chạm vào phần phía bên ngoài hố gần vạch giậm nhảy hơn so với điểm chạm gần nhất trên cát; hoặc

(f) Khi rời khu vực rơi, điểm tiếp xúc đất đầu tiên bên ngoài hố cát gần vạch giậm nhảy hơn so với điểm chạm gần nhất trên cát ở khu vực rơi xuống, bao gồm bất kỳ điểm chạm do mất thăng bằng khi rơi nằm hoàn toàn trong hố cát nhưng gần vạch giậm nhảy hơn so với điểm chạm đầu tiên lúc rơi xuống.

Ghi chú 1: Nếu vận động viên chạy đà bên ngoài vạch trắng đánh dấu đường chayk ở bất cứ điểm nào thì không bị coi là phạm lỗi.

Ghi chú 2: Nếu một phần giầy của vận động viên chạm vào đất phía bên ngoài 2 đầu của ván giậm nhảy song ở trước vạch giậm nhảy thì không bị coi là phạm lỗi.

Ghi chú 3: Nếu vận động viên đi ngược lại qua khu vực rơi xuống sau khi đã rời khỏi khu vực rơi đúng quy định thì không bị coi là phạm lỗi.

2. Ngoại trừ trường hợp đã nêu trong điểm 1 ( b) ở trên, nếu vận động viên giậm nhảy ở vị trí trước khi đạt tới ván giậm thì sẽ không bị coi là phạm lỗi.

3. Tất cả các lần nhảy sẽ được đo từ điểm chạm gần nhất do bất kỳ bộ phận nào của cơ thể hoặc chân tay trên khu vực rơi tới vạch giậm nhảy hoặc đường kéo dài của vạch giậm nhảy ( xem muc 1 (f) ở trên ). Việc đo phải tiến hành vuông góc với vạch giậm nhảy hoặc đường kéo dài của vạch này.

VÁN GIẬM NHẢY (BỤC GIẬM NHẢY)

4. Giậm nhảy được thực hiện trên ván giậm được chôn ngang mức với đường chạy đà và bề mặt của khụ vực rơi (hố cát). Cạnh của ván giậm gần với khu vực rơi được gọi là vạch giậm nhảy. Ngay sau vạch giậm nhảy được đặt một ván phủ chất dẻo để giúp cho trọng tài xác định phạm quy.

Nếu không thể lắp đặt ván phủ chất dẻo như ở trên thì có thể áp dụng phương pháp sau: ngay sau vạch giậm nhảy tạo một khuôn bằng đất xốp hoặc cát có chiều dài đúng bằng độ dài của ván giậm nhảy và chiều rộng bằng 10cm. Khuôn cát hoặc đất xốp này có góc vát 30o dọc theo chiều dài của nó.

5. Khoảng cách giữa ván giậm nhảy và mép xa của khu vực rơi (hố cát) phải có độ dài tối thiểu 10m.

6. Ván giậm nhảy phải đặt cách mép gần của khu vực rơi từ 1-3m.

7. Cấu trúc: Ván giậm nhảy là một khối hình hộp chữ nhật bằng gỗ hoặc vật liệu cứng phù hợp khác có chiều dài từ 1,22m ± 0,01, chiều rộng 20 cm (+-2 mm) và chiều cao (sâu) 10 cm. Mặt trên ván giậm nhảy được sơn màu trắng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Ván xác định phạm quy. Ván này gồm 1 thanh cứng rộng 10 cm (+-2 mm) và dài 1,22m bằng gỗ hoặc bất cứ vật liệu nào phù hợp. Ván này sẽ được gắn vào khoảng trống hoặc giá trong đường chạy đà ở cạnh ván giậm nhảy gần phía khu vực rơi. Mặt trên ván cao hơn mặt ván giậm nhảy 7mm (+-1mm), hai cạnh bên có mặt vát với góc 45o và mặt vát hướng về phía đường chạy được phủ một lớp chất dẻo có độ dày 1mm (xem hình 8) hoặc được cắt thành hõm, khi được phủ đầy bằng chất dẻo mặt này phải đảm bảo độ vát 45độ (xem hình 9)

VÁN GIẬM NHẢY VÀ VÁN XÁC ĐỊNH PHẠM QUY

Phần trên của ván xác định phạm quy cũng phải được phủ một lớp chất dẻo dày khoảng 3mm trên suốt chiều dài của ván.

Khi lắp vào vị trí, toàn bộ khối lắp ghép phải đủ độ chắc chắn để chịu được toàn bộ lực giậm nhảy của vận động viên.

Bề mặt của ván phía dưới lớp chất dẻo phải là vật liệu để mũi đinh giày vận động viên bám chắc chứ không bị trượt.

Lớp phủ chất dẻo có thể được làm nhẵn bằng cách lăn hoặc miết để tạo hình phù hợp cho các mục đích xoá tẩy vết chân của vận động viên in trên lớp phủ.

Ghi chú: Rất thuận tiện nếu có các ván phủ chất dẻo dự trữ để thay thế lúc các vết chân để lại trên ván đang được xoá tẩy, cuộc thi đấu sẽ không bị trì hoãn.

KHU VỰC RƠI XUỐNG

9. Khu vực rơi xuống (hố cát) phải có chiều rộng tối thiểu 2.75m và tối đa là 3.00m. Nếu điều kiện cho phép khu vực rơi nên được bố trí cân đối giữa đường chạy đà kể cả lúc nó được mở rộng.

Ghi chú: Khi trục của đường chạy đà không trùng với đường trung tâm của khu vực rơi xuống, thì để đạt mục đích trên nên đặt một băng hoặc 2 băng ( nếu cần thiết) dọc teo khu vực rơi.

. 10. Khu vực rơi xuống phải đổ đầy cát ẩm và xốp. Mặt trên của khu vực rơi phải bằng với mức ván giậm nhảy.

Điều 186 NHẢY BA BƯỚC

CUÔC THI ĐẤU

1. Nhảy ba bước bao gồm 3 bước theo trình tự: bước1 - bước trượt, bước 2 - bước bộ, bước ba - nhảy rơi xuống hố cát.

2. Bước 1 phải thực hiện như thế nào đó để vận động viên chạm đất bằng chính chân giậm nhảy; trong bước thứ 2 vận động viên phải rơi xuống bằng chân khác và cuối cùng hoàn thành lần nhảy khi rơi vào hố cát.

Sẽ không bị coi là phạm lỗi nếu như trong lúc nhảy, vận động viên chạm đất bằng chân "lăng" (chân không giậm nhảy)

Ghi chú: Điều 185.1 (c ) không áp dụng đối với những lần chạm đất bình thường trong các bước 1 và 2.

VÁN GIẬM NHẢY

3. Khoảng cách giữa ván giậm nhảy và mép xa của khu vực rơi xuống (hố cát) phải có độ dài tối thiểu 21m.

4. Đối với cuộc thi đấu quốc tế, vạch giậm nhảy nên đặt cách mép gần của khu vực rơi xuống tối thiểu là 13m đối với nam và 11m đối với nữ. Đối với các cuộc thi đấu khác, khoảng cách này cần phù hợp với trình độ của vận động viên.

5. Đoạn giữa ván giậm nhảy và khu vực rơi xuống là chỗ giậm bật lên của bước thứ 2 và thứ 3 phải có độ rộng tối thiểu là 1m22 ± 0,01m, mặt đường phải cứng và đồng nhất.

Một phần của tài liệu Luat Dien kinh phan 2 (Trang 47 - 50)