b. Đánh giá trên phương diện logic
5.1 Repeater trong hệ thống mạng không dây:
48B5.1.2 Mô tả bài toán:
Một sảnh lớn một khách sạn có chiều dài 30mét, chiều rộng 20mét cần phủ sóng cho các thiết bị mạng không dây đế các máy tính xách tay tự do di chuyển trong sảnh truy cập mạng LAN và Internet từ hệ thống khách sạn . Cần bố trí khoảng 2 AP giữa sảnh đế các máy tính xách tay di chuyển mà vẫn giữ các kết nối mạng không bị ngắt quãng.
Dải địa chỉ mạng của khách sạn là 192.168.1.5 đến 192.168.1.150 với subnet mark 255.255.255.0 kết nối Internet qua modem có địa chỉ 192.168.1.3
Tại đây không thể đi dây mạng tới AP thứ hai, chỉ có một AP thứ nhất là nhận mạng qua dây cáp từ switch. Cần thiết phải phủ sóng toàn bộ sảnh mà không phải thiết kế lại giải pháp khác.
49B5.1.2 Mô hình hệ thống mạng:
Sử dụng một AP mode với địa chỉ 192.168.1.4
Sử dụng AP thứ hai có địa chỉ 192.168.1.3 hoạt động ở chế độ Repeater. AP thứ hai này sẽ nằm trong vùng phủ sóng của AP thứ nhất, nhận SSID của AP thứ nhất và phủ sóng cho phần sảnh còn lại. Khi đó các máy tính dùng thiết bị wireless sẽ chỉ nhìn thấy 1 SSID trong danh mục AP list và kết nối mạng thông qua nó, AP thứ hai sẽ ở trong suốt với mô hình WLAN trong sảnh.
Các AP thiết lập ở chế độ Repeater cần một AP chính ở chế độ AP mode, các AP xung quanh thiết lập ở chế độ Repeater sẽ không cần kết nối mạng có dây với thiết bị, nhận sóng từ các AP phát sóng và có tác dụng lặp và tái tạo sóng nhằm tăng khoảng cách của chức năng AP phát sóng.
50B5.1.3 Cấu hình thiết bị:
Bước 1: Cấu hình AP nguồn ở chế độ AP mode Bước 2: Cấu hình AP Repeater :
- Truy cập câu hình AP đánh dấu chọn Repeater Mode
- Điền SSID của AP ở chế độ AP Mode vào ô Remote AP SSID, hay nhấp nút “Site survey”sau đó nhấp Apply.
- Các thông số còn lại để mặc định
- AP – Repeater sẽ phát sóng khi nhận tín hiệu từ AP – mode và các máy trong phạm vi phủ sóng sẽ liên lạc với các máy tính trong phạm vi AP chính (AP-mode)
24B5.2 Bridge trong hệ thống mạng không dây: 51B5.2.3 Mô tả bài toán: 51B5.2.3 Mô tả bài toán:
Hai toà nhà công ty X cách nhau khoảng 105m được thiết kế cùng lớp mạng với mô hình LAN - LAN nhưng không thể kéo dây được từ bên này sang bên kia (hay chi phí đầu tư khi kéo đường cáp quang và thiết bị hỗ trợ kết nối cáp quang quá nguồn đầu tư công ty X). Đế hoạtđộng theo mô hình này hai toà nhà đã bố trí các thiết bị 2 AP với các thiết bị phụ trợ annten và cáp dây dẫn…
Mô hình mạng bao gồm
Toà nhà A : có dải địa chỉ máy tính từ 192.168.16.10 đến 192.168.16.100 với subnet mark 255.255.255.0
Toà nhà B : có dải địa chỉ từ 192.168.16.120 đến 192.168.16.220 với subnet mark 255.255.255.0
Các toà nhà nối với nhau sao cho khi hoà mạng các máy tính bên toà nhà A có thể liên lạc bằng dịch vụ share folder, hay dùng printer server như trong mạng LAN bình thường.
52B5.2.2 Mô hình hệ thống mạng :
Kết nối không dây giữa hai toà nhà, 2 mạng LAN sẽ hoà mạng thống nhất như kết nối mạng có dây.
