Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975 Những sự kiện quân sự.

Một phần của tài liệu CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤUCHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC (1965 - 1973) (Trang 39 - 48)

Nam cùng với quân và dân Campuchia tiếp tục tiến công tiêu diệt địch.

Chiến thắng Cánh Đồng Chum và việc giải phóng Atôpơ, Xaravan ở Lào cùng với việc giải phóng Đông Bắc Campuchia trong nửa đầu năm 1970 có ý nghĩa rất to lớn. Nó tạo nên một địa bàn chiến lược liên hoàn rộng lớn, nối liền miền Bắc Việt Nam với Thượng Lào và Trung - Hạ Lào, với miền Tây Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ, Đông Bắc Campuchia, hình thành một thế trận vững chắc chưa từng có cho cách mạng ba nước. Trên thực tế, Đông Dương trở thành một chiến trường thống nhất. Đó cũng là thất bại nặng nề của đế quốc Mĩ trong âm mưu

"dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương". Do những

thất bại nặng nề trên chiến trường ba nước trong năm 1970, đế quốc Mĩ và tay sai ngày càng rơi vào thế sa lầy trong cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, đế quốc Mĩ tiếp tục lao vào cuộc phiêu lưu quân sự mới, hi vọng nhờ đó thoát khỏi tình hình bế tắc.

Đầu tháng 2-1971, với lực lượng 45.000 quân, Mĩ - ngụy mở cuộc hành quân chiến lược lớn mang tên "Lam Sơn - 719" đánh

lên khu vực biên giới Đường 9 - Nam Lào. Đây là cuộc hành quân điển hình của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh". Thông qua cuộc hành quân này, Mĩ - ngụy nhằm mục đích:

- Phá hành lang chiến lược của ta, "bóp nghẹt từ cuống họng" đường chi viện vào Nam.

- Tập dượt quân ngụy Sài Gòn trong việc thực hiện công thức

"bộ binh ngụy + hoả lực Mĩ" của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" bằng cách đưa quân ngụy đối chọi với quân chủ lực của ta tại một chiến trường rừng núi tiếp giáp với miền Bắc Việt Nam.

- Lập một phòng tuyến ngăn chặn cắt đôi Đông Dương, tạo cho chúng một thế mạnh ở miền Nam, uy hiếp miền Bắc, hỗ trợ cho "chiến tranh đặc biệt tăng cường" ở Lào và "Khơ me hoá

chiến tranh" ở Campuchia.

Trước âm mưu và hành động của địch, chủ trương của Đảng ta là: tập trung lực lượng, kiên quyết tiêu diệt thật nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mĩ - ngụy, bảo vệ bằng được con đường chi viện cho các tiền tuyến, phối hợp với các chiến trường, với nhân dân các nước Lào và Campuchia, đập tan hành động phiêu lưu quân sự của đế quốc Mĩ, tiến lên giành toàn thắng cho chiến dịch.

Do nắm đúng ý đồ, dự đoán đúng kế hoạch hành quân của địch, nên chúng ta đã chuẩn bị một kế hoạch tác chiến chu đáo. Nhờ đó, sau hơn 40 ngày đêm chiến đấu (8-2 - 23-3-1971), quân và dân hai nước việt Nam và Lào đập tan cuộc hành quân của địch, tiêu diệt và bắt 23.000 tên, bắn rơi và phá huỷ gần 500 máy bay...

Thắng lợi trên Mặt trận Đường 9 - Nam Lào có ý nghĩa chiến lược to lớn, mở ra khả năng hiện thực đánh bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", làm sa sút nghiêm trọng tinh thần chiến

đấu của binh sĩ Mĩ - ngụy. Thắng lợi này cũng bảo vệ được tuyến "Đường mòn Hồ Chí Minh " cùng với toàn bộ hành lang

chiến lược của ta.

Cùng với Mặt trận Đường 9 - Nam Lào, trên chiến trường hai nước bạn, Mĩ - ngụy cũng liên tục bị tiến công và phản công. Ở Thượng Lào, ngày 13-2-1971, quân và dân Lào tiến công Long Chẹng - căn cứ biệt kích của CIA và Vàng Pao; ở Hạ Lào, ngày 10-3, lực lượng cách mạng đuổi địch rút chạy khỏi đông nam cao nguyên Bôlôven; sau đó đánh thẳng vào Pắc Soòng, Bản Nhích, giải phóng hoàn toàn cao nguyên Bôlôven ( 15-5 - 11-6- 1971).

