Nội dung kiến thức:

Một phần của tài liệu Giao an Su 6_HK 2 (Ban chuan) (Trang 30)

- Phương pháp giảng dạy: ……… - Hình thức tổ chức lớp học: ……… - Thiết bị dạy học: ………..

Ngày soạn: 12/03/2009

Ngày giảng: 6A:……… 6B:………

TIẾT 27:

LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Cho HS nắm được sự thống nhất tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với ND ta. Nắm được sự đấu tranh chống lại ách thống trị của PK phương Bắc tiêu biểu là KN hai bà Trưng, khởi nghĩa bà Triệu.

2. Tư tưởng:

- GD HS ý thức căm thù quân xâm lược, lòng tự hào dân tộc – sự biết ơn những vị anh hùng dân tộc.

3. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng chỉ bản đồ – Tập trình bày diễn biến một cuộc KN trên bản đồ.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: chuẩn bị bản đồ khởi nghĩa hai bà Trưng. - Phiếu học tập ghi các dạng bài tập trắc nghiệm.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp, thảo luận, làm bài tập độc lập.

D. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức:

- Sỹ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Em hay cho biết những chuyển biến của nước ta từ thế kỷ I đến TK VI?

3. Các hoạt động dạy - học:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VFA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1:

GV: Treo bản đồ cuộc KN Hai Bà Trưng ? Em hãy trình bày diễn biến của cuộc KN Hai Bà Trưng?

GV: Yêu cầu học sinh lần lượt lên trình bày diễn biến.

→ Lớp nhận xét, đánh giá sau đó GV cho điểm.

Hoạt động 2:

1. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

2. Em hãy cho biết mục đích cai trị của nhà Hán đối với đất nước ta.

(chọn câu trả lời có ý kiến đúng)

a. Biến nước ta thành quận huỵên của TQ. b. Chung sống Hào bình với ND ta.

c. Để ND ta theo phong lục Hán. d. Đồng hóa nhân dân ta.

GV: treo bảng phụ ghi nội dung bài tập - Yêu cầu 1 em đcọ nội dung bài tập - Gọi 1 em đọc nội dung bài tập

→ Lớp nhận xét đánh giá

GV: Chốt lại ý kiến đúng, cho điểm.

Hoạt động 3:

Hoạt động 4:

Hoạt động 5: Hoạt động 6:

- Giáo viên lần lượt cho học sinh làm các bài tập trong vở bài tập...

3. Em hãy đánh giá nhận xét mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

a. Khởi nghĩa để đền nợ nước trả thù nhà b. Khởi nghĩa để được ND kính phục c. Khởi nghĩa để đanh độc lập cho dân tộc d. Khởi nghĩa để lên làm vua.

4. Những nơi nào đã diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

a. Mê Linh – Hát Môn – Chu Diện b. Hát Môn – Long Biên – Cổ Loa c. Mê Linh – Cổ Loa – Long Biên

d. Hát Môn – Mê Linh – Cổ Loa – Luy Lâu.

5. Nhân dân ta đã đấu tranh bảo vệ nền văn hoá dân tộc như thế nào?

a. Sử dụng tiếng nói của tổ tiên b. Sinh hoạt theo nếp sống mới

c. Vẫn giữ những phong tục tập quán riêng. d. Học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình

e. Tất cả các ý kiến trên

4. Củng cố:

- Giáo viên củng cố theo nội dung bài học.

5. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài ở nhà:

- Ôn lại toàn bộ nội dung bài học, làm hoàn thành các bài tập vào vở bài tập. - Ôn nội dung chương III, giờ sau ôn tập chương III.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

- Thời gian: ………... - Nội dung kiến thức:……… - Phương pháp giảng dạy: ……… - Hình thức tổ chức lớp học: ……… - Thiết bị dạy học: ………..

Ngày soạn: 24/03/2009

Ngày giảng: 6A: 26/03 6B: 28/03

Bài 25 – Tiết 28:

ÔN TẬP CHƯƠNG III A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức: Giáo viên khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương III.

- Từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 đến trước chiến thắng Bạch Đằng năm 938, đất nước ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc thống trị, sử cũ gọi thời kỳ này là thời kỳ Bắc thuộc.

- Chính sách cai trị của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất thâm độc và tàn bạo. Không cam chịu kiếp sống nô lệ, nhân dân ta liên tục nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.

- Trong thời kỳ Bắc thuộc, tuy bị bóc lột tàn nhẫn, bị chèn ép, khống chế nhưng nhân dân ta vẫn cần cù, bền bỉ lao động sáng tạo để duy trì cuộc sống, do vậy đã thúc đẩy nền kinh tế nước nhà tiến lên.

2. Về tư tưởng tình cảm:

- Làm cho HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

3. Về kỹ năng:

- Bồi dưỡng kỹ năng thống kê sự kiện theo thời gian.