Kết nối không dây 2 mạng Lan ở cách xa nhau. Mỗi mạng có một AP làm việc ở chế độ Bridge và ta cần phải cấu hình 2 AP này (2 AP ở cách xa nhau chính vì vậy ta cần phải kết nối thêm Angten có độ khuếch đại cao) . Khi 2 AP thiết lập ở chế độ này chúng chỉ có nhiệm vụ kết nối 2 mạng Lan đó với nhau, còn muốn kết nối với Internet thì chúng ta vẫn phải thông qua Gateway như mục Hướng dẫn cài đặt cơ bản AP
2 Access Point ở hai toà nhà khác nhau nối mạng với nhau, chúng phải được đặt cùng địa chỉ lớp mạng ví dụ :192.168.16.x
53B5.2.3 Cấu hình thiết bị
Bước 1 : Hãy làm theo mục Hướng dẫn cài đặt cơ bản Access point (AP) để đổi địa chỉ cả 2 AP về cùng một lớp mạng
Ví dụ :
AP thứ nhất có địa chỉ 192.168.16.1, Subnet Mask : 255.255.255.0 AP thứ 2 có địa chỉ 192.168.16.2, subnet Mask 255.255.255.0 các thông số khác để mặc định hoặc không cần phải cấu hình .
Bước 2 : Vào trang web của Access Point thứ nhất ,vào tiếp Advanced Setting, đánh dấu vào Wireless Bridge, sau đó điền địa chỉ MAC của Access Point kia vào ô Remote Bridge MAC ( Xem địa chỉ MAC ở đằng sau AP hoặc cũng có thể xem ở trong trang Web cấu hình thiết bị - mục Status )
Bước 3 :Lặp lại tương tự bước 1+2 với Access Point còn lại
Muốn kiểm tra xem cả 2 AP đó đã thiết lập Bridge chưa thì ta chỉ việc Ping đến 192.168.16.1 và 192.168.16.2 nếu cả 2 cùng Reply -> chúng đã kết nối được với nhau .
25B5.3 Cài đặt cơ bản cho AP ở chế độ client 54B5.3.1 Mô tả bài toán: 54B5.3.1 Mô tả bài toán:
Hai phòng lớn của một công ty cách nhau khoảng 10m, ở giữa là cầu thang rất bất tiện cho việc đi dây liên mạng giữa hai phòng. Hơn nữa một phòng là phòng họp sử dụng các thiết bị wireless cho các máy xách tay. Ta gọi phòng họp là phòng H, phòng còn lại là C. Hệ thống xây dựng phải đảm bảo liên mạng mà vẫn không phải đi dây làm mất mỹ quan, giúp cho cả hai phòng liên lạc như trong 1 mạng LAN và quản trị mạng dẽ dàng giám sát toàn bộ mạng LAN.
55B5.3.2 Mô hình mạng:
Giải pháp chung cho hệ thống là thiết lập một AP tại phòng họp dược kết nối với mạng LAN của phòng H. AP này hoạt động ở chế độ AP mode phủ sóng cho các máy tính dùng
thiết bị Wireless. Phòng C sử dụng một thiết bị AP thứ hai kết nối với mạng LAN của phòng C, AP này thiết lập ở chế độ AP client nhận sóng của AP phòng H. AP phòng C sẽ không có tác dụng phủ sóng mà chỉ có tác dụng nhận sóng roaming của AP phòng H và hoà 2 mạng thành một mạng thống nhất.
Các AP có hỗ trợ AP client hoạt động theo cơ chế thụ động, tức là khi một AP chính phát sóng ở chế độ AP mode, AP thứ hai ở chế độ client sẽ chỉ nhận
56B5.3.3 Cấu hình thiết bị
Bước 1: Cấu hình AP nguồn ở chế độ AP mode (xem lại phần trước) Bước 2: Cấu hình AP Client :
Ở màn hình Advanced Settting chọn chế độ AP-Client,
điền các thông số AP SSID trùng với tham số này đặt trong AP phát sóng (ở chế độ AP mode),
Chọn Apply để xác nhận thay đổi cấu hình.Các thông số còn lại để mặc định.