1 2001 1.470,95 1.231,77 83,74 2 2002 2.147,86 1.825,04 84,97 3 2003 3.585,66 2.840,55 79,22 4 2004 3.866,97 3.312,83 85,67 5 2005 4.323,20 3.565,77 82,48 6 2006 4.765,00 4.389,91 92,13 7 2007 5.142,00 4.526,00 88,02 Tổng 25.301,64 12.691,87 85,73
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Qua bảng I.11, ta thấy tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư phát triển là tương đối đồng đều qua các năm. Năm có tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn huy động cao nhất là năm 2006 với mức 92,13% và năm có tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn huy động đạt mức thấp nhất là năm 2003 với 79,22%. Tuy nhiên nhìn chung thì tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 80-90%.
Khối lượng vốn đầu tư phát triển thực hiện tăng lên khá đều đặn qua các năm. Khối lượng vốn thực hiện đạt mức thấp nhất là năm 2001 với 1.231,77 tỷ đồng và đạt mức cao nhất là vào năm 2007 với 4.526,00 tỷ đồng (Xem biểu I.10).
Biểu I.10: Khối lượng thực hiện vốn đầu tư tại Phú Thọ giai đoạn 2001-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Xét theo cơ cấu nguồn vốn thì tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư giai đoạn 2001-2007 có thể chia ra làm hai nhóm (Xem biểu I.11).
Biểu I.11: Tình hình thực hiện vốn đầu tư Phú Thọ (2001-2007) theo nguồn vốn
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Nhóm thứ nhất có tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư cao gồm có vốn đầu tư của dân cư, tư nhân và vốn đầu tư qua ngân sách tỉnh (đã bao gồm cả vốn ODA). Trong giai đoạn 7 năm, tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư trung bình của vốn đầu tư của dân cư, tư nhân đạt cao nhất, bằng 98,5%. Kế đến là nguồn vốn đầu tư qua ngân sách tỉnh với tỷ lệ thực hiện trung bình là 97,0%. Nhóm thứ hai có tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư thấp gồm có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư là 57,3% và nguồn vốn đầu tư qua ngân sách Trung Ương (đầu tư từ Bộ, Ngành, doanh nghiệp nhà nước) với tỷ lệ tương ứng là 57,3%.
Mặc dù nhóm thứ hai có tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư đạt mức thấp song do tỷ trọng vốn đầu tư của nhóm thứ hai này thấp hơn rất nhiều so với nhóm thứ nhất nên xét về tổng thể thì tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư trong giai đoạn 2001-2007 vẫn đạt mức cao.