V- GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2- NHÓM KỸ NĂNG XÃ HỘ
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 3 NHÓM KỸ NĂNG QUẢN LÝ BẢN THÂN
3- NHÓM KỸ NĂNG QUẢN LÝ BẢN THÂN
+ Phòng chống stress.
+ Vượt qua lo lắng, sợ hãi. + Khắc phục sự tức giận. + Quản lý thời gian.
+ Nghỉ ngơi tích cực. + Giải trí lành mạnh.
Trong chương trình dạy kỹ năng sống, không có khái niệm “vâng lời”, chỉ có khái niệm “lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ”.
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”.
Công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ không tạo ra lớp công dân chỉ biết “biết nghe lời”.
Giáo dục KNS cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách cho trẻ cho đến tuổi trưởng thành. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TỪ LỨA TUỔI NÀO ?
Có thể bắt đầu giáo dục KNS từ tiểu học, thậm chí còn có thể ở tuổi mầm non. Bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách.
Việc làm quen với các môn học về kỹ năng sống như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức, thậm chí là giải quyết các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội, vấn đề môi trường, hoả hoạn, và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống... sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống.
Điều quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em. Giáo dục trẻ tự tin
Học kỹ năng sống cũng giống như học bơi, muốn biết bơi thì phải xuống nước tập bơi chứ không thể đứng trên bờ nhìn mà biết được (thông qua việc học sinh được trực tiếp trải nghiệm).
Để rèn luyện kỹ năng sống, nên cho các em chơi những trò chơi tương tác, những trò chơi dân gian để các em rèn luyện tính tập thể, khả năng làm việc nhóm; cho các em đi thăm quan các di tích lịch sử, thăm quan thắng cảnh; tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường; tham gia các trò chơi vận động, trò chơi đối kháng để từ đó xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm.
Kỹ năng sống sẽ được hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong chính những môi trường hoạt động cụ thể như vậy chứ không phải chỉ từ những bài giảng trên lớp. Nếu chỉ từ những bài giảng, các em không thể tự hình thành kỹ năng sống cho mình mà chỉ có thể hình dung chung về nó.