II. Một số kiến nghị đối với nhà nước
2. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu
Cho đến nay, mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước đã cố gắng nhiều để dần dần hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu nhưng vẫn còn một số tồn tại do nguyên nhân khách quan và chủ quan, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung cũng như của Prosimex nói riêng. Do vậy, để tạo thuận lợi cho hoạt động này, trong thời gian tới Nhà nước cần tiến hành những công việc sau:
+ Đơn giản hoá, bỏ bớt một số khâu không cần thiết gây phiền hà trong thủ tục nhập khẩu. Hiện tại có quá nhiều công ty quan tham gia vào hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, ngoài Hải quan còn có các cơ quan quản lý của ngành, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý địa phương.... Đôi khi giữa những bộ phận này có sự chồng chéo lẫn nhau trong việc quản lý và hoạt động theo những nguyên tắc không nhất quán gây nhiều khó khăn cho các đơn vị thương mại. Nên chăng, Nhà nước cần xây dựng một mô hình quản lý thống nhất để giảm bớt gánh nặng thủ tục cho doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh. Đồng thời Nhà nước cần bổ sung vào cơ quan Hải quan những cán bộ có trình độ chuyên môn về kỹ thuật và máy móc hiện đại để rút ngắn thời gian kiểm tra hàng hoá thiết bị nhập khẩu. Vấn đề này liên quan đến khâu đăng kiểm và kiểm hoá của các đơn vị quản lý xuất nhập khẩu. Đối với những mặt hàng cũ thì không có khó khăn gì nhưng đối với những mặt hàng mới thì công tác kiểm hoá làm mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là những hàng hoá chưa được hợp chuẩn về các chỉ tiêu thông số kỹ thuật do sự thiếu cập nhật thông tin của các cơ quan chức trách và quy tắc hợp chuẩn của ta chưa nhất quán theo quy tắc nào cả (của EU, của Mỹ, của
Nhật Bản). Bên cạnh đó Nhà nước cần quan tâm làm trong sạch đội ngũ cán bộ Hải quan.
+ Về thuế nhập khẩu: Nhà nước cần điều chỉnh lại thuế nhập khẩu như giảm dần mức thuế, hoàn thiện biểu thuế cụ thể, chính xác cho từng loại mặt hàng nhập khẩu để công ty có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình một cách chủ động.3. Tăng cường công tác quản lý ngoại tệ để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu.
Một khó khăn cho Prosimex hiện nay là nguồn vốn ngoại tệ còn rất hạn chế, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Prosimex cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu khác, Nhà nước có thể tiến hành:
+ Xem xét, phân bổ cho các doanh nghiệp như Prosimex vốn ngoại tệ nhiều hơn.
+ Nhà nước có thể nới lỏng quan hệ trao đổi ngoại tệ giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Điều này giúp họ tận dụng được ngoại tệ nhàn rỗi của nhau, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
+ Bên cạnh đó, Nhà nước cần giữ cho tỷ giá hối đoái ổn định ở một mức hợp lý, tránh những xáo động bất thường và không kiểm soát được của tỷ giá. Việc bình ổn tỷ giá của Nhà nước sẽ tạo tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
4. Nhà nước nên hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu. + Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu như: cho vay vốn với lãi suất thấp, trong thời gian dài
+ Nhà nước có thể chỉ đạo để các Ngân hàng bảo lãnh cho các đơn vị nhập khẩu có thể vay được những khoản lớn từ các hãng sản xuất nước ngoài dưới hình thức trả chậm. Điều này đặc biệt quan trọng khi các đơn vị phải tiến
hành những kế hoạch phân bổ quá lớn với khả năng của mình. Nhờ vậy, các đơn vị nhập khẩu như Prosimex có thể hoạt động dễ dàng và an toàn hơn.
+ Nhà nước có thể đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp được vay với số vốn lớn để doanh nghiệp không phải thế chấp tài sản, từ đó doanh nghiệp sẽ có đủ vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu.
+ Nhà nước nên khuyến khích các ngân hàng góp vốn với các doanh nghiệp để hợp tác kinh doanh.
5. Nhà nước nên tổ chức thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp.
Thông tin ngày nay có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh .Chính vì thế Nhà nước cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp về tình hình kinh tế trong và ngoài nước, những biến động của thị trường, những dự đoán về tình hình biến động đó.... để các doanh nghiệp nhập khẩu có thể đưa ra kế hoạch kinh doanh nhập khẩu hợp lý ,tránh rủi ro.
Nhà nước có thể thành lập các tổ chức thông tin kinh tế ở các đại sứ quán để doanh nghiệp có thể thu thập thông tin cần thiết về thị trường, sản phẩm, giá cả ở các quốc gia mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá. Đồng thời Nhà nước có thể xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về những hàng hoá sản phẩm chuyên ngành.
KẾT LUẬN.
