Nguyễn Tuân (191 0 1987)

Một phần của tài liệu Chân dung, tiểu sử các nhà văn (Trang 31 - 32)

- “Thơ Minh Huệ còn lại với chúng ta nhờ ở tâm hồn đằm thắm, chân tình đôn hậu của anh Chúng ta đòi hỏi nhiều ở tác giả nhưng tấm lòng say sưa, chất đậm đà của một vùng văn hoá in sâu trong mỗ

8.Nguyễn Tuân (191 0 1987)

Vang bóng một thời đâu dễ quên

Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên Chén rượu tình rừng cay đắng lắm

Tờ hoa lại trót lỡ ưu phiền. (Xuân Sách)

Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.

* Tiểu sử:

Quê ở làng Mọc, nay là Nhân Chính, Từ Liêm, Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình nho học, đi nhiều nên trải đời, vốn đời dồi dào, phong phú. Không được học ở trường nhiều như Huy Cận, Xuân Diệu… nhưng rất chịu tìm đọc đủ loại sách báo nên vốn chữ nghĩa rất giàu có, sâu sắc. Thành công ở truyện ngắn, tùy bút. Đã từng tham gia lãnh đạo Hội nhà văn VN (Từ 1948 đến 1958), Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật VN.

Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và đầy tài hoa.

* Tác phẩm nổi tiếng: Vang bóng một thời (1940); Thiếu quê hương (1943); Tình chiến dịch

(1950); Sông Đà (1960); Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)… và Tuyển tập Nguyễn Tuân (2 tập – 1982), nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước.

* Bình luận:

Người ta quý Nguyễn Tuân vì cái văn của ông với những tác phẩm đáng gọi là kiệt tác, với những trang văn đã đạt đến trình độ mẫu mực cổ điển. Nhưng người ta còn quý ông vì tư cách, cái cốt cách đang hoàng kia nữa.

Xét ra chính là vì ông đã biết quý trọng thật sự, biết tự hào thực sự với cái nghề văn c ủa mình. (Nguyễn Đăng Mạnh)

* Giải thưởng.

Năm 1996 ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).

Một phần của tài liệu Chân dung, tiểu sử các nhà văn (Trang 31 - 32)