Đánh giá tình hình tài chính của Vinamilk qu a2 mô hình

Một phần của tài liệu Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Vinamilk theo phương pháp cổ điển (Trang 31 - 37)

4.2.1. Mô hình cổ điển Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Bình quân ngành

Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán

Tỷ lệ thanh toán hiện hành( Current ratio) 3.48 3.49 2.25 1.8 Tỷ lệ thanh toán nhanh ( Quick ratio) 1.45 2.4 1.35 1.02

Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho 3.1 5.15 4.5 5.3

Vòng quay các khoản phải thu 12.52 14.51 14.25 24.6

Kỳ thu tiền bình quân 28.9 25 26.1

Vòng quay tổng tài sản 0.21 1.25 1.46

Tỷ số kết cấu tài chính

Tỷ số nợ trên tổng tài sản ( hệ số nợ) 18.3% 21.33% 26.07% 33% Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: 24.24% 27.25% 35.26% 51%

Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

Tăng trưởng doanh thu thuần 25.26% 29.30% 48.42% 26.24% Tăng trưởng lợi nhuận gộp: 49.3% 32.39% 33.39%

Tăng trưởng lợi nhuận ròng 26.8% 90.26% 51.29% Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

(ROE)

26.27% 35.1% 45.27% 22.32%

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 20.98% 27.98% 33.57% 11.52%

Nhóm tỷ số giá thị trường

Tỷ số giá trên thu nhập (P/E) 12.4 13 8.96

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7132 6763 10251

Tỷ số giá trên giá trị sổ sách 3 3.5 4.1

Từ kết quả ở bảng trên ta thấy được nhóm tỷ số về khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm từ 2008 tới 2010 có xu hướng tăng trong năm 2009 và giảm vào 2010 tuy nhiên vẫn cao hơn bình quân ngành. Điều này chứng tỏ khả năng thanh khoản của công ty là khá tốt, doanh nghiệp có khả năng trả nợ nhanh cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp .

Trong nhóm chỉ tiêu hoạt động nhìn chung vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu của công ty đều thấp hơn bình quân ngành. Doanh nghiệp bán hàng tồn kho chậm và mức thu tiền mặt của công ty cũng chậm. Hai chỉ số này càng cao thì càng tốt đối với công ty tuy nhiên thì tới năm 2010 thì cả 2 chỉ số này đều giảm. ở đây phải chăng là dấu hiệu làm ăn sa sút của công ty. Vòng quay tài sản cố định của công ty nhìn chung là giảm cho thấy công ty đã chú trọng hơn vào việc đầu tư tài sản cố định.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty tăng dần trong 3 năm (2008: 18.3%, 2009: 21.33%, 2010: 26.07% ), trong khi đó bình quân ngành là 33%, điều này chứng minh công ty tài trợ cho tài sản cố định chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Cùng xu hướng đó thì tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lại đang tăng qua các năm , tới năm 2010 là 35.26% trong khi bình quân ngành là 52% chứng tỏ công ty có nguồn vốn tự có rất lớn. Tuy nhiên từ việc tăng chỉ số nợ ta thấy công ty đang vay nợ nhiều hơn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hay nói cách khác công ty đang tích cực sử dụng đòn bẩy tài chính.

Khả năng sinh lời của công ty cao so với các doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành. Trong năm 2010, ROE và ROA của công ty tương ứng là 45,27% và 33,57%, bình quân ngành lần lượt là 22,32% và 11,52%. Qua các năm 2 chỉ tiêu này càng ngày càng tăng . Kết quả đáng mừng này là do mức tăng trưởng doanh thu thuần của công ty không ngừng được cải thiện qua các năm : 2008: 25,26%, 2009: 29,30% và 2010:48,42%. Tuy nhiên một điểm trừ đối với công ty là mức tăng trưởng lợi nhuận gộp lại giảm nhanh qua các năm, từ 49,3% năm 2008 xuống còn 33,39% năm 2010. Cùng xu hướng đó mức giảm chóng mặt của tăng trưởng lợi nhuận ròng từ 90,26% năm 2009 xuống còn 51,29% năm 2010.

Với nhóm tỷ số giá thị trường thì đáng giá chung là tốt. P/E tuy giảm vào năm 2010 nhưng con số 8.96 vẫn là một con số rất hấp dẫn với nhà đầu tư. EPS thì tăng ngoạn mục vào năm 2010 càng khẳng định vị thế của cổ phiếu Vinamilk trên thị trường cổ phiếu

Xét một cách tổng thể thì tình hình tài chính của công ty là khá tốt. Các chỉ tiêu tài chính đều cho thấy một xu hướng lạc quan vào tương lai của công ty. Khả năng sinh lời của công ty cao, khả năng trả nợ ngắn hạn tốt và công ty có nguồn vốn chủ sở hữu lớn. Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của công ty, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2113,6 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. EPS đạt 5.904 đồng. So với kế hoạch năm 2011, Vinamilk hoàn thành 49% về doanh thu và 59% về lợi nhuận.

