Chiến lược “chiến tranh đặc biệ t" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam

Một phần của tài liệu VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHÔNG Mĩ CỨU NƯỚC (1954 - 1975) (Trang 52 - 55)

V- Miền Nam chiến đấu chổng chiến lược "chi ến tranh đặc biệt” (1961 – 9651)

1. Chiến lược “chiến tranh đặc biệ t" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam

Việt Nam

Keunơđi lên cầm quyền từ ngày 20-1-1961 trong tình hình thế giới có nhiều chuyển biến lớn. Đó là lúc hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc cũng như phong trào công nhân quốc tế có những bước phát triển có lợi cho lực lượng cách mạng. Chiến lược toàn cầu "Trả đũa ồ ạt" từ sau khi triển khai liên tiếp gặp thất bại: Năm 1954, Pháp - Mĩ thất bại ở Điện Biên Phủ; năm 1958, chính phủ thân Mĩ ở bắc bị lật đổ; năm 1959, cách mạng Cu Ba thắng lợi; cuối năm 1959 đầu năm 1960, phong trào "đồng khởi" của nhân dân miền Nam bùng nổ và thắng lợi to lớn...

Tất cả tình hình trên buộc đế quốc Mĩ phải thay đổi chiến lược toàn cầu. Về chính trị, Keunơđi đề ra "Chiến lược vì hoà bình" nhằm chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa, chia rẽ mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với lực lượng xã hội chủ nghĩa và lực lượng độc lập dân tộc.

Về quân sự, Kennơđi chuyển sang chiến lược "Phản ứng linh hoạt", với ba loại hình chiến tranh tương ứng ba mức độ phản ứng: "Chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ" và "chiến tranh tổng lực". Chiến tranh đặc biệt là loại hình chiến tranh đặc thù

của chủ nghĩa thực dân mới Mĩ. Mục đích của nó là chống lại chiến tranh du kích, chiến tranh giải phóng. Hình thức của nó là phối hợp đầy đủ các hoạt động quân sự, chính trị, kinh tế và tâm lí.

Ngày 8-5-1961, Tổng thống Kennơđi phê chuẩn chính sách đối với Việt Nam do Hội đồng An ninh quốc gia Mĩ soạn thảo. Đến ngày 13-5-1961, bản thông cáo chung Giôn xơn - Diệm được kí kết, chính thức xác nhận những chủ trương, biện pháp đã được Keunơđi phê chuẩn, với nội dung cơ bản là: Tăng cường viện trợ kinh tế và lực lượng cố vấn quân sự cho miền Nam, phát triển ngụy quân, đẩy mạnh bình định chống du kích,

ra sức phá hoại bằng biệt kích ở miền Bắc Việt Nam.

Tháng 6-1961, Stalây (Tiến sĩ thuộc Viện Nghiên cứu Stanfort) được cử sang Sài Gòn với nhiệm vụ thị sát tình hình, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch của Mĩ. Tiếp đó, Taylo (Đại tướng, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mĩ ) cũng được phái sang miền Nam Việt Nam nghiên cứu tình hình, đề xuất ý kiến bổ sung cho kế hoạch Stalây, hợp thành một kế hoạch hoàn chỉnh mang tên: Kế hoạch Stalây - Taylo. Kế hoạch Stalây - Taylo, được Tổng thống Keunơđi phê chuẩn ngày 14-11-1961, có nội dung chủ yếu tương tự với bản thông cáo chung Giôn xơn - Diệm, nhưng được cụ thể hoá bằng ba bước thực hiện:

- Bước 1, dự kiến trong vòng 18 tháng (từ giữa năm 1961 đến cuối năm 1962) tập trung dồn dân vào 16.000 ấp chiến lược, cơ bản hoàn thành bình định miền Nam, đồng thời gây cơ sở gián điệp ở miền Bắc.

- Bước 2, trong năm 1963, tập trung khôi phục nền kinh tế miền Nam, tiếp tục hoàn tất chương trình bình định, tăng cường thêm lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành các hoạt động gây rối, phá hoại miền Bắc.

- Bước 3, tập trung vào việc phát triển kinh tế miền Nam và tiến công miền Bắc.