Trên chiến trường Campuchia, lực lượng cách mạng áp sát Phnôm Pênh, tiến công sân bay Pôchentông, phá huỷ nhiều máy bay địch. Thắng lợi lớn nhất là chiến dịch phản công Đường số 7, đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân "Toàn thắng 1-71" của

23.000 quân ngụy Sài Gòn dưới sự yểm trợ của không quân Mĩ vào vùng giải phóng Đông Bắc Campuchia (4-2 - 4-3-1971). Mở cuộc hành quân này, Mĩ - ngụy nhằm bao vây tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng chủ lực của ta; phá huỷ căn cứ cách mạng, kho tàng, giao thông; giải toả Đường số 7, lập tuyến ngăn chặn ở Đông và Đông Bắc Campuchia. Địch coi đây là một mũi phối hợp quan trọng với cuộc hành quân "Lam Sơn -

719 " trên mặt trận Đường 9 -Nam Lào. Bị chủ lực của ta cùng

với quân và dân Campuchia tiến công liên tiếp, địch phải bỏ dở cuộc hành quân trong tháng 3-1971.

Thất bại nặng nề ở Đường 9 - Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, quân ngụy Sài Gòn bộc lộ sự bất lực trong vai trò xung kích trên bán đảo Đông Dương. Tình hình chiến sự cũng làm cho chính quyền Níchxơn nhận thấy cần phải đẩy mạnh xây dựng quân ngụy Phnôm Pênh có khả năng đứng vững và đối phó được với phong trào cách mạng Campuchia, tạo điều kiện để rút bớt quân ngụy Sài Gòn về miền Nam và do đó mới có thể rút thêm quân Mĩ về nước.

Với ý đồ đó từ 20-8-1971, đế quốc Mĩ huy động khoảng 20.000 quân ngụy Phnôm Pênh, có sự yểm trợ của không quân Mĩ và ngụy Sài Gòn, mở cuộc hành quân "Chenla 2", nhằm lấn chiếm vùng giải phóng, chia cắt chiến trường Campuchia thành nhiều khu vực để tiện "bình định" gom dân, cắt đường hành lang của ta từ đông sang tây. Đây là cuộc hành quân đầu tiên và lớn nhất của quân ngụy Phnôm Pênh trong chiến lược "Khơme hoá chiến tranh" của Mĩ.

Quân chủ lực ta cùng với quân giải phóng Campuchia tiến công mạnh, tiêu diệt nhiều địch. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, ngụy quyền Phnôm Pênh phải ra lệnh tàn quân rút khỏi Đường số 6. Ngày 2-12, cuộc hành quân "Chenla 2 " kết thúc bằng cuộc tháo chạy của quân ngụy Phnôm Pênh ra khỏi những mục tiêu chúng vừa chiếm đóng và bị loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 12.000 tên. Âm mưu "Khơme hoá chiến tranh" của Mĩ bị giáng

một đòn mạnh. Vùng giải phóng Campuchia được mở rộng với khoảng 80% đất đai và 60% dân số. Những thắng lợi quân sự của nhân dân ba nước Đông Dương đã đẩy Mĩ -ngụy vào thế bị động, bế tắc cả về chiến lược, chiến thuật, chiến dịch, làm rung chuyển hệ thống phòng ngự từ xa của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh".

Ngược lại, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang và thắng lợi quân sự cổ vũ, ở hầu khắp các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven đô thị, quần chúng nhân dân nổi dậy chống ác ôn, phá thế kìm kẹp, giành quyền làm chủ. Nhiều ấp chiến lược bị san bằng, chương trình "bình định" nông thôn bị giáng một đòn nặng nề.

