II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XNK CỦA CÔNG TY 1 Đặc điểm mặt hàng kinh doanh
2. Thị trường xuất nhập khẩu
Đối với bất kỳ công ty kinh doanh XNK nào thì thị trường là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Nhận biết được tầm quan trọng của thị trường và cùng với sự chuyển biến tích cực của hoạt động XNK Việt Nam, công ty MIMEXCO đã đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều khách hàng trên nhiều nước khác nhau. Ngoài các thị trường truyền
thống, công ty đã chú trọng tìm hiểu và mởi rộng thị trường mới ở hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể kể đến thị trường truyển thống của công ty là Malaixia, Trung Quốc, Nhật Bản... Trong tương lai công ty sẽ hướng ra và thâm nhập vào thị trường khu vực Châu á Thái Bình Dương và khu vực ASEAN. Việc đa dạng hoá thị trường giúp công ty tránh được rủi ro do yếu tố kinh tế chính trị văn hoá biến động đồng thời tận dụng được các thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, tăng khách hàng cho sản phẩm của mình.
2.1 Về thị trường xuất khẩu,
Ta có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 10: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU TRÊN CÁC THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 1999 - 2002 Tỷ trọng : % Đơn vị: USD Năm Thị trường 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Malaysia 3.045.589 32,2 3.057.697 45,15 3.931.380 48,68 2.235.260 46,72 TrungQuôc 3.917.300 41,4 3.382.971 49,95 4.027.215 49,86 2.548.740 53,28 NhậtBản 118.776 1,26 129.293 1,91 UK 111.281 1,64 58.781 0,728 Germany 59.014 0,732 Lào 1.429.366 15,1 Hà Lan 91.261 1,35 HồngKông 103.439 1,09 Anh 320.110 3,38 Nga 317.472 3,38 Ý 206.344 2,2 Tổng 9.458.405 100 6.772.504 100 8.076.390 100 4.784.000 100
Nguồn: Báo cáo hoạt động XNK các năm 1999 – 2002
Bảng trên cho thấy, thị trường xuất khẩu của công ty tập trung chủ yếu ở khu vực Châu á Thái Bình Dương. Đặc biệt tập trung ở hai thị trường Trung Quốc và Malaixia. Từ năm 1999 đến 2002 hai thị trường này luôn chiếm tỷ trọng
cao và tăng dần qua các năm. Tại Malaixia năm 1999 chiếm 32,2% nhưng đến năm 2001 đạt 49,55%. Tuy nhiên việc xuất khẩu sang thị trường này biến động không đều đó là năm 2002 chỉ chiếm 46,72% thấp hơn so với năm 2001 các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là Thiếc thỏi 99,75% chiếm trên 50% tổng kim ngạch. Tại Trung Quốc việc xuất khẩu sang thị trường này tăng đều qua các năm từ 41,4% ( năm 1999) lên 53,28% năm 2002. Thị trương này tiêu thụ chủ yếu hàng của công ty là quặng Cromite, quặng sắt, quặng Mangan. Có thể thấy rằng hai thị trường này tương đối ổn định qua các năm và là thị trường truyền thống của Công ty chiếm trên 80% kim ngạch xuất nhập khẩu và các mặt hàng truyền thống.
Bên cạnh hai thị trường lớn, công ty còn xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, UK, Anh, Nga... Tuy tỷ trọng không lớn nhưng cũng là những thị trường có triển vọng lâu dài và đem lại mức doanh thu cao.
Nhìn chung năm 1999 là năm mà công ty phát huy đưa tối đa lợi thế thị trường, mặt hàng của công ty đã thâm nhập tới cả thị trường Anh, Ý, Nga... làm mức doanh thu tăng trên 9 ngàn USD. Bước sang năm 2002 thì không còn được đa dạng nữa do thiếu hàng hoá hoặc thị trường này không ưu chuộng mặt hàng xuất khẩu nữa do họ tự cung tự cấp được. Trong tương lai, công ty vấn tiếp tục chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu nhiều hơn cùng tham gia vào khu vực toàn câù hoá.