Với mục đích cốt lõi nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng, Kế hoạch Stalây - Tay lo được thực hiện theo ba biện pháp cơ bản:

- Tăng cường lực lượng ngụy quân và phương tiện chiến tranh hiện đại, chủ yếu dùng chiến thuật "Trực thăng vận" và thiết xa vận" để nâng cao tính cơ động cho quân ngụy.

- Dồn dân lập ấp chiến lược. Củng cố ngụy quyền và đô thị. - Ngoài ra, chúng còn ra sức ngăn chặn biên giới và kiểm soát ven biển nhằm cắt đứt sự chi viện của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam.

Tháng 4-1961, ngụy quyền Diệm tổ chức miền Nam thành 4 vùng chiến thuật do các viên tướng cầm đầu cả về quân sự và hành chính. Chúng tăng cường bắt lính, phát triển ngụy quân từ 15 vạn quân chính quy (năm 1960) lên 36,2 vạn (năm 1962) chưa kể 17,4 vạn trong lực lượng bảo an và 128 đại đội dân vệ ở khắp các ấp, xã. Bên cạnh đó, từ tháng 5-1961, Mĩ đưa vào miền Nam hơn 400 tên lính thuộc lực lượng đặc biệt và 100 cố vấn quân sự, 1.600 Fhuyên gia giúp chính quyền Diệm mở rộng, cải tổ quân ngụy, đưa tổng số quân Mĩ ở miền Nam từ 1.077 tên (1960) lên 10.960 tên (1962).

Ngày 8-2-1962, Bộ chỉ huy quân sự Mĩ được thành lập tại Sài Gòn do Tướng Hackin chỉ huy, gọi tắt là MACV, thay cho phái đoàn viện trợ quân sự Mĩ (MAAG) trước đó. Viện trợ Mĩ cũng tăng dần, từ 321,7 triệu đôla (có 80 triệu đôla vũ khí) trong tài khoá 1961 - 1962, lên 675 triệu đôla (có 100 triệu đôla vũ khí) trong tài khoá 1962 – 1963 ấp chiến lược được Mĩ - ngụy coi là quốc sách, là xương sống của chiến lược "chiến tranh đặc biệt", là biện pháp cơ bản để thực hiện "bình định " miền Nam.

Với quốc sách ấp chiến lược, Mĩ - ngụy nhằm tách nhân dân miền Nam ra khỏi lực lượng cách mạng, cô lập và tiến tới bao vây, tiêu diệt lực lượng cách mạng theo kiểu "tát nước bắt cá ".

Để thực hiện quốc sách ấp chiến lược, Mĩ -ngụy tiến hành những cuộc càn quét, dồn dân với sự chi viện, yểm trợ của hoả lực và hậu cần của Mĩ bằng các chiến thuật “trực thăng vận ", thiết xa vận ". Cùng với việc dồn dân, chúng thực hiện rào làng,

xây bết, bắt lính, tổ chức bảo an, dân vệ, lùng sục, bắt bớ, đánh phá cơ sở cách mạng.

Đi đôi với biện pháp dồn dân lập ấp chiến lược, Mĩ - ngụy còn cho máy bay rải chất độc hoá học, ném bom phát quang các vùng căn cứ cách mạng, các đường hành lang dọc Trường Sơn và khu giới tuyến quân sự tạm thời. Mặt khác, chúng tung các toán biệt kích vào các tỉnh khu IV và Tây Bắc để tiến hành các hoạt động phá hoại miền Bắc.

Tóm lại, "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng lực lượng ngụy quân do Mĩ trực tiếp tổ chức, trang bị và huấn luyện, do cố vấn quân sự Mĩ chỉ huy. Với chiến lược "chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mĩ không chỉ nhằm đàn áp, tiến tới tiêu diệt lực lượng cách mạng, thực hiện "bình định miền Nam, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới, tiến công xâm lược miền Bắc, mà còn nhằm âm mưu dùng miền Nam làm nơi thí điểm để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

2- Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ

Một phần của tài liệu VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHÔNG Mĩ CỨU NƯỚC (1954 - 1975) (Trang 52 - 55)