Tư tưởng về thực hành dân chủ trong Đảng.

Một phần của tài liệu a (Trang 37 - 43)

Bác Hồ định nghĩa Dân chủ rất đơn giản và gần gũi với nhân dân đó là Dân chủ là nhân dân là chủ và được làm chủ . Như vậy là dân chủ, rất đơn giản, và dễ hiểu, không mang tính triết lí sâu xa. Theo Người Dân làm chủ là mọi quyền hành, mọi lực lượng là ở dân. Nhân dân thực sự tham gia quản lý Nhà nước.

Do đó Đảng lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo chính quyền nhà nước thì cần phải thiết lập và củng cố quyền làm chủ của dân, để mọi quyền lực phải thuộc về dân. Trái với điều đó, Đảng sẽ trở thành Đảng đối lập với dân, đứng trên dân, trên pháp luật; còn đảng viên, cán bộ của Đảng sẽ trở thành những “ông quan cách mạng”, những kẻ “vinh thân phì gia”, vì quyền lợi ích kỷ của bản thân, gia đình, dòng họ do vậy Đảng phải thực hành dân chủ. Thực hành dân chủ để Dân làm chủ. Và cũng là đảm bảo cho sự thắng lợi của Cách mạng và sự tồn vong của Đảng.

Để thực hành dân chủ trong nhân dân thì trước hết Đảng phải thực hành dân chủ

trong Đảng một cách rộng rãi và thực sự trành các tình trạng hình thúc chiếu lệ. Và thực hành dân chủ phải thường xuyên.

Và trong Di chúc Người nói rất ngắn về dân chủ trong Đảng : “Trong Đảng thực

hành dân chủ rộng rãi và thường xuyên”. [14] (

Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000,

t.12 tr. 510

Tuy Người nói rất ngắn gọn về thực hành dân chủ trong Đảng song lại rất đầy đủ

và ý nghĩa. Về thực hành dân chủ trong Đảng, thục hành dân chủ trong đảng đòi hỏi phải thực sự, trành hình thức và phải được thường xuyên như vậy sẽ phát huy sức mạnh của toàn thể Đảng viên để mỗi đảng viên sẽ là một người chiến sĩ cộng sản đấu tranh

KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG

TRẦN VĂN HOÀI LỚP XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CQNN K28

13

13

đảng, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng nhân lạo khỏi áp bức bất công, xây dựng xã hội mới tốt đẹp không có người áp bức bóc lột người.

3.4, Tư tưởng về tự phê bình và phê bình trong Đảng.

Đối với công tác xây dựng Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập rất nhiều nội dung từ việc khẳng định Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và không ngừng phấn đấu nâng cao tính chất giai cấp công nhân của Đảng; và đã là Đảng của giai cấp công nhân thì phải lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, nhưng dân chủ phải đi đôi với kỷ luật. Để giữ vững kỷ luật của Đảng Người căn dặn: cán bộ, đảng viên phải thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình được Người đặc biệt quan tâm.

Phê bình và sữa chữa, tự phê bình và phê bình được Người đề cập ở rất nhiều bài nói bài viết của mình. Ngay trong Di chúc cuối đời của mình Người cũng đề cập tới vấn đề Phê bình và tự phê bình : “ Nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để

củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau

.

.”[15] (

t.12 tr. 510

)

Người coi “Tự phê bình và phê bình” cũng như cơm ăn, nước uống, như không khí để thở của người cách mạng. “Ngày nào cũng phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho

khỏi bẩn, thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi sai lầm”.[16] (

Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB CTQG, HN, 2000,

t.6 tr. 221

)

Nghĩa là tự phê bình phải thường xuyên và nghiêm chỉnh thực hiện, chứ không

phải chờ khi khai hội mới tự phê bình, không phải khi làm khi không, phê bình thực sự chứ không phải là hình thức, chiếu lệ chung chung.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã quán triệt quan điểm của Người: “Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan

thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” [17](

Hồ Chí Minh,

Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, t.5, tr.261 )

KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG

TRẦN VĂN HOÀI LỚP XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CQNN K28

14

14

Không chỉ coi trọng phê bình và tụ phê bình, Người còn luôn nhắc nhở cán bộ Đảng viên trong quá trình phê bình và tự phê bình thì cần có cái tâm trong sáng hơn. Phê bình là giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và giúp đảng ta trong sạch, vũng mạnh hơn. Bác Hồ cặn dặn mỗi Đảng viên là :“Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa

chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ” [18].(

Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2000, t.5, tr. 232 )

Do vậy phê bình và tự phê bình tốt thì sẽ là điều kiện, là quy luật phát triển của

Đảng, là biện pháp để củng cố và phát triển sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, giữ vững và phát huy sức mạnh của Đảng ta.

Một phần của tài liệu a (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w