Vạch đường phân cấp (Routing Hierarchy)

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế và cài đặt mạng (Trang 56 - 57)

Không giống như RIP, OSPF có thể vận hành với một cấu trúc phân cấp. Thực thể

lớn nhất của cấu trúc này là hệ thống tự trị (AS - Autonomous System), đó là một tập hợp các mạng dưới một sự quản lý chung và cùng chia sẻ một chiến lược vạch đường chung. OSPF là một giao thức vạch đường bên trong miền (Intra Autonomous System hay Interior gateway protocol) mặc dù nó có khả năng khả năng nhận/gởi các đường đi từ/đến các AS khác.

Một AS có thể được phân chia thành một số các khu vực (Area), đó là một nhóm các mạng kề cận nhau (láng giềng) cùng các máy tính trên các mạng đó. Các router với nhiều giao diện có thể tham gia vào nhiều khu vực. Những router này được gọi là Bộ chọn

đường đường biên khu vực (Area Border Router), có nhiệm vụ duy trì cơ sở dữ liệu về

hình trạng mạng riêng rời cho từng khu vực.

Một cơ sở dữ liệu hình trạng mạng là một bức tranh tổng thể về mạng trong mối quan hệ với các router. Một cơ sở dữ liệu hình trạng mạng lưu giữ một tập hợp các LSA nhận được từ các router trong cùng khu vực. Bởi vì các router trong cùng một khu vực chia sẻ thông tin cho nhau nên chúng có cơ sở dữ liệu hình trạng mạng về khu vực mà chúng đang thuộc về hoàn toàn giống nhau .

Lưu ý: Khái niệm miền (domain) đôi khi được sử dụng để mô tả một phần của mạng mà trong đó tất cả các router có cùng cơ sở dữ liệu hình trạng mạng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên thông thường Domain được dùng như là một AS.

Hình trạng của một khu vực thì không thấy được đối với các thực thể bên ngoài khu vực. Bằng cách giữ hình trạng mạng phân tách giữa các khu vực, OSPF tạo ra ít giao thông trên mạng hơn so với trường hợp AS không được phân chia khu vực.

Việc phân chia khu vực tạo ra hai kiểu vạch đường khác nhau tùy thuộc vào địa chỉ

máy gởi và máy nhận nằm cùng khu vực hay khác khu vực. Vạch đường bên trong khu vực (Intra-Area) sẽđược dùng đến khi địa chỉ nhận và địa chỉ gởi nằm trong cùng một khu vực và Vạch đường liên khu vực sẽ được sử dụng đến khi chúng nằm ở những khu vực khác nhau.

Đường trục của OSPF thì đảm trách việc phân phát thông tin vạch đường giữa các khu vực. Đường trục này bao gồm tất cả các Bộ chọn đường đường biên khu vực, các mạng không thuộc vào các khu vực khác và các router gắn vào chúng.

Hình 5.11 – Kiến trúc mạng phân cấp trong OSPF

Ví dụ: Trong hình trên, các router 4, 5, 6,10,11 và 12 hình thành nên đường trục. Nếu máy H1 trong khu vực 3 muốn gởi một gói tin cho máy H2 ở khu vực 2, thì gói tin sẽ được gởi đến router R13, đến lược R13 chuyển gói tin sang cho router R12, rồi chuyển tiếp cho R11. Sau đó R11 sẽ chuyển gói tin theo đường trục đến bộ chọn đường đường biên R10 nơi chịu trách nhiệm chuyển gói tin trong khu vực (qua các router R9, R7) và cuối cùng đến được máy nhận H2.

Đường trục cũng là một khu vực OSPF, vì thế tất cả các router nằm trên mạng

đường trục cũng sử dụng cùng một thủ tục và giải thuật để lưu trữ thông tin vạch đường trên mạng đường trục. Hình trạng của đường trục thì không thấy được đối với các router nằm bên trong một khu vực.

Các khu vực được định nghĩa theo cách của đường trục có thể không phải là các mạng láng giềng của nhau. Trong trường hợp này, việc kết nối của đường trục phải thực hiện thông qua các đường nối kết ảo (Virtual Link). Đường nối kết ảo được hình thành giữa những router trên đường trục và các khu vực không phải đường trục và vận hành như

thể giữa cũng có một đường nối kết trực tiếp.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiết kế và cài đặt mạng (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)