B. CHUẨN BỊ:

- Nội dung ôn tập, các tài liệu, tư liệu…

- Phân tích, vấn đáp, giảng bình, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm…

D. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp:

- Kiểm tra sĩ số: 6A:……… 6B:………

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nước Cham-pa được thành lập và phát triển như thế nào?

? Nêu những thành tựu về văn hoá và kinh tế của nước Chăm-pa?

3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài:

Từ sau khi An Dương Vương thất bại, Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà năm 179 TrCN. Từ đây đến năm 938, nước ta trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã bùng lên thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuấ của dân tộc ta. Quá trình đô hộ trên đã làm cho nhân dân ta sống trong cảnh khốn cùng nhưng kinh tế, văn hoá của ta vẫn được bảo tồn và phát triển. Hôm nay chúng ta tìm về những trang sử oanh liệt để hiểu thêm về đất nước, về con người của dân tộc Việt đã sống như thế nào?

b. Các hoạt động dạy - học:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Hoạt động 1:

? Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TrCN đến thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc ?

? Trong thời Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, đã bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi như thế nào ?

? Chính sách cai trị của các triều đại Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào ?

1. Ách thống trị của các triều đại Trung Quốc đối với nhân dân ta.

- Sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TrCN, nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị và đô hộ → Thời Bắc thuộc.

- Tên gọi của nước ta qua các giai đoạn Bắc thuộc:

+ Nhà Hán: Giao Châu.

+ Nhà Ngô: tách Giao Châu thành Quảng Châu (TQ) và Giao Châu (Âu Lạc cũ)

+ Nhà Lương: Giao Châu. + Nhà Đường: An Nam đô hộ phủ.

- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất tàn bạo, ra sức vơ vét, bóc lột.

? Chính sách thâm hiểm nhất là gì ?

- Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân tộc.

2. Hoạt động 2: 2. Cuộc đấu tranh của nhân

dân ta trong thời Bắc thuộc: STT Thờigian khởi nghĩaTên cuộc lãnh đạoNgười Tóm tắt diễn biến chính nghĩaÝ

1 Năm 40 Hai BàTrưng Hai BàTrưng

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm toàn bộ Giao Châu. Ý chí quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. 2 Năm 248 Bà Triệu Triệu Thị

Trinh

Năm 248, khởi nghĩa bùnh nổ ở Phú Điền (Thanh Hoá) rồi lan khắp Giao Châu.

3 542-602Năm Lý Bí Lý Bí

Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện. Mùa xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, tặt tên nước là Vạn Xuân.

4 Năm 722 Mai ThúcLoan Mai ThúcLoan

Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chónh chiếm được Hoan Châu. Ông xưng đế (Mai Hắc Đế) 5 776-791Năm PhùngHưng PhùngHưng

Năm 776, Phùng Hưng và em là Phùng Hải khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Tống Bình.

3. Hoạt động 3:

? Hãy nêu những biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về kinh tế, văn hoá ở nước ta trong thời Bắc thuộc?

3. Sự chuyến biến về kinh tế và văn hoá – xã hội:

- Kinh tế:

+ Nghề rèn sắt, thủ công vẫn phát triển.

+ Nông nghiệp biết sử dung trâu bò, làm thuỷ lợi.

- Văn hoá:

+ Chữ Hán, đạo Phật, Nho truyền vào nước ta.

+ Nhân dân vẫn giữ được tiếng nói và phong tục tập quán của dân tộc.

? Theo em, sau hơn 1000 năm bị đô hộ , tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì?

? Ý nghĩa của điều này?

- Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta:

+ Lòng yêu nước.

+ Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước. + Ý thức vươn lên bảo vệ văn hoá dân tộc.

- Tổ tiên chúng ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: Xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giày, bánh chưng… Chứng tỏ sức sống mãnh liệt về mọi mặt của dân tộc ta.

Kết luận toàn bài:

Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta luôn đứng lên đấu tranh để giành độc lập dân tộc, thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Dân tộc ta luôn đấu tranh bền bỉ, kiên trì để giành độc lập. Điều này được thể hiện bằng một loạt các cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian này, bọn phong kiến phương Bắc tìm mọi cách để đồng hoá dân tộc ta, nhưng dân tộc ta chỉ tiếp thu những mặt tích cực tiến bộ, chúng ta kiên quyết chống lại những mặt hạn chế, phản động để bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

4. Củng cố:

? Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TrCN đến thế kỷ X là thời Bắc thuộc?

? Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào? Hãy thống kê cụ thể qua từng giai đoạn bị đô hộ?

? Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?

? Hãy lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc?

? Hãy nêu những biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về kinh tế, văn hoá ở nước ta trong thời Bắc thuộc?

? Sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này?

5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:

- Học bài, làm bài tập trong sách thực hành.

- Xem trước bài “Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương”.