Vấn đề "Nâng cao hiệu quả kinh doanh" nhập khẩu nói riêng và kinh doanh nói chung là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và của toàn xã hội. Đây thực sự là đề tài rộng lớn và phức tạp mà để giải quyết nó không những phải có trình độ hiểu biết, năng lực, kiến thức rộng lớn mà còn đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm thực tế cọ xát trên thương trường.
Bằng những kiến thức tích luỹ được trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Cộng với thời gian vừa qua trực tiếp khảo sát thực tế tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (Prosimex) – Bộ Thương mại, kết hợp với việc tham khảo một số sách vở, tài kiệu, em đã hoàn thiện đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex – Bộ Thương mại" với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà.
Với thời gian thực tập có hạn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế. Cho nên bản chuyên đề này còn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp bổ sung ý kiến của các thầy cô giáo.
Hà nội ngày 31 tháng 5 năm 2003. Sinh viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế học quốc tế - GS. PTS. Tô Xuân Dân - NXB Thông kê năm 1999
2. Giáo trình kinh tế thương mại và dịch vụ - PGS. PTS. Đặng Đình Đào - NXB Thông kê năm 1997
3. Giáo trình kinh doanh quốc tế - TS. Nguyễn Thị Hường - NXB Thông kê năm 2000
4. Giáo trình quản trị dự án đầu tư nước ngoài - TS. Nguyễn Thị Hường - NXB Thông kê năm 2001
5. Giáo trình Marketing quốc tế - PTS. Nguyễn Cao Vân - NXB Giáo dục năm 1999
6. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh - ĐH KTQD.
7. Quản trị Kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp – Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật năm 1997
8. Báo cáo tài chính của Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (Prosimex) – Bộ Thương mại.
7. Một số số liệu về Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (Prosimex) - Bộ Thương mại.
MỤC LỤC
Lời nói đầu...1
Chương I: Những lý luận cơ sở về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu...3
I. Khái quát về hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường ...3
1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu ...3
1.1. Khái niệm...3
1.2. Đặc điểm...4
2. Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu ...4
3. Các hình thức nhập khẩu ...5
3.1. Nhập khẩu uỷ thác...6
3.2. Nhập khẩu tái xuất...6
3.3. Nhập khẩu đổi hàng...7
3.4. Nhập khẩu tự doanh...8
3.5. Nhập khẩu liên doanh...9
3.6. Một số hình thức khác...10
II. Hiệu quảkinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá...10
1. Hiệu quả kinh doanh ...10
1.1. Khái niệm, bản chất hiệu quả kinh doanh ...10
1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh ...14
1.2.1. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân...14
1.2.2. Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp...15
1.2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối...16
1.2.4. Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài...16
2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ...17
3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh ...18
3.1. Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng...18
3.2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật là điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu ...19
3.3. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải
không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu ...20
3.4. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng chính là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động ...20
4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ...21
4.1. Hiệu quả tổng hợp tuyệt đối...21
4.2. Hiệu quả tổng hợp tương đối...21
4.3. Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận...22
4.4. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế - xã hội...25
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ...25
5.1. Các nhân tố khách quan...25
5.2. Nhân tố chủ quan...30
Chương II: Hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (Prosimex)- Bộ Thương mại ...32
I. Giới thiệu khái quát về Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (Prosimex) - Bộ Thương mại ...32
1. Giới thiệu chung về công ty...32
2. Hệ thống tổ chức của Công ty...35
3. Hoạt động của Công ty...38
4. Tình hình nhân sự...40
5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex II. Phân tích đánh giá hiệu quả nhập khẩu của Công ty...42
1. Khái quát về hoạt động nhập khẩu của Công ty Prosimex...42
2. Phân tích đánh giá hiệu quả nhập khẩu của Công ty...45
3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty...51
3.1. Những kết quả đạt được...51
3.2. Những tồn tại và hạn chế...53
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu
(Prosimex) - Bộ Thương mại ...56
I. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới...56
1. Định hướng chiến lược phát triển của Công ty...56
2. Định hướng mở rộng thị trường bạn hàng và các mặt hàng...57
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công t sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại ...60
1. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nhập khẩu và thị trường xuất bán trong nước...60
1.1. Đối với thị trường nhập khẩu ...60
1.2. Đối với thị trường xuất bán trong nước...62
2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu ...63
2.1. Giải quyết tốt mối quan hệ với ngân hàng ...63
2.2. Tăng cường liên kết liên doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu ...64
3. Nhóm giải pháp tín dụng thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu ...64
4. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện kinh doanh nhập khẩu và hợp lý hoá cơ cấu mặt hàng nhập khẩu ...65
4.1. Lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý...65
4.2. Hợp lý hoá cơ cấu mặt hàng nhập khẩu ...66
4.3. Chú trọng nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh ...66
3.3. Quy định chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng...66
5. Nhóm biện pháp về tổ chức cán bộ...66
II. Một số kiến nghị đối với nhà nước...68
1. Tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế...68
2. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu ...68
3. Nhà nước nên hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu ...70
4. Nhà nước nên tổ chức thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp ...71
Kết luận...72