Bảng kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2 và 6 tháng năm 2011 (ĐV: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Quý 2 Thay đổi (%)

6 tháng đầu năm Thay đổi (%) 2011 2010 2011 2010

Doanh thu thuần 5420,4 3986,8 36% 9955,8 7236,8 38% Giá vốn hàng bán 3718,5 2621,7 42% 6744,6 4731,9 43%

Lợi nhuận gộp 1701,8 1365,1 25% 3211,2 2504,9 28%

Lợi nhuận HĐTC 115,8 87,5 32% 149,7 172,6 -13%

Lợi nhuận khác 26,6 50,7 -48% 101,7 108,8 -7%

Lợi nhuận sau thuế 1107,2 931,1 19% 2113,6 1747,8 21%

4.2.2. Mô hình điểm số Z

Năm 2008 2009 2010

Z 3.7685 4.2259 4.2124

Công ty Vinamilk là công ty dẫn đầu trên thị trường sữa tại Việt Nam do đó tình hình tài chính của công ty không chỉ ảnh hưởng tới các nhà đầu tư, các ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới toàn ngành sữa.Trong cả 3 năm thì điểm số Z của công ty đều lớn hơn 2.99 do đó công ty vẫn nằm trong khu vực an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Tính từ năm 2008 chỉ số Z tăng từ mức 3.7685lên mức 4.2259 rồi giảm nhẹ xuống 4.2124. Nguyên nhân ở đây có thể là do những biến động kinh tế bất thường của Việt Nam trong mấy năm trở lại đây. Đặc biệt là vụ sữa nhiễm melamine vào cuối năm 2008 và hiện nay vẫn đang làm nhức nhối các công ty, doanh nghiệp sản xuất chế biến sữa, gây xôn xao dư luận khiến mọi người cảnh giác hơn với các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức thu nhập tăng, chất lượng đời sống được nâng cao thì nhu cầu sữa lại trở thành một nhu cầu thiết yếu thường ngày của mọi lứa tuổi. Ngành sữa việt nam có triển vọng khá lạc quan trong tương lai..

Kết Luận

Từ việc phân tích hai mô hình trên ta thấy được vinamilk có tình hình tài chính rất tốt và ổn định qua các năm. Công ty có lượng vốn tự có lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành và rất ít vay nợ do đó nhóm phân tích đã không xét đến chỉ tiêu hệ số thanh toán lãi vay. Tuy nhiên công ty cũng đang dần tăng việc sử dụng đòn bẩy tài chính của mình. Ngoài ra mô hình điểm số Z cũng cho ta thấy một cái nhìn lạc quan về tương lai của công ty khi mà cả 3 năm 2008, 2009, và 2010 điểm số Z của công ty đều vượt ngưỡng an toàn và đang có xu hướng tăng. Thêm vào đó thì EPS của công ty khá cao và đang có xu hướng tăng rất hấp dẫn với các nhà đầu tư. Do đó, Vinamilk chính là một khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

Trong khoảng một thời gian ngắn để nghiên cứu về đề tài, nhóm phân tích không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình

- “Tín dụng ngân hàng” - Học viện ngân hàng

- “Ngân hàng thương mại” của GS. TS. Nguyễn Văn Tiến – Học viện ngân hàng – Xuất bản lần thứ 3/ 2009

- “Phân tích báo cáo tài chính” của TS. Phan Đức Dũng – Nhà xuất bản thống kê 2009

- The Z – score Bankruptcy Model: “Past, Present, and Future” của Edward I. Altman, 1977.

- “The use of Credit scoring Models and the Importance of a Credit Culture” của Edward I. Altman.

2. Báo cáo

- Báo cáo thường niên 2008 của Vinamilk. - Báo cáo thường niên 2009 của Vinamilk. - Báo cáo thường niên 2010 của Vinamilk.

- Báo cáo triển vọng ngành của công ty chứng khoán Thăng Long. - Báo cáo quý 2/2011 của Vinamilk.

3. Webs: - http://vinamilk.com.vn/ - :http://cafef.vn/hose/VNM-cong-ty-co-phan-sua-viet-nam.chn - http://docx.vn/tai-lieu/19082/Chi-so-Z-xep-hang-dinh-muc-tin- dung.tailieu - http://www.saga.vn/view.aspx?id=5493 4. Khác

- Thời báo kinh tế Việt Nam. - Tạp trí Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Vinamilk theo phương pháp cổ điển (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w