- Ôn lại toàn bộ nội dung chương II và chương III, giờ sau kiểm tra 1 tiết.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

- Nội dung kiến thức:……… - Phương pháp giảng dạy: ……… - Hình thức tổ chức lớp học: ……… - Thiết bị dạy học: ………..

Ngày soạn: 30/03/2009

Ngày giảng: 6A: 02/04/2009 - 6B: 04/04/2009

Tiết 29:

KIỂM TRA 1 TIẾT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức đã học ở chương II và III

2. Thái độ:

- HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

- Làm bài tập độc lập và trung thực.

3. Kỹ năng:

- Bồi dưỡng kỹ năng thống kê sự kiện theo thời gian. - Kỹ năng làm bài độc lập. B. CHUẨN BỊ: - Đề + phôtô… C. PHƯƠNG PHÁP: - Hoạt động cá nhân. D. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp:

- Kiểm tra sĩ số: 6A:……… 6B:………

2. Giảng bài mới: A. MA TRẬN:

NỘI DUNG

CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

TN TL TN TL TN TL

- So sánh thời kỳ Văn Lang Âu Lạc và thời kỳ đô hộ của nước ta ở TK I → TK VI.

- Các cuộc khởi nghĩa lớn.

1C 2,5đ 1C 2,0đ 1C 5,5đ

Cộng: 2,5đ1C 2,0đ1C 5,5đ1C B. ĐỀ KIỂM TRA:

Câu 1:(2,0 điểm) Quan sát sơ đồ dưới đây, em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI?

(Học sinh không phải vẽ lại sơ đồ mà trả lời thẳng luôn vào bài làm)

Thời Văn Lang - Âu Lạc Thời kỳ bị đô hộ

Vua Quan lại đô hộ

Quí tộc Hào trưởng Việt Địa chủ Hán Nông dân công xã Nông dân công xã

Nông dân lệ thuộc

Nô tì Nô tì

Câu 2:(2,5 điểm) Điền vào chỗ trống các mốc thời gian và tên cuộc khởi nghĩa cho phù hợp.

(Học sinh kẻ lại bảng này vào bài làm và điền vào chỗ trống)

Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa

40

Bà Triệu 542 – 602

Mai Thúc Loan 776 – 791

Câu 3:(5,5 điểm) Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

C. ĐÁP ÁN:

Câu 1: (2,0 điểm) Nhìn vào sơ đồ chúng ta thấy rõ sự phân hóa xã hội ở nước ta trong thời kỳ bị đô hộ:

- Vua và quý tộc Việt không còn tồn tại, thay vào đó là quan lại đô hộ và tầng lớp địa chủ Hán và Hào trưởng Việt.

- Nông dân công xã chia thành hai bộ phận là nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.

- Tầng lớp nô tì vẫn tồn tại trong xã hội như trước đây. - Nước ta thời kỳ này không có độc lập (mất tự do).

Câu 2: (2,5 điểm)

Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Điểm

248 Bà Triệu 0,5

542 - 602 Lý Bí 0,5

722 Mai Thúc Loan 0,5

776 - 791 Phùng Hưng 0,5

Câu 3: (5,5 điểm)

a. Nguyên nhân: (1,0 điểm)

- Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán. - Chồng bà Trưng trắc bị quân địch giết hại.

b. Diễn biến: (2,0 điểm)

- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trương đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). - Nghĩa quân làm chủ được Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu (trụ sở chính của giặc).

c. Kết quả: (1,5 điểm)

- Tô Định hoảng hốt bỏ thành mà chạy, hắn phải cắt tóc, cạo râu chạy trốn về nước.

- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

d. Ý nghĩa lịch sử: (1,0 điểm)

- Cuộc khởi nghĩa đã nêu cao tinh thần chiến đấu quật cường của nhân dân ta - Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc.

4. Củng cố:

- Giáo viên thu bài, đếm bài và nhận xét giờ kiểm tra.

5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:

- Xem lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học. - Đọc và tìm hiểu toàn bộ nội dung chương IV.

E. RÚT KINH NGHIỆM:

- Thời gian: ………... - Nội dung kiến thức:……… - Phương pháp giảng dạy: ……… - Hình thức tổ chức lớp học: ……… - Thiết bị dạy học: ………..

CHƯƠNG IV:

BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỶ X

MỤC TIÊU TOÀN CHƯƠNG: 1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Từ cuối thế kỷ IX, nhà Đường suy sụp, tình hình Trung Quốc rối loạn. Đối với nước ta, chúng cũng không thể kiểm soát được như trước. Khúc Thừa Dụ nhân đó nổi dậy lật đổ chính quyền đô hộ, dựng nền tự chủ. Đây là sự kiện mở đầu cho thời kỳ độc lập hoàn toàn. Cuộc cải cách của Khúc Hạo sau đó đã củng cố quyền tự chủ của

Một phần của tài liệu Giao an Su 6_HK 2 (Ban chuan) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w