Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa” (Trang 94 - 95)

Chính phủ cần có những Nghị định nhằm đưa công tác kiểm toán phát huy hơn nữa vai trò của mình. Bên cạnh đó cũng phải có những chỉ thị cụ thể đối với Bộ tài chính nhằm làm cho các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước.

Những kiến nghị này có những tác dụng: Trước hết là làm tăng tính trung thực của các doanh nghiệp trong nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. Sau đó sẽ hình thành thói quen trong hoạt động của doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình cổ phần hoá nhất là đối với các DNNN. Sau cùng là giúp Ngân hàng có được những số liệu chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp, làm cơ sở thẩm định doanh nghiệp nói riêng và thẩm định toàn bộ dự án nói chung.

Đối với các DNNN Chính phủ cần phải giảm bớt những “giúp đỡ “để các doanh nghiệp này từng bước làm chủ sản xuất kinh doanh, chụi những quy luật cạnh tranh của thị trường. Trước mắt có thể là những khó khăn nhưng sau đó nó sẽ đứng vững và caác hoạt động có hiệu qủa hơn. Những “giúp đỡ”cần được giảm đầu tiên là trong các quan hệ tín dụng đối với các NHTM quốc doanh. Từ trước nghị định 178/NĐ- CP/1999, chủ trương của Chính phủ vẫn tách rõ ra doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp phi quốc doanh trong hoạt động tín dụng. Cho phép các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn không cần thế chấp, điều này là hoàn toàn bất hợp lý bởi lẽ, khi không phaỉ thế chấp tài sản thì tổng số tiền vay tại các Ngân hàng có thể sẽ lớn hơn nhiều so với nguồn vốn kinh doanh hiệ có. Điều này hiển nhiên cho rằng hệ số tài trợ không có giá trị trong công tác thẩm định. Hậu quả là doanh nghiệp sẽ “phồng to”hơn so với năng lực thực tế của mình, nếu như có xảy ra rủi ro trong quá trình kinh doanh (Vấn đề này là không tránh khỏi) thì doanh nghiệp không có đủ năng lực để tàu trợ.

Như vậy DNNN và NHTM quốc doanh đều là vốn của Nhà nước thì cần tách bạch rành rọt để cho mỗi chủ thể tự chủ trách nhiệm lấy nguồn vốn của mình và hoạt động có hiệu quả hơn. Tình trạng bỏ “túi lành”sang “túi thủng”như hiện nay là bất cập. Công tác thẩm định không có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp này.

Chính phủ cần có thái độ dứt khoát sắp xếp alị các doanh nghiệp, chỉ tồn tại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp thực sự cần thiết cho dan sinh, tạo điều kiện cho mở rộng quy mô tín dụng. Cổ phần hoá DNNN là phương thức sắp xếp lại doanh nghiệp huy động được các nguồn lực từ nhiều thành phần kinh tế khác. Cổ phần hoá là một trong những biện pháp quan trọng để Doanh

nghiệp có cơ hội tăng vốn tự có từ đó, doanh nghiệp có thể tiép cận với những khoản tín dụng đảm báo điều kiện dạt ra của NH về vốn tự có.

Hàng năm chính phủ đều có những kế hoạch đầu tư phát triển cho từng ngành thực hiện không đồng nhất: có hiẹn tượng các dự án của ngành thì thừa, các dự án của vùng thì thiếu. Chính những mâu thuẫn này làm cho công tác thẩm định tại Ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Bởi vì khi thẩm định phương diện thị trường thì nhu cầu những sản phẩm hàng hoá của dự án tại vùng thì thiếu, nhưng xét trên toàn ngành thì tổng sản lượng lại thừa. Hay tình trạng các dự án cùng loại cùng một lúc thực hiện, trước khi thực hiện thì tổng cung là nhỏ hơn tổng cầu, nhưng nhiều dự án đi vào hoạt động thì tổng cầu nhỏ hơn tổng cung. Những khó khăn này Ngân hàng khó mà lường hết được trong công tác thẩm định, nhưng mà Chính phủ, các bộ có liên quan có thể điều tiết dược theo kế hoạch. Vì vậy, Chính phủ cần lưu tâm hơn nữa về điều này.

Đặc biệt, các cơ quan chức năng phải chú trọng đến các chính sách hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án đầu tư, mà quan trọng hơn là công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư: ban hành các chỉ tiêu chuẩn phục vụ cho các NHTM, các tổ chức tài chính.

Nhà nước cần quy định rõ các biện pháp chế tài biện pháp xử lý nghiên trọng các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả … để đưa các donh nghiệp hoạt động kinh doanh lành mạnh nhằm nâng cao pháp chế XHCN.

Nhà nước cần phải chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ ké toán theo đúng quy dịnh của Nhà nước, bên cạnh đó ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp hệ thôngnn trong viẹc phân tích hoạt đọng sản xuất kinh doanh cuae doanh nghiệp qua đó hạn ché phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa tạo điều kiện cho các Ngân hàng đánh giá đúng sức mạnh tài chính của dự án cũng như của doanh nghiệp có dự án.

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa” (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)