Bảng 11: THỊ TRƯỜNG NK CỦA CÔNG TY CÁC NĂM 1999 - 2002. Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng TrungQuốc 26.400 2.18 179.570 36,53 14.019 18,69 80.350 12,46 Korea 81.000 81,31 Lào 1.174.850 96,96 312.000 63,47 165.000 25,58 Thái Lan 10.483 0,86 55.660 8,63 Nhật Bản 343.830 53,33 Tổng 1.211.733 100 491.570 100 75.019 100 644.840 100
Nguồn: Báo cáo hoạt động XNK của Công ty các năm 1999 - 2002
So với thị trường XK thì thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu được giới hạn trong phạm vi một số nước Châu á, Trung Quốc vẫn là thị trường chủ yếu cho công ty vừa XK vừa NK.
Năm 1999 là năm đánh dấu sự không ngừng của việc khai thác thị trường Lào. Trên thị trương này tỷ trọng NK chiếm 96.96% tổng kim ngạch NK tương ứng với 1174850 USD. Sang đến năm 2000 và 2002 thì tỷ trọng lại giảm xuống đặc biệt năm 2002 chỉ chiếm 25,58% bằng 26,38% so với năm 1999. Thị trường Trung Quốc tuy NK đều qua các năm nhưng tỷ trọng biến động không đều, cao nhất là vào năm 2000 đạt được 36,53%.
Ngoài hai thị trường trên còn có thị trường Korea, Thái Lan là hai thị trường phát triển có hệ thống công nghệ cao nên cùng là bạn hàng đối với công ty trong quan hệ đối tác lâu dài vào năm 2002 xuất hiện thêm thị trường NK Nhật Bản chiếm tỷ trọng 53,33% trong tổng kim ngạch NK. Đây là một bước phát triển lớn trong mối quan hệ bạn hàng cũng chính vì điều đó mà tổng giá trị NK năm 2002 đã tăng lên rất nhiều so với năm 2000, 2001 cụ thể bằng 1,3 lần so với năm 2000; 8,6 lần so với năm 2001.
Bất kỳ Công ty kinh doanh nào thì yếu tố đầu ra là rất quan trọng, đó là thị trường nơi diễn ra trao đổi mua bán tiêu thụ hàng hoá. Tuy mới thành lập nhưng phạm vi hoạt động của Công ty rất rộng lớn do có sự tìm hiểu, phân tích thâm nhập thông qua thông tin thu thập được và qua sự giới thiệu môi giới của các bạn hàng truyền thống. Thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường Châu Á - Thái Bình Dương trong đó nổi bật là một số thị trrường như: Malayxia, Trung Quốc, Lào, Nhật Bản, Thái Lan . Đó là thị trường truyền thống có mức tiêu thụ khá cáo. Khách hàng ở thị trường này rất ổn định và có độ tin cậy cao tạo nên sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong tương lai Công ty từng bước thâm nhập vào một số thị trường Châu Mỹ, EU để phân tán rủi ro khi có sự khủng hoảng ở một thị rường nào đó, đây là bài học được rút ra từ bài học của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời có sự lựa chọn đối tác thích hợp sao cho có hiệu quả nhất.
Có thể nói rằng thị trường tiêu thụ của Công ty khá rộng có mối quan hệ mật thiết với hơn 10 Công ty ở các quốc gia khác nhau tạo thế vững chắc và ổn định cho việc xuất khẩu hàng hoá, đồng thời có thể nhập khẩu từ thị trường đó những trang thiết bị hiện đại phục vu cho công cuộc khai khoáng, xây dựng tiêu dùng trong nước.
Đối với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Malayxia, Trung Quốc hàng năm xuất khẩu sang thị trường này từ 500 - 800 MT thiếc thỏi và quặng sắt. ngoài ra còn có thị trường Nhật Bản, Hà Lan . . . hàng năm tiêu thụ từ 200 - 3000MT.
Về thị trưòng nhập khẩu tập trung chủ yếu là Lào, Nhật Bản, Trung Quốc . . . Hàng năm trung bình đạt trên 75000 USD cải thiện cán cân XNK đồng thời thu được một khoản lợi nhuận khá lớn và phục vụ tốt hơn trong việc khai thác khoáng sản.
Có thể nói thị trường hoạt động của Công ty khá rộng và tương đối ổn định đặc biệt là thị trường đầu ra (thị trường xuất khẩu) trong quá trình kinh doanh
XNK của Công ty từ đó tạo sự ổn định về doanh thu và số lượng hàng hoá bán ra hàng năm.