LỜI KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP VLXD VÀ XÂY LẮP SỐ 5 TRONG GIAI ĐOẠN 2010 (Trang 26 - 28)

Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đưa sản phẩm từ giai đoạn sản xuất sang giai đoạn lưu thông trên thị trường và tới tay khách hàng. Tiêu thụ tốt sẽ có tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nó giúp tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hợp lý

nguồn vốn, quay vòng vốn nhanh, tạo ra doanh thu lớn và lợi nhuận cao. Tiêu thụ tốt thì công ty có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh, nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường, làm không tốt công ty dần mất đi thị trường của mình, mất đi thị phần và dần bị đào thải. Để thực hiện tốt việc tiêu thụ nó là cả một quá trình, sự sáng tạo, nỗ lực và cố gắng không chỉ của riêng đội ngũ lãnh đạo trong công ty, mà là cả một tập thể cán bộ công nhân viên. Vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm cần được quan tâm thường xuyên.

Qua quá trình phân tích số liệu kinh doanh của công ty cùng với quá trình thực tập tại công ty kết hợp với những kiến thức đã học tại trường Đại học kinh tế Quốc dân, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách tiêu thụ của công ty. Đồng thời cũng đưa ra một số hạn chế, khó khăn mà công ty đang gặp phải tạo tiền đề cho việc hình thành một chiến lược tiêu thụ hiệu quả cho công ty. Do hiểu biết còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài viết của em còn có nhiều hạn chế, sự phân tích đánh giá của đề tài chưa thực sự sâu sắc, các giải pháp chưa thật đầy đủ và hoàn thiện. Qua bài viết này em hy vọng phần nào giúp ích được cho công ty trong việc mở rộng thị trường trong thời gian tới.

Qua chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Phúc cũng như sự giúp đỡ từ các cán bộ, nhân viên trong công ty CP VLXD và xây lắp số 5 đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn !

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

1. Chức năng, nhiệm vụ, và quyền hạn của bộ máy quản trị của công ty

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty, thường niên một năm họp một lần và họp bất thường khi có những việc cần thiết

đột xuất xảy ra. Thành viên của đại hội đồng cổ đông bao gồm những người đóng góp cổ phần cho công ty.

Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhiệm kỳ năm năm; là cơ quan quản trị công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc quyền của đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của công ty; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội dung bộ công ty, Báo các trước HĐCĐ thường niên hàng năm tính chính xác, trung thực, hợp pháp về công tác tài chính của công ty.

Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về mọi hoạt động hàng ngày của công ty. Giúp việc cho giám độc là ba phó giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ, nhân viên 3 phòng nghiệp vụ.

Đứng đầu công ty là giám đốc chịu trách nhiệm chung về quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo giám sát 3 phòng ban: Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch, vật tư, kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính, lao động tiền lương. Dưới giám đốc có 4 phó giám đốc giúp việc tham mưu điều hành công ty bao gồm: Phó giám đốc quản lý phân xưởng đá phụ gia và đá xây dựng, phó giám đốc quản lý nhà máy gạch Tam Điệp, phó giám đốc quản lý nhà máy gạch Hà Bắc và phó giám đốc phụ trách nhà máy gạch Cầu rào.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP VLXD VÀ XÂY LẮP SỐ 5 TRONG GIAI ĐOẠN 2010 (Trang 26 - 28)