Ở các đô thị, đông đảo công nhân, học sinh, sinh viên, trí thức, Phật tử, các tầng lớp lao động tổ chức bãi công, bãi khoá, mít tinh, biểu tình, hội thảo, đưa đơn kiến nghị đòi các quyền dân sinh, dân chủ, đòi hoà bình, đòi Mĩ rút về nước... Phong trào nổ ra liên tục và rầm rộ nhất là ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, những nơi có lực lượng học sinh, sinh viên khá đông đảo và thường là "ngòi nổ" cho phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân. Từ trong phong trào đấu tranh, họ cất cao tiếng hát"Xuống

đường... ", "Dậy mà đi... "; đi vào các ngõ phố, ra ngoài đồng ruộng, gặp gỡ và nói cho đồng bào nghe những thủ đoạn lừa bịp của Mĩ - ngụy, đồng thời nghe đồng bào kể tội ác của Mĩ - ngụy đối với đồng bào. Nhiều học sinh, sinh viên tự nguyện xếp bút nghiên, lên đường ra mặt trận chiến đấu chống bè lũ cướp nước và bán nước.

Cùng với thắng lợi về quân sự, nhân dân ta còn giành được thắng lợi to lớn trên mặt trận chính trị, ngoại giao.

Đáp ứng yêu cầu cấp bách của cách mạng miền Nam, Đại hội quốc dân gồm đại biểu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam cùng đại biểu các lực lượng yêu nước khác ở miền Nam được triệu lập (từ ngày 6 đến ngày 8-6-1969). Đại

hội long trọng tuyên bố thành lập chế độ Cộng hoà miền Nam Việt Nam, đề ra những quy định lớn về đường lối đối ngoại và về cơ cấu tổ chức. Đại hội bầu ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam do Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, Bác sĩ Phùng Văn Cung, Giáo sư Nguyễn Văn Kiết, ông Nguyễn Đoá - một nhân sĩ trí thức - làm Phó Chủ tịch; Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch Luật sư Trịnh Đình Thảo làm Phó Chủ tịch. .

Việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của cách mạng miền Nam, biểu hiện ý chí của nhân dân miền Nam, thực hiện quyền làm chủ của mình. Sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đánh dấu một bước hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng của nhân dân miền Nam.

Ngay sau khi ra đời (6-1969), Chính phủ cách mạng đã được 23 nước trên thế giới công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.

Ngày 10-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời đề ra chương trình hành động, gồm các chính sách lớn về vấn đề đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mĩ; hoà hợp dân tộc; khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá; bảo đảm các quyền tự do dân chủ, trong đó có chính sách về ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu "Người cày có ruộng". Tính đến đầu năm 1971, chính quyền cách mạng đã cấp 1,6 triệu hécta ruộng đất cho nông dân. Nếu tính cả số ruộng đất được chia trong kháng chiến chống Pháp bị cướp đi, nay giành lại được, thì tổng số ruộng đất do nông dân làm chủ là 2,1 triệu hécta trong tổng số 3,5 triệu hécta đất canh tác trên toàn miền Nam.

Cùng thời gian trên, vùng giải phóng được mở rộng thêm 3.600 ấp với khoảng 3 triệu dân. Bốn Ban đại diện của Chính

Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Uỷ ban nhân dân cách mạng được thành lập ở tất cả 44 tỉnh, 6 thành phố, 182 huyện và hơn 1.500 xã. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ , khối liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương được hình thành và ngày càng bền chặt.

Ngay từ đầu năm 1965, trước hành động leo thang mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ, từ ngày 1 đến ngày 9-3- 1965, tại Phnôm Pênh đã diễn ra cuộc Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương (l). Hội nghị nhấn mạnh "sự cần thiết phải củng cố tình đoàn kết chân thành và bền vững của các dân tộc

Đông Dương" trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là đế quốc Mĩ xâm lược.

Đầu năm 1970, đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh xâm lược Campuchia, đẩy mạnh "chiến tranh đặc biệt" ở Lào. Bằng những (l) Hội nghị có sự tham gia của Đoàn đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Cộng đồng xã hội bình dân Campuchia, Neo Lào Hắc Xạt, lực lượng trung lập yêu nước Lào và các đoàn thể, tổ chức thuộc ba nước hành động ấy , đế quốc Mĩ muốn tạo điều kiện thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", đồng thời liên kết ngụy quyền Sài Gòn, Phnôm Pênh, Viên Chăn thành một trục tay sai đắc lực để chia cắt, cô lập bóp nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Tình hình đó đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải tăng cường khối đoàn kết chiến đấu ba dân tộc Đông Dương. Đáp ứng yêu cầu ấy, Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương gồm những người đứng đầu của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia được triệu tập trong 2 ngày (24 - 25-4-1970). Hội nghị ra bản Tuyên bố chung có tính chất cương lĩnh đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương, đồng thời cũng là hiến chương về mối quan hệ giữa nhân dân ba nước láng giềng cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung.

Thắng lợi của Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước đánh dấu bước phát triển mới rất quan trọng của mối tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Đó cũng là một đòn giáng mạnh vào chiến lược "Đông Dương hoá chiến tranh" của đế quốc Mĩ . Trong thời kì đấu tranh chống chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", nhân dân ta cũng luôn luôn nhận được những tình cảm đặc biệt của bạn bè trên thế giới. Cả loài người tiến bộ, trong đó có nhân dân tiến bộ Mĩ ĩ đều công phẫn lên án chính quyền Ních ơn, kiên quyết đòi chúng chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút toàn bộ quân Mĩ về nước. .Trong bối cảnh đó, Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân châu â đoàn kết với nhân dân Việt Nam họp tại Phari(27-7-1972). Tham dự Hội nghị có 27 đoàn đại biểu, gồm các đoàn đại biểu các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu, các đoàn đại biểu các đảng cộng sản và công nhân các nước Tây âu và Bắc âÂ. Hội nghị đã thông qua một bản tuyên bố quan trọng về vấn đề Việt Nam: "Ngày nay, không có một nhiệm vụ nào cao quý hơn và cấp bách hơn là ủng hộ nhân dân các nước Việt Nam, Lào, Campuchia và tố cáo những tội ác chiến tranh của Mĩ ở Đông Dương".

Tiếp theo Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân châu Âu đoàn kết với nhân dân Việt Nam, từ ngày 10-8-1972, Hột nghị Bộ trưởng Ngoại giao 59 nước không liên kết cũng được triệu tập tại Gióocgiơtao (thủ đô Cộng hoà Guyanna). Hội nghị long trọng công nhận địa vị hợp pháp của đại diện Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và đại diện Chính phủ Vương quốc Campuchia trong đại gia đình các nước không liên kết; đồng thời không công nhận đại diện của ngụy quyền Sài Gòn và ngụy quyền Phnôm Pênh.

Những thắng lợi quân sự và chính trị trên đây, nhất là thắng lợi trên chiến trường Campuchia và Đường 9 - Nam Lào đã tạo nên một sự thay đổi cục diện có lợi cho ta.

Tháng 5-1971, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp để đánh giá tình hình, phán đoán âm mưu của địch và xác định thời cơ

chiến lược Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ cần kíp của quân và dân ta là: "Kịp thời nắm lấy thời cơ lớn, trên cơ sở phương châm chiến lược đánh lâu dài, đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị và ngoại giao, phát triển thế chiến lược tiến công mới trên toàn chiến trường miền Nam và trên cả chiến trường Đông Dương, đánh bại chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh của Mĩ, đánh bại một bước quan trọng kế hoạch xâm lược của chúng ở Campuchia và Lào, giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị, kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến trong trường hợp chiến tranh còn kéo dài" 1.

Bước vào mùa xuân năm 1972, Mĩ - ngụy biết ta sẽ tiến công lớn nhưng không dự đoán nổi thời điểm, phương hướng chủ yếu, quy mô, cường độ cuộc tiến công.

Chính vào lúc địch sơ hở do phán đoán sai thời gian và chờ đợi kéo dài, trưa ngày 30-3-1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam nhằm tiêu diệt bộ phận lớn lực lượng địch, mở rộng vùng giải phóng, góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng, thay đổi cục diện chiến trường miền Nam. Trong cuộc tiến cộng chiến lược này, ta chủ trương kết hợp ba

Một phần của tài liệu CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤUCHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC (1965 - 1